Bài 5. Các nước Đông Nam Á
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Các nước Đông Nam Á thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á X - XIX
Chương I
Sơ lược về Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
1.2. Lịch sử Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
1.2.1.Từ thời nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc
1.2.3.Giai đoạn suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (X – XV)
Anh (chị) hãy phân kỳ lịch sử
Đông Nam Á X – XV
và giải thích lý do phân kỳ như vậy?
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (X – XV)
Chia làm hai giai đoạn nhỏ:
+ X - XIII: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước đầu xác lập và phát triển
+ XIII - XV: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh đạt
1.2.2.1. Đông Nam Á X – XIII
- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Thế kỷ X, Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ và nền văn minh Đại Việt.
+ Champa dưới triều đại Vijaya phát triển thịnh đạt với sự giàu có của nền kinh tế và sự tăng cường quyền lực của vương quyền.
+ Từ thế kỉ IX, Cam-pu-chia bắt đầu bước vào thời kỳ Ăng-co (Angkor) huy hoàng, đặc biệt dưới thời Giay-a-vác-man (Jayavarman) VII (1181-1201).
Dựa vào đâu, các anh (chị)
biết được Lịch sử Campuchia
thời kỳ Angkor ?
+ Khai quật khảo cổ, phục dựng lại và điều tra.
+ Các bản chạm khắc trên bia và trên đá ở các đền ghi chép lại những chiến công chính trị và tôn giáo của các triều hoàng đế.
+ Các bức phù điêu trên các bức tường của các đền đài miêu tả các cuộc hành quân, cuộc sống ở trong cung, các cảnh chợ búa và các cảnh sinh hoạt thường ngày của dân chúng.
+ Các ghi chép còn lưu lại được của các sứ thần, nhà buôn và những người lữ hành Trung Hoa xưa.
Một bức phù điêu tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Champa.
Chu Đạt Quan đã miêu tả trong sách “Chân Lạp phong thổ ký” về cuộc sống ở Angkor vào năm 1926 như sau:
Cửa thành do binh lính canh gác, trừ chó và tội phạm ra, bất kỳ ai cũng được ra vào tự do. Các vương công quý tộc đều ở trong những ngôi nhà tròn lớp ngói, tất cả đều hướng về mặt trời mọc, còn nô bộc thì bận bịu với công việc ở tầng dưới.
Quốc vương ở ngôi bậc tôn quý, ông ta mặc quần áo bằng đoạn lộng lẫy xa hoa, trên đầu đội mũ vàng, có lúc đội mũ hoa có đeo hoa nhài hoặc các loài hoa khác tết thành, trên người có đeo các đồ quý, chân châu, vòng tay, đá quý, nhẫn vàng…. Khi các sứ thần hoặc bách tính muốn nhìn thấy quốc vương, thì mỗi ngày hai lần ngồi chờ trên đất. Trong tiếng nhạc rộn rã một chiếc xe màu vàng đưa quốc vương đến, lúc này có tiếng tù và vang lên, tất cả các quan lại chắp tay cúi đầu, đợi khi quốc vương ngồi yên trên vật báu truyền thế của quốc gia một tấm da sư tử, tiếng tù và dừng. Mọi người mới ngẩng đầu chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của quốc vương, và tấu trình các báo cáo.
Nêu những hiểu biết của anh (chị)
về Vua Jayavarman VII?
Vua Jayavarman VII (1181-1201) là
một trong những vị vua xuất sắc và
nổi tiếng nhất của thời kỳ văn minh
Angkor. Năm 1181, ông đã đánh đuổi quân Champa khỏi đất Campuchia. Sau đó, Jayavarman VII lên ngôi, lấy Phật giáo làm quốc đạo. Jayavarman VII đã xây dựng rất nhiều công trình bao gồm Bayon nổi tiếng với tượng mặt người khổng lồ, kinh đô Angkor Thom và hàng trăm đền đài khác. Ông đã cho xây dựng 120 bệnh viện, mở rộng hệ thống đường giao thông và lập 121 nhà nghỉ chân có bếp lửa cho lữ khách trên khắp lãnh thổ.
Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Campuchia thời Angkor?
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói “Đông Nam Á dưới bóng Angkor”?
Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi (Irawadi), từ thế kỉ IX người Miến lập nên vương quốc Pa-gan. Vua Anoratha (1044 - 1077) là một trong những vị vua nổi tiếng trong lịch sử Myanmar. Năm 1057, vua Anoratha đem quân chinh phục Pegu, Thaton cùng nhiều quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kỳ phát triển của vương quốc Pagan hùng mạnh. Vua Anoratha đã phát triển Phật giáo Tiểu thừa ở Pagan, xây dựng nhiều chùa, tháp khắp đất nước. Phật giáo vương triều Pagan đã trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo lúc bấy giờ.
Erlangga (991 - 1049), vua Mataram (1019 - 1049), là người đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước, phát triển kinh tế và văn hoá dân tộc. Erlangga thống nhất hai đảo Java và Sumatra, đồng thời lập quan hệ hòa hiếu với Sri Vijaya. Dưới thời Erlangga, bộ luật cổ Java được xây dựng và một số phóng tác theo sử thi Ấn Độ cũng đã ra đời. Nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau được truyền bá, tuy nhà vua tự coi là hoá thân của Visnu (Vishnu). Việc buôn bán được mở rộng, đến cả Ấn Độ và lục địa Đông Nam Á.
Srivijaya (VIII – XIII) có phạm vi thống trị khắp đảo Sumatra, bán đảo Malaya. Nằm trên một địa bàn trù phú và làm chủ được eo biển Sunda, Srivijaya có điều kiện để phát triển nhanh chóng và trở thành một quốc gia hùng mạnh, một trung tâm kinh tế quan trọng khu vực Đông Nam Á.
- Về sự giàu có về sản vật, và quan hệ buôn bán rộng rãi với nước ngoài của Srivijaya, các tài liệu đương thời cho biết:
+ Tống thư viết "...vương quốc này có tới 15 nước chư hầu, người dân không nộp thuế thì bị hình phạt; trong nước chưa có tiền mà dùng vàng bạc để trao đổi mua bán. Sumatra nổi tiếng là có nhiều vàng,bạc và đồ gia vị, nên nó còn được gọi là đảo vàng (Suvarnadvipa)..."
+ Một thương nhân người Ba Tư viết năm 916: "...những vùng lãnh thổ của nó sản xuất ra long não, dầu tẩy lô hội, đinh hương, gỗ trầm hương, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, cây tiêu thuốc và nhiều thứ khác nữa..."
+ Một thương nhân người Ả Rập tên Mas`udi viết vào năm 955 đã chỉ rõ "...việc bảo vệ địa vị đặc quyền đặc lợi như Srivijaya đòi hỏi phải luôn dùng đến vũ lực để nắm độc quyền thương mại rộng lớn và cần phải khuất phục hoặc vô hiệu hóa các đối thủ..."
1.2.2.2. Đông Nam Á XIII – XVI
- Thế kỉ XIII, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị quân Nguyên liên tiếp mở các cuộc tấn công, quân Nguyên ba lần tấn công Đại Việt, năm lần đánh vào Mi-an-ma, đánh xuống Cham-pa, Cam-pu-chia và Giava.
Đại Việt
Champa
Miến Điện
Ja va
Campuchia
Nhà Nguyên
Sông Me kong
- Năm 1238, một bộ phận người Thái đã lập nên vương quốc Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan).
- Một nhánh khác sống quần tụ ở hạ lưu sông Mê Nam, lập vương quốc Lopburi mà thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước La Hộc.
- Năm 1292, bộ lạc người Thái ở Chiềng Ray đã tấn công để xâm chiếm Vương quốc Haripungiaya của người Môn, lập ra Vương quốc Lan Na với kinh đô ở Chiêng Mai (“kinh đô mới”).
Năm 1347, vương quốc Ayuthaya được thành lập. Năm 1349, Ayuthaya đem quân uy hiếp và bắt Sukhothai thần phục. Ayuthaya là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của chế độ phong kiến Thái. Gần biển, nằm trên đường giao thương giữa Ấn Độ và Trung Hoa và giữa một đồng bằng phì nhiêu nên Ayuthaya phát triển mạnh về nông nghiệp và thương mại. Ảnh hưởng của Ayuathaya đã từng bao trùm cả Angkor, Miến Điện.
Một bộ phận người Thái đến trung lưu sông Mê Công hòa nhập với cư dân bản địa lập nên vương quốc Lan Xang (1353). Vua Phà-ngừm đã thống nhất các Tiểu vương quốc thành Vương quốc Lạn-xạng (Triệu voi) bao gồm diện tích hiện nay và vùng I-xản (18 tỉnh Đông Bắc Thái Lan) cùng một phần tỉnh Stung-treng (Đông Bắc Campuchia). Vua Phà-ngừm đã xây dựng chế độ phong kiến tập trung, đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào.
Majapahit được thành lập sau khi chiến thắng quân Mông Cổ. Thời vua Hayam Vuruc (Hayam Wuruk) (1350 - 1389), Majapahit phát triển cực thịnh. Lãnh thổ Majapahit bao gồm các đảo Java, Bali, nam đảo Borneo, phần lớn đảo Sumatra và một phần phía nam của bán đảo Mã Lai.
Theo cuốn Nagarakitagama - bộ sử thi nổi tiếng và là một nguồn sử liệu quý về tình hình nội trị và ngoại giao của Majapahit do nhà thơ, nhà sử học Prapancha biên soạn ở thế kỷ XIV thì:
+ Bộ máy hành chính trong nước ở thời kỳ này gồm vua, một tể tướng, bốn thượng thư cùng một đội ngũ các quan chức giúp vua cai trị.
+ Majapahit có các mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và các vương quốc Đông Nam Á khác như: Ayuthaya của người Thái, Khmer của người Khmer, Champa của người Chăm và Đại Việt của người Việt thông qua các đoàn sứ thần thường xuyên đến các quốc gia này.
Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Kinh tế: phát triển, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Chính trị: hình thành những vương quốc lớn, hùng mạnh, tiêu biểu như Angkor ở Đông Nam Á lục địa và Mojopahit ở Đông Nam Á hải đảo; đứng vững trước làn sóng xâm lăng của quân Mông Cổ.
+ Văn hóa: sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Angkor Wat
Đền Bayon – nụ cười bí ẩn
Buddha, Angkor Thom
Thạt Luổng
Tháp Pôklông Garai (Tháp Chàm Phan Rang)
1.2.3. Giai đoạn suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á (XVI – XIX)
- Diễn ra không đồng đều về mặt thời gian ở các quốc gia.
Biểu hiện suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân khó khăn
+ Chính trị thiếu ổn định, phân tán, xung đột cát cứ, mất dần những lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài và cả lãnh thổ quốc gia.
Sau thời kỳ cực thịnh, đế quốc Campuchia bắt đầu suy yếu. Năm 1220, Chân Lạp cho lui quân khỏi Champa mà không có bất kỳ sự đấu tranh hay biến động nào từ Champa. Sau đó, trước sự bành trướng của Ayuthaya, Angkor liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Campuchia phải chuyển kinh đô từ Angkor về Phnompenh (1434), Lovek (1529), sau đó là Udong (1620).
Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, Campuchia trở nên suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ XVII dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đất đó vào năm 1757. Ở phía tây, người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ.
Từ năm 1551, người Miến Điện thành lập triều đại Toungoo, sau đó đánh bại các tiểu quốc của người Shan, Môn và buộc các bộ tộc này phải chấp nhận quyền hành của triều đình Miến. Miến Điện tuy thống nhất nhưng gần như vẫn luôn luôn nằm trong tình trạng chiến tranh giữa chính quyền trung ương với các thành phần ly khai và với vương quốc láng giềng Ayuthaya.
Năm 1752, triều đại Toungoo bị người Môn lật đổ. Alaung Paya đánh bại người Môn lập triều đại mới là Konbaung. Từ 1766 tới 1770 quân Trung Hoa bốn lần tràn sang Miến Điện nhưng lần nào cũng bị thất bại. Vương triều này tồn tại tới cuối thế kỷ XIX thì bị đế quốc Anh tiêu diệt cùng với sự chiếm đóng toàn thể lãnh thổ Miến Điện.
Các vương quốc liên tục xung đột để khẳng định vị trí của mình trong khi bản thân nó đã suy thoái, như chiến tranh giữa Lan Xang - Ayuthaya - Miến Điện (Vương quốc Lan Xang bị Miến Điện xâm lược 3 lần (1559 - 1571), bị Xiêm thống trị (1779); Ayuthaya sụp đổ năm 1767 khi Miến Điện tấn công, đốt phá kinh đô, sau đó được khôi phục với tên gọi là Vương quốc Xiêm)…
Mâu thuẫn xã hội trong mỗi quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Ở một số nước, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra như ở Đại Việt. Ở một số nước khác, các phe phái phong kiến luôn lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau, dẫn tới sự phân tán, cát cứ và xung đột, như vương quốc Majapahit bị phân liệt thành chục tiểu quốc Hồi giáo.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Chế độ phong kiến đã lỗi thời.
+ Chính quyền lao vào các cuộc chiến tranh hao người tốn của để mở rộng lãnh thổ.
+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á.
Nguyên nhân của sự suy thoái bắt nguồn từ trong lòng chế độ phong kiến mỗi quốc gia.
Nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế của đất nước - nhất là công việc thuỷ lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ và quyền lực của mình.
Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như chiến tranh liên miên dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được góp phần đưa đến sự suy yếu của các quốc gia phong kiến.
Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái, trải qua một quá trình mà mỗi vương triều đã tận dụng các tiềm năng trong xã hội của mình, nhưng lại không đủ sức thực hiện những đòi hỏi thay đổi nền kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng, có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự sụp đổ của các quốc gia phong kiến trong khu vực.
NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á X - XIX
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á X - XIX
Chương I
Sơ lược về Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
1.2. Lịch sử Đông Nam Á từ tiền sử đến trước chủ nghĩa thực dân
1.2.1.Từ thời nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc
1.2.3.Giai đoạn suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (X – XV)
Anh (chị) hãy phân kỳ lịch sử
Đông Nam Á X – XV
và giải thích lý do phân kỳ như vậy?
1.2.2.Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc dân tộc (X – XV)
Chia làm hai giai đoạn nhỏ:
+ X - XIII: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước đầu xác lập và phát triển
+ XIII - XV: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh đạt
1.2.2.1. Đông Nam Á X – XIII
- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ Thế kỷ X, Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ và nền văn minh Đại Việt.
+ Champa dưới triều đại Vijaya phát triển thịnh đạt với sự giàu có của nền kinh tế và sự tăng cường quyền lực của vương quyền.
+ Từ thế kỉ IX, Cam-pu-chia bắt đầu bước vào thời kỳ Ăng-co (Angkor) huy hoàng, đặc biệt dưới thời Giay-a-vác-man (Jayavarman) VII (1181-1201).
Dựa vào đâu, các anh (chị)
biết được Lịch sử Campuchia
thời kỳ Angkor ?
+ Khai quật khảo cổ, phục dựng lại và điều tra.
+ Các bản chạm khắc trên bia và trên đá ở các đền ghi chép lại những chiến công chính trị và tôn giáo của các triều hoàng đế.
+ Các bức phù điêu trên các bức tường của các đền đài miêu tả các cuộc hành quân, cuộc sống ở trong cung, các cảnh chợ búa và các cảnh sinh hoạt thường ngày của dân chúng.
+ Các ghi chép còn lưu lại được của các sứ thần, nhà buôn và những người lữ hành Trung Hoa xưa.
Một bức phù điêu tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Champa.
Chu Đạt Quan đã miêu tả trong sách “Chân Lạp phong thổ ký” về cuộc sống ở Angkor vào năm 1926 như sau:
Cửa thành do binh lính canh gác, trừ chó và tội phạm ra, bất kỳ ai cũng được ra vào tự do. Các vương công quý tộc đều ở trong những ngôi nhà tròn lớp ngói, tất cả đều hướng về mặt trời mọc, còn nô bộc thì bận bịu với công việc ở tầng dưới.
Quốc vương ở ngôi bậc tôn quý, ông ta mặc quần áo bằng đoạn lộng lẫy xa hoa, trên đầu đội mũ vàng, có lúc đội mũ hoa có đeo hoa nhài hoặc các loài hoa khác tết thành, trên người có đeo các đồ quý, chân châu, vòng tay, đá quý, nhẫn vàng…. Khi các sứ thần hoặc bách tính muốn nhìn thấy quốc vương, thì mỗi ngày hai lần ngồi chờ trên đất. Trong tiếng nhạc rộn rã một chiếc xe màu vàng đưa quốc vương đến, lúc này có tiếng tù và vang lên, tất cả các quan lại chắp tay cúi đầu, đợi khi quốc vương ngồi yên trên vật báu truyền thế của quốc gia một tấm da sư tử, tiếng tù và dừng. Mọi người mới ngẩng đầu chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của quốc vương, và tấu trình các báo cáo.
Nêu những hiểu biết của anh (chị)
về Vua Jayavarman VII?
Vua Jayavarman VII (1181-1201) là
một trong những vị vua xuất sắc và
nổi tiếng nhất của thời kỳ văn minh
Angkor. Năm 1181, ông đã đánh đuổi quân Champa khỏi đất Campuchia. Sau đó, Jayavarman VII lên ngôi, lấy Phật giáo làm quốc đạo. Jayavarman VII đã xây dựng rất nhiều công trình bao gồm Bayon nổi tiếng với tượng mặt người khổng lồ, kinh đô Angkor Thom và hàng trăm đền đài khác. Ông đã cho xây dựng 120 bệnh viện, mở rộng hệ thống đường giao thông và lập 121 nhà nghỉ chân có bếp lửa cho lữ khách trên khắp lãnh thổ.
Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Campuchia thời Angkor?
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói “Đông Nam Á dưới bóng Angkor”?
Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi (Irawadi), từ thế kỉ IX người Miến lập nên vương quốc Pa-gan. Vua Anoratha (1044 - 1077) là một trong những vị vua nổi tiếng trong lịch sử Myanmar. Năm 1057, vua Anoratha đem quân chinh phục Pegu, Thaton cùng nhiều quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kỳ phát triển của vương quốc Pagan hùng mạnh. Vua Anoratha đã phát triển Phật giáo Tiểu thừa ở Pagan, xây dựng nhiều chùa, tháp khắp đất nước. Phật giáo vương triều Pagan đã trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo lúc bấy giờ.
Erlangga (991 - 1049), vua Mataram (1019 - 1049), là người đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước, phát triển kinh tế và văn hoá dân tộc. Erlangga thống nhất hai đảo Java và Sumatra, đồng thời lập quan hệ hòa hiếu với Sri Vijaya. Dưới thời Erlangga, bộ luật cổ Java được xây dựng và một số phóng tác theo sử thi Ấn Độ cũng đã ra đời. Nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau được truyền bá, tuy nhà vua tự coi là hoá thân của Visnu (Vishnu). Việc buôn bán được mở rộng, đến cả Ấn Độ và lục địa Đông Nam Á.
Srivijaya (VIII – XIII) có phạm vi thống trị khắp đảo Sumatra, bán đảo Malaya. Nằm trên một địa bàn trù phú và làm chủ được eo biển Sunda, Srivijaya có điều kiện để phát triển nhanh chóng và trở thành một quốc gia hùng mạnh, một trung tâm kinh tế quan trọng khu vực Đông Nam Á.
- Về sự giàu có về sản vật, và quan hệ buôn bán rộng rãi với nước ngoài của Srivijaya, các tài liệu đương thời cho biết:
+ Tống thư viết "...vương quốc này có tới 15 nước chư hầu, người dân không nộp thuế thì bị hình phạt; trong nước chưa có tiền mà dùng vàng bạc để trao đổi mua bán. Sumatra nổi tiếng là có nhiều vàng,bạc và đồ gia vị, nên nó còn được gọi là đảo vàng (Suvarnadvipa)..."
+ Một thương nhân người Ba Tư viết năm 916: "...những vùng lãnh thổ của nó sản xuất ra long não, dầu tẩy lô hội, đinh hương, gỗ trầm hương, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, cây tiêu thuốc và nhiều thứ khác nữa..."
+ Một thương nhân người Ả Rập tên Mas`udi viết vào năm 955 đã chỉ rõ "...việc bảo vệ địa vị đặc quyền đặc lợi như Srivijaya đòi hỏi phải luôn dùng đến vũ lực để nắm độc quyền thương mại rộng lớn và cần phải khuất phục hoặc vô hiệu hóa các đối thủ..."
1.2.2.2. Đông Nam Á XIII – XVI
- Thế kỉ XIII, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị quân Nguyên liên tiếp mở các cuộc tấn công, quân Nguyên ba lần tấn công Đại Việt, năm lần đánh vào Mi-an-ma, đánh xuống Cham-pa, Cam-pu-chia và Giava.
Đại Việt
Champa
Miến Điện
Ja va
Campuchia
Nhà Nguyên
Sông Me kong
- Năm 1238, một bộ phận người Thái đã lập nên vương quốc Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan).
- Một nhánh khác sống quần tụ ở hạ lưu sông Mê Nam, lập vương quốc Lopburi mà thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước La Hộc.
- Năm 1292, bộ lạc người Thái ở Chiềng Ray đã tấn công để xâm chiếm Vương quốc Haripungiaya của người Môn, lập ra Vương quốc Lan Na với kinh đô ở Chiêng Mai (“kinh đô mới”).
Năm 1347, vương quốc Ayuthaya được thành lập. Năm 1349, Ayuthaya đem quân uy hiếp và bắt Sukhothai thần phục. Ayuthaya là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của chế độ phong kiến Thái. Gần biển, nằm trên đường giao thương giữa Ấn Độ và Trung Hoa và giữa một đồng bằng phì nhiêu nên Ayuthaya phát triển mạnh về nông nghiệp và thương mại. Ảnh hưởng của Ayuathaya đã từng bao trùm cả Angkor, Miến Điện.
Một bộ phận người Thái đến trung lưu sông Mê Công hòa nhập với cư dân bản địa lập nên vương quốc Lan Xang (1353). Vua Phà-ngừm đã thống nhất các Tiểu vương quốc thành Vương quốc Lạn-xạng (Triệu voi) bao gồm diện tích hiện nay và vùng I-xản (18 tỉnh Đông Bắc Thái Lan) cùng một phần tỉnh Stung-treng (Đông Bắc Campuchia). Vua Phà-ngừm đã xây dựng chế độ phong kiến tập trung, đây là thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào.
Majapahit được thành lập sau khi chiến thắng quân Mông Cổ. Thời vua Hayam Vuruc (Hayam Wuruk) (1350 - 1389), Majapahit phát triển cực thịnh. Lãnh thổ Majapahit bao gồm các đảo Java, Bali, nam đảo Borneo, phần lớn đảo Sumatra và một phần phía nam của bán đảo Mã Lai.
Theo cuốn Nagarakitagama - bộ sử thi nổi tiếng và là một nguồn sử liệu quý về tình hình nội trị và ngoại giao của Majapahit do nhà thơ, nhà sử học Prapancha biên soạn ở thế kỷ XIV thì:
+ Bộ máy hành chính trong nước ở thời kỳ này gồm vua, một tể tướng, bốn thượng thư cùng một đội ngũ các quan chức giúp vua cai trị.
+ Majapahit có các mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và các vương quốc Đông Nam Á khác như: Ayuthaya của người Thái, Khmer của người Khmer, Champa của người Chăm và Đại Việt của người Việt thông qua các đoàn sứ thần thường xuyên đến các quốc gia này.
Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Kinh tế: phát triển, hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Chính trị: hình thành những vương quốc lớn, hùng mạnh, tiêu biểu như Angkor ở Đông Nam Á lục địa và Mojopahit ở Đông Nam Á hải đảo; đứng vững trước làn sóng xâm lăng của quân Mông Cổ.
+ Văn hóa: sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Angkor Wat
Đền Bayon – nụ cười bí ẩn
Buddha, Angkor Thom
Thạt Luổng
Tháp Pôklông Garai (Tháp Chàm Phan Rang)
1.2.3. Giai đoạn suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á (XVI – XIX)
- Diễn ra không đồng đều về mặt thời gian ở các quốc gia.
Biểu hiện suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân khó khăn
+ Chính trị thiếu ổn định, phân tán, xung đột cát cứ, mất dần những lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài và cả lãnh thổ quốc gia.
Sau thời kỳ cực thịnh, đế quốc Campuchia bắt đầu suy yếu. Năm 1220, Chân Lạp cho lui quân khỏi Champa mà không có bất kỳ sự đấu tranh hay biến động nào từ Champa. Sau đó, trước sự bành trướng của Ayuthaya, Angkor liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Campuchia phải chuyển kinh đô từ Angkor về Phnompenh (1434), Lovek (1529), sau đó là Udong (1620).
Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, Campuchia trở nên suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ XVII dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đất đó vào năm 1757. Ở phía tây, người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ.
Từ năm 1551, người Miến Điện thành lập triều đại Toungoo, sau đó đánh bại các tiểu quốc của người Shan, Môn và buộc các bộ tộc này phải chấp nhận quyền hành của triều đình Miến. Miến Điện tuy thống nhất nhưng gần như vẫn luôn luôn nằm trong tình trạng chiến tranh giữa chính quyền trung ương với các thành phần ly khai và với vương quốc láng giềng Ayuthaya.
Năm 1752, triều đại Toungoo bị người Môn lật đổ. Alaung Paya đánh bại người Môn lập triều đại mới là Konbaung. Từ 1766 tới 1770 quân Trung Hoa bốn lần tràn sang Miến Điện nhưng lần nào cũng bị thất bại. Vương triều này tồn tại tới cuối thế kỷ XIX thì bị đế quốc Anh tiêu diệt cùng với sự chiếm đóng toàn thể lãnh thổ Miến Điện.
Các vương quốc liên tục xung đột để khẳng định vị trí của mình trong khi bản thân nó đã suy thoái, như chiến tranh giữa Lan Xang - Ayuthaya - Miến Điện (Vương quốc Lan Xang bị Miến Điện xâm lược 3 lần (1559 - 1571), bị Xiêm thống trị (1779); Ayuthaya sụp đổ năm 1767 khi Miến Điện tấn công, đốt phá kinh đô, sau đó được khôi phục với tên gọi là Vương quốc Xiêm)…
Mâu thuẫn xã hội trong mỗi quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Ở một số nước, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra như ở Đại Việt. Ở một số nước khác, các phe phái phong kiến luôn lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau, dẫn tới sự phân tán, cát cứ và xung đột, như vương quốc Majapahit bị phân liệt thành chục tiểu quốc Hồi giáo.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
+ Chế độ phong kiến đã lỗi thời.
+ Chính quyền lao vào các cuộc chiến tranh hao người tốn của để mở rộng lãnh thổ.
+ Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á.
Nguyên nhân của sự suy thoái bắt nguồn từ trong lòng chế độ phong kiến mỗi quốc gia.
Nền kinh tế phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế của đất nước - nhất là công việc thuỷ lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ và quyền lực của mình.
Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như chiến tranh liên miên dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được góp phần đưa đến sự suy yếu của các quốc gia phong kiến.
Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần dần suy thoái, trải qua một quá trình mà mỗi vương triều đã tận dụng các tiềm năng trong xã hội của mình, nhưng lại không đủ sức thực hiện những đòi hỏi thay đổi nền kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng, có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự sụp đổ của các quốc gia phong kiến trong khu vực.
NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á X - XIX
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)