Bài 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Chia sẻ bởi Hô Thị Ngọc Hà | Ngày 22/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH
Tổ: Toán - Lý
GIÁO VIÊN: Nguyễn Xuân Đài
Chào mừng quý thầy cô
đến dự giờ hội giảng
1/ Thế nào là ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
2/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Cho hình vẽ, hãy xác định tia tới.
1/ Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
2/? Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
? Góc phản xạ bằng góc tới.
I
R
Bài 5
ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng :
1/ Thí nghiệm: ( h. 5.2 và h. 5.3 SGK )
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
?Quan sát ảnh của cục pin trong gương
 Haõy döï ñoaùn:
?Thí nghiệm: ( h. 5.2 sgk )
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
có hứng được trên màn chắn không?
3. So sánh khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA DỰ ĐOÁN
1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
có hứng được trên màn chắn không?
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA DỰ ĐOÁN
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng :
1/ Thí nghiệm: ( h. 5.2 và h. 5.3 SGK )
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
2/ Kết luận:
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
3. So sánh khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương với khoảng cách từ ảnh của diểm đó đến gương.
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA DỰ ĐOÁN
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng :
1/ Thí nghiệm: ( h. 5.2 và h. 5.3 SGK )
2/ Kết luận:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng:
K
S$
I
C4
Trên hình vẽ một điểm
sáng S đặt trước gương phẳng
và hai tia sáng xuất phát từ S
tới gương.
a/ Hãy vẽ ảnh S` của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh .
b/ Từ đó vẽ hai tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.
c/ Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S`.
d/ Kéo dài các tia phản xạ. Rút ra nhận xét.
Từ đó hãy giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S` mà không hứng được trên màn chắn?
GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG
C4
K
S$
S`.
I
H
(
M
- Mắt ta nhìn thấy S` vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S` đến mắt.
- Không hứng được S` trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S` chứ không có ánh sáng thật từ S` đến.
GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng :
1/ Thí nghiệm: ( h. 5.2 và h. 5.3 SGK )
2/ Kết luận:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng:
- Ta nhìn thấy ảnh ảo S` vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S`.
- Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
III.VẬN DỤNG
C5
Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.
B
A
? Cách vẽ:
- Kẻ AA` vuông góc với mặt gương tại H sao cho AH bằng HA`.
- Kẻ BB` vuông góc với mặt gương tại K sao cho BK bằng BK`.
- Nối A` và B` ta được A`B` là ảnh của vật AB.

K
H
B`
A`
III.VẬN DỤNG
C6
Hãy giải đáp thắc mắc của bạn Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài
Mặt nước hồ phẳng có tác dụng như một gương phẳng. Chân tháp ở sát mặt đất, nghĩa là gần mặt nước nên ảnh của nó cũng ở gần mặt nước. Đỉnh tháp ở xa mặt nước nên ảnh của nó cũng ở xa mặt nước tức là ở phía dưới mặt nước, nên ta thấy ảnh của nó bị lộn ngược dưới nước.
Bài tập 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh . . . . . ,
. . . . . . . hứng được trên màn .
B. Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng
. . . . . . . khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.
C. Ảnh ảo của một vật qua gương phẳng có . . . . . . . . . .
bằng vật .
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh . . . . . , có độ lớn . . . . . . . vật, và . . . . . . . . . . . . . . . được trên màn .
ảo
không
bằng
độ lớn
ảo
bằng
không hứng
Bài tập 2: Cho điểm sáng A đặt trước gương phẳng (hình vẽ). Hãy vẽ ảnh của A tạo bởi gương phẳng theo hai cách
a/ Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .
b/ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
$A
a/ Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng :
Kẻ AA` vuông góc với mặt gương tại H, sao cho AH = HA` .Ta có A` là ảnh của A
b/ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:
- Từ A vẽ hai tia tới AI và AK đến gương.
- Vẽ các pháp tuyến IN và KN`
- Vẽ hai tia phản xạ tương ứng IR và KR` sao cho = ; = .
Kéo dài IR và KR`cắt nhau ở A` Ta có A` là ảnh của A.
Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ ở SGK tr 17.
- Làm các bài tập từ 5.1 đến 5.4 tr7 SBT.
- Xem trước bài 6 .
- Tiết sau thực hành mỗi em chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như ở SGK tr 19.(Lưu ý: mẫu báo cáo viết vào tờ giấy đôi)
Xin cảm ơn các thầy cô
dự giờ hội giảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hô Thị Ngọc Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)