Bài 5. Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn

Chia sẻ bởi Đinh Bá Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 23- Ngày soạn: 2/10/2006
Hoàng Lê nhất thống chí
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả(SGK)
2/Tác phẩm: Tình hình Việt Nam 30 năm cuối thế kỷ XVIII từ khi Trịnh Sâm chết (1782) đến đầu thế kỷ XIX, khi Gia Long Nguyễn ánh đánh bại nhà tây Sơn thống nhất đát nước(1802) Hồi thứ 14 kể chuyện QTNH đại phá quân Thanh.
3/Đọc- kể tóm tắt:
Kể ngắn gọn theo trình tự diễn biến sự kiện, chỉ nhanh trên bản đồ con đường hành quân thần tốc, những trận đánh then chốt mà quân Tây sơn đã chiến thắng: Phú Xuân, Nghệ an.
4/Từ khó: SGK
5/Thể loại: tiểu thuyết lịch sử chương hồi.
Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm?
Chí: thể văn vừa có tính văn học vừa có tính lịch sử.
Phương thức biểu đạt của văn bản hồi thứ 14:
Tự sự
6/Bố cục:
A .Năm mậu thân( 1788)Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi cầm quân đánh giặc.
B/.kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
C.Sự thảm bại của bè lũ xâm lược.
Có thể tóm tắt hồi 14 như thế nào?
Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp, Quang trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đóc xuất đại binh nhằm nagỳ 25 tháng chạp tiến quân ra bắc. Dọc đường vua cho kén thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo,chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30tháng chạp hẹn mùng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Đội quân Quang Trung đánh đâu thắng đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày 3 tết, ông tiến quân vào Thăng Long, Tương nhà Thanh vội vã tháo chạy. Vua Lê cùng gia quyến trốn theo.

Tiết 24 Ngày soạn: 2/10/2006
Hoàng lê nhất thống chí
Hồi thứ mười bốn
II/Tìm hiểu chi tiết
1/Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ tiến quân ra bắc.
Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì?Ông đã làm được những gì?
Giận dữ, định thân chinh cầm quân đi ngay để đánh đuổi chúng.
Nghe lời quần thần lên ngôi hoàng đế để cố kết lòng người..
Đốc đại quân ra bắc..
Tổ chức hành quân thần tốc( 2 người khiêng võng 1 người..)
Tranh thủ ý kiến cao nhân La Sơn phu tử..
Tuyển binh, duyệt binh..
Phủ dụ tướng sỹ, hoạch định kế hoạch hành quân đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Một con người rất mạnh mẽ và quyết đoán. Một người chỉ huy quân sự cực kỳ sắc sảo, nhà chính trị có nhãn quan sắc bén, tự tin.


Lời phủ dụ quân lính lúc duyệt binh, với Sở, Lân, Ngô thì Nhậm, cuộc trò chuyện với La Sơn Phu tử chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì?
Nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình, biết người, sâu sắc và tâm lý, ân uy gồm đủ.
Lời phủ dụ.Lời lẽ giản dị dễ hiểu, nhà vua khẳng định độc lập, chủ quyền đất nước độc lập tự chủ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ đời Hán đến nay, từ hai bà Trưng đến Lê Thái Tổ, vạch trần dã tâm của giặc, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, đề ra kỷ luật nghiêm minh.
Như lời hịch ngắn gọn mà hào hùng, kích động tâm can quân lính, làm cho họ thêm phấn khích, tự hào và sẵn sàng quyết tâm chiến đấu dưới cờ của nhà vua đánh đuổi quân xâm lược.
Xử tội Sở, Lân và N T Nhậm, chứng tỏ ông là nhà lãnh đạo tối cao rất hiểu sở trường, sở đoản của thuộc hạ, độ lượng, công minh, khen chê đúng người, đúng việc.
Qua lời nói với Nguyễn Thiếp, Sở, Lân, ta thấy ý chí quyết thắng và tầm nhìn của vua thật là xa rộng. Ông luôn tự tin ở bản thân, ở các tướng sỹ của mình.Ông đã thấy ngay chiến thắng từ lúc khởi binh, tính đến cả việc hậu chiến: hoà hảo với nhà Thanh, nuôi dưỡng lực lượng.
Qua đó ta hiểu Quang Trung là một vị vua như thế nào?
Một vị vua yêu nước, sáng suốt và có tài cầm quân
2/Quang Trung đại phá quân Thanh
Nếu hình dung cuộc tiến quân của QT vào Thăng Long bằng một sơ đồ ghi những trận thắng lớn thì sơ đồ đó sẽ như thế nào?
Phú Xuyên
Hạ Hồi
Ngọc Hồi
Thăng Long
Tóm tắt 2 trận đánh ở Phú Xuyên và Ngọc Hồi?
Trận Phú Xuyên: Vừa thấy bóng quân Tây Sơn, bọn nghĩa binh trấn thủ ở đó cùng quân Thanh đã tan vỡ chạy hết.
Trận Hạ Hồi: Nửa đêm quân Tây Sơn bí mật vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran khiến quân địch trong đồn sợ hãi xin hàng.
Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang Trung trong hai trận này?
Bí mật, bất ngờ, đảm bảo thắng lợi mà không gây thương vong.
Trận đánh ở Ngọc Hồi diễn ra như thế nào?Mũi chính, mũi phụ, cách đánh, kết quả?
Cách đánh ở Ngọc Hồi:
Mũi tấn công chính do vua đốc thúc, dùng ván ghép che trước, quân lính theo sau, đánh giáp lá cà.
Các mũi phụ bao vây đường rút của quân Thanh, cho voi giày đạp.
Trận đánh Ngọc Hồi tỏ rõ sức mạnh toàn diện của quân Tây Sơn như thế nào?
Đánh công phu nhất, dùng nhiều cách đánh táo bạo và quyết liệt, ( Vũ khí khiên mộc giản đơn mà lợi hại, kẻ thù không sao lường hết)
không cho kẻ thù có đường sống; thắng giòn giã nhất.
Kết quả: Quân Thanh bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thái thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết.
Các trận đánh ấy khẳng định tài năng quân sự nào của Quang Trung?
Tài mưu lược của người cầm quân: Bí mật, bất ngờ, vừa mềm mại, vừa quyết liệt đảm bảo thắng lợi mà không hao binh tổn tướng.
Tính lịch sử đan xen tính chất văn học của thể chí được bộc lộ trong văn bản như thế nào?
Ghi chép xác thực diễn biến các trận đánh từ thời gian, tên đất, tên người đã đảm bảo tính khách quan lịch sử.
Các chi tiết của trận đánh được kể và tả khá sinh động; Quân Tây Sơn thừa thé chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
3/Số phận tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiệu Thống
Cuộc sống của các tướng lĩnh nhà Thanh và Lê Chiêu Thống ở Thăng Long diễn ra như thế nào?
Trong ngày tết, chỉ chăm chú vào việc yên tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc..
Điều này có dự báo trước điều gì?
Sẽ phải chịu thảm bại trước quân Tây Sơn.
Trong số các chi tiết kể về cuộc tháo chạy của tướng lĩnh nhà Thanh, em thấy chi tiết nào hài hước nhất? Vì sao? Chi tiết nào bi thảm nhất? Vì sao bị thảm bại như vậy?


Chi tiết hài hước:
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, chuồn trước qua cầu phao.
Vì làm tướng, không đánh nổi một trận, chỉ một nước chuồn.
Chi tiết thảm hại nhất: Quân sỹ tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau mà rơi xuống chết rất nhiều, sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được.
Vì chủ quan khinh địch;
Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa..
Quân Tây sơn quá hùng mạnh.
Vua tôi nhà Lê hành động gì khi nghe tin đồn Ngọc Hồi thất thủ?
Vội vã rời cung điện để chạy trốn;
Cái cách rời bỏ ngai vàng của vua có gì đặc biệt?
Gấp rút chạy, cướp thuyền đánh cá để chạy.
Cùng chạy với quân Thanh đang tháo chạy gấp về nước.
Luôn mấy ngày không ăn, không nghỉ.




Đó là hài kịch hay bi kịch?
Đó là hài kịch vì nó trái với điều kiện bình thường, vua không còn ra vua mà thành kẻ cướp đường.
Em bình luận về việc này như thế nào?(Số phận của kẻ bán nước )
Không thể có số phận nào khác.
Theo em tại sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết hay như vậy về Nguyễn Huệ?
Vì họ là người trong cuộc.
Vì Nguyễn Huệ đủ phẩm chất và công lao của một vị anh hùng dân tộc, không ai có thể phủ nhận.
Vì họ là nhà sử học có ý thức dân tộc và vì lòng yêu nước chân chính.
Theo em có thể gọi HLNTC là tiểu thuuết lịch sử vì những lý do nào sau đây?
Truyện liên quan đến sự thật lịch sử.
Sự thật lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết.
Vì các nhân vật lịch sử nổi lên trong tác phẩm như những hình tượng văn học sinh động.






Bài học đến đây là hết- chào tạm biệt!


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Bá Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)