Bài 49. Mắt cận và mắt lão

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 27/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Mắt cận và mắt lão thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHẠM DUY HIỂN - Trường THCS Lạc Long Quân
Trang bìa
Trang bìa:
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MẮT MẮT CẬN THỊ VÀ MẮT LÃO Kiến thức cơ bản
Cấu tạo mắt:
Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thủy tinh thể và màng lưới ( còn gọi là võng mạc) Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ bằng chất trong suốt và mềm , nó dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống khi cơ vòng đỡ của nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi . Màng lưới là một màng ở dưới đáy mắt , tại đó ảnh của vật hiện lên rõ nét . Sự điều tiết của mắt:
- Để nhìn rõ những vật ở khoảng cách khác nhau thì ảnh của vật phải hiện rõ nét trên màng lưới . Cơ vòng đỡ thủy tinh thể đã phải co giãn một chút làm thay đổi tiêu cự của nó , quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt .Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên . - Điểm xa nhất mà khi có vật ở đó , mắt không điều tiết có thể nhìn rõ vật gọi là điểm cực viễn . Được kí hiệu : latex(C_v) - Điểm gần nhất mà khi có vật ở đó , mắt có thể nhìn rõ vật (khi điều tiết tối đa) gọi là điểm cực cận . Được kí hiệu : latex(C_c) Mắt cận - mắt lão:
a) Mắt cận thị Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ vật ở gần , nhưng không nhìn thấy vật ở xa Cách sửa tật cận thị b) Mắt lão Mắt lão là mắt có thể nhìn rõ những vật ở xa , nhưng không nhìn thấy vật ở gần Cách sửa tật mắt lão Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1:
Khi nhìn rõ vật thì ảnh của vật đó nằm ở vị trí nào của mắt ?
Thể thủy tinh
Võng mạc
Con ngươi
Lòng đen
Bài tập 2:
Hoạt động nào sau đây là sự điều tiết của mắt ?
Thể thủy tinh thay đổi tiêu cự
Màng lưới thay đổi độ cong
Đường kình của con ngươi thay đổi
Là các hoạt động trên
Bài tập 3:
Vật nằm trong khoảng nào thì mắt người có thể nhìn rõ vật ?
Từ điểm cực cận đến mắt
Từ điểm cực viễn đến vô cùng
Từ điểm cực viễn đến mắt
Từ điểm cực cận đến điểm cực viễn
Bài tập 4:
Nhìn vật ở đâu thì mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật ?
Vật ở điểm cực cận
Vật ở điểm cực viễn
Vật ở xa vô cùng
Vật ở ngay sát trước mắt
Bài tập 5:
Một người nhìn rõ ảnh của một vật ở xa vô cùng . Tìm khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thủy tinh thể . Biết rằng khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới của mắt là 2cm .
Bằng vô cùng
0 cm
2 cm
5 cm
Bài tập 6: Trắc nghiệm nhiều đáp án đúng
Đặc điểm nào sau đây là của mắt cận ?
Điểm cực viễn xa hơn mắt thường
Khi không điều tiết thì tiêu điểm nằm trước màng lưới
Chỉ nhìn được những vật trong khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn
Nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa
Bài tập 7: Trắc nghiệm ghép đôi
Ghép các nội dung cho ở cột bên phải phù hợp với các nội dung cho ở cột bên trái
Mắt là cơ quan của thị giác . Nó có chức năng
Mắt có cấu tạo như một
Thể thủy tinh của mắt đóng vai trò như
Màng lưới của mắt đóng vai trò như


Bài tập 8: Trắc nghiệm ghép đôi
Ghép các nội dung cho ở cột bên phải phù hợp với nội dung cho ở cột bên trái
Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa . Các vật đó ở
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt
Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì


Bài tập 9: Trắc nghiệm ghép đôi
Ghép mỗi ý cho ở cột bên phải phù hợp với các nội dung cho ở cột bên trái
Kính cận là thấu kính
Mắt lão là mắt của người già . Mắt lão không nhìn rõ
Kính lão là thấu kính
Người có mắt tốt có thể nhìn rõ các vật trước mắt , cách mắt từ


Bài tập 10: Trắc nghiệm ghép đôi
Ghép mỗi ý cho ở cột bên phải phù hợp với các nội dung cho ở cột bên trái
Người có mắt tốt thì nhìn rõ những vật
Mắt của người già thường không nhìn rõ được các vật ở
Kính lão là thấu kính phân kì còn kính cận là
Người bị cận chỉ nhìn rõ được vật


Bài tập tự luận
Bài tập 1:
Bạn Hà đứng nhìn một cây cổ thụ cao 9m . Muốn nhìn thấy ảnh của cây rõ nét trên võng mạc cách thể thủy tinh là 2cm với độ cao 1,5cm thì bạn Hà phải đứng cách cây một khoảng là bao nhiêu ? Tính tiêu cự của thể thủy tinh khi đó . Giải Tóm tắt : l = 9m = 900 cm d` = 2cm l` = 1,5 cm Tính : d và f ? Áp dụng công thức của thấu kính hội tụ ta có : latex(l/(l`) = d/(d`) => d = (l.d`)/(l`) = (900.2)/1,5 = 1200 (cm)) . Vậy d = 12m Áp dụng công thức của thấu kính hội tụ ta có : latex(1/f = 1/d 1/(d`) => f = (d.d`)/(d d`) = (1200.2)/(1200 2) ~~ 1,9967 (cm)) Vậy tiêu cực của thể thủy tinh lúc đó là 1,9967 cm. Bài tập 2:
Tại sao mắt của người bị cận thường lồi hơn so với mắt người bình thường ? Giải Mắt cận là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới của mắt . Khi không dùng kính , muốn nhìn thấy vật ở xa mắt phải điều tiết mạnh ( phồng lên) . Nếu tình trạng trên kéo dài thì mắt trở lại trạng thái không điều tiết thì cơ vòng đỡ thể thủy tinh không giãn ra được như cũ , tức độ cong của thể thủy tinh không giảm như cũ . Do đó ta thấy mắt lồi ra . Bài tập 3:
Điều gì xảy ra nếu người bị mắt lão lại sử dụng kính cận(hoặc người mắt cận mà đeo kính lão)thì vùng nhìn thấy sẽ thay đổi như thế nào ? Giải Vùng nhìn thấy của mắt cận và mắt lão được thể hiện như hình sau : Mắt cận Khoảng nhìn thấy Mắt lão Khoảng nhìn thấy Trường hợp mắt lão đeo kính cận : Vì khi đeo kính cận ảnh của vật ở xa vô cùng rơi đúng vào tiêu điểm của thấu kính . Do đó khoảng nhìn thấy của mắt lão đeo kính cận là rất nhỏ . Mắt lão đeo kính cận Khoảng nhìn thấy Trường hợp mắt cận đeo kính lão : Vì khi đeo kính lão là thu được ảnh của vật ở gần mắt nằm tại điểm cực cận của mắt (ra xa mắt) . Do đó khoảng nhìn thấy của mắt cận đeo kính lão là rất nhỏ . Mắt cận đeo kính lão Khoảng nhìn thấy Bài tập 4:
Bài 1 : Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 40cm . Hỏi khi không đeo kính người đó nhìn rõ được vật xa nhất là bao nhiêu ? Giải Khi không đeo kính người đó nhìn rõ được vật xa nhất là 40cm . Vì đối với người bị cận thì điểm cực viễn trùng với tiêu điểm của thấu kính phân kì . Bài 2 : Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 108cm thì mới nhìn thấy vật ở xa vô cùng . Hỏi khi không đeo kính , người ấy nhìn rõ vật xa nhất cách mắt là bao nhiêu ? Biết rằng kính đeo cách mắt 2cm Giải Khi không đeo kính người đó nhìn rõ được vật xa nhất là 108 cm 2 cm = 110 cm . Bài tập 5:
Đề bài : Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25 cm . Hỏi khi không đeo kính người ấy nhìn rõ được những vật gần mắt nhất là bao nhiêu ? Giải Tóm tắt : f = 50 cm d = 25 cm Tính khoảng cực cận . Khi đeo kính sát mắt mới nhìn rõ vật gần nhất , khi đó ảnh đã hiện rõ ở điểm cực cận của mắt . Từ latex(1/f = 1/d - 1/(d`) => d` = (d.f)/(f - d) = (25.50)/(50 - 25) = 50cm) Vậy khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được những vật cách mắt 50 cm. Bài tập 6:
Đề bài : Một người về già , mắt bị lão hóa . a) Người ấy phải đeo kính loại nào để sửa tật ở mắt lão nói trên . b) Biết điểm cực cận của mắt người ấy cách mắt 62 cm . Khi đeo kính thì người ấy có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 24 cm . Tính tiêu cự của kính . Giải Tóm tắt : Khoảng cực cận : 50 cm d = 24 cm Tính f của thấu kính . a) Người có mắt bị lão phải đeo kính là thấu kính hội tụ b) Gọi f là tiêu cự . Khi đeo kính ,ảnh của vật gần mắt nhất mà mắt nhìn rõ được qua thấu kính là ảnh ảo hiện ra ở điểm cực cận . Từ latex(1/f = 1/d - 1/(d`) => f = (d.d`)/(d` - d) = (24.62)/(62 - 24) = 39,16cm) Vậy tiêu cự của thấu kính là 39,16 cm Kết thúc chủ đề
Mục 7:
Chúc các em chăm ngoan học giỏi Đạt được thành tích cao trong học tập Phát huy truyền thống của trường THCS Lạc Long Quân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)