Bài 5. Đoạn mạch song song

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Đoạn mạch song song thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

MỤC TIÊU BÀI DẠY
Làm cho học sinh nắm được về cường độ dòng điện , hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song
Học sinh có kĩ năng sử dụng thí nghiệm để kiểm tra điện trở tương đương và vận dụng kiến thức để giải bài tập
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực quan sát , phân tích , tổng hợp .

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Học sinh ôn về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song ở lớp 7
Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm : 1 nguồn , 3 điện trở , am pe kế , 1 vôn kế , 1 khoá K
Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 bảng để ghi các số liệu về điện trở tương đương khi làm thí nghiệm
Kiểm tra bài cũ
HS 1 : Phát biểu các kết luận về đoạn mạch mắc nối tiếp ?
HS 2 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 12 Ω, R2 = 18 Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 15 V . Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2
HS 3 : Nêu hệ thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song ở lớp 7 ?
Nhớ lại kiến thức lớp 7
Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua mạch rẽ : I = I1 + I2
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ : U = U1 = U2
Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
GV giới thiệu sơ đồ mạch điện và học sinh trả lời câu hỏi C1
Kiểm tra các hệ thức ở lớp 7 có còn đúng với hai điện trở mắc song song không ?
Hiệu điện thế giữa hai đàu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mạch rẽ : U = U1 = U2
Cường độ dòng điệnchạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua mạch rẽ : I = I1 + I2
Chứng minh rằng
Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song , cường độ dòng điện chạy qua tỉ lệ nghịch với điện trở đó .
Thật vậy ta có U1 = I1. R1 ; U2 = I2 . R2
Mà U1 = U2 cho nên I1. R1 = I2 . R2
Do đó suy ra
Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
R1 , R2 mắc song song thì


Ta có I = I1 + I2 ; mà
Cho nên


Vì U = U1 = U2 , chia hai vế cho U ta được :


Thí nghiệm kiểm tra
Hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R1 = 12 Ω , R2 = 8 Ω mắc song như hình sau . Ghi các số liệu khi tiến hành thì nghiệm vào bảng kẻ sẵn







Kết luận :
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo của từng điện trở thành phần
Người ta thường mắc song song vào mạch điện các dụng cụ điện có cùng hiệu điện thế định mức . Khi hiệu điện thế của mạch bằng hiệu điện thế định mức thì các dụng cụ này đều hoạ động bình thường và có thể sử dụng độc lập với nhau .
Ghi nhớ : Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở song song
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I = I1 + I2
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ : U = U1 = U2
Điện trở tương đương được tính bằng công thức :




Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó :

Bài C4: Trong phòng học đang sử dụng một đèn dây tóc và 1 quạt trần có cùng hiệu điện thế định mức 220 V . Hiệu điện thế nguồn là 220 V. Mỗi đồ dùng đó đều có công tắc riêng và cầu chì bảo vệ riêng .
+ Quạt và đèn đó được mắc như thế nào vào nguồn để chúng hoạt động bình thường ?
+ Vẽ sơ đồ mạch điện
+ Nếu đèn không hoạt động thì quạt có hoạt động không ? Vì sao ?
Đèn và quạt được mắc song song vào nguồn điện 220 V
Quạt hoạt động bình thường vì mạch điện của quạt vẫn là mạch kín .
Hướng dẫn về nhà
- Học phần ghi nhớ
- Làm các bài tập C5 và SBT vật lý .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)