Bài 49. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Dơi và bộ Cá voi
Chia sẻ bởi Lê Thành Viên |
Ngày 04/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 49. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Dơi và bộ Cá voi thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Bài 49
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
I/. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
-Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.
2. Kĩ Năng
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
-Giáo dục ý thức bảo vệ, yêu quý các loài vật có ích, yêu thích môn học hơn.
II/. Đồ dùng dạy học :
-Tranh cá voi, dơi.
-Tranh phóng to hình 49.1 và 49.2 SGK.
-Băng hình về dơi và cá voi (nếu có).
III/. Phương pháp dạy học :
-Phương pháp dùng lời : giảng giải, vấn đáp tìm tòi.
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ
IV/. Các hoạt động dạy học :
-Ổn định lớp.
-Kiểm tra bài cũ.
1/. Mở bài : Như vậy là ở tiết trước các em đã tìm hiểu về sự đa dạng của lớp thú và đi sâu nghiên cứu hai bộ cổ nhất : Bộ thú huyệt và Bộ thú túi, thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu thêm hai bộ nữa, tiến bộ hơn hai bộ thú trước, thú đẻ con, con sơ sinh phát triển bình thường và bú mẹ chủ động. Đó là Bộ dơi và Bộ cá voi.
2/. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 :
-Dơi thường sống ở đâu ?
+Sống trong hang động, kẻ đá, trên cây, góc chuông nhà thờ .
+Bay lượn.
-Dơi thích nghi với đời sống gì ?
+GV dẫn :
Như vậy ở các phần trước các em đã được học về lớp chim là loài có lông vũ và bay lượn rất giỏi, thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu thêm về một loài động vật thuộc lớp thú cũng có khả năng bay thật sự. Nhưng sự bay của nó có giống như các loài có lông vũ hay không và chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống ấy.
I/. Bộ dơi :
Mục tiêu : Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.
Đại diện của bộ dơi là loài nào ?
+Dơi ăn sâu bọ.
+Dơi quả.
Thảo luận nhóm tìm các đặc điểm:
+Hình dạng cơ thể.
+Chi trước.
+Chi sau.
+Đuôi.
+Cách di chuyển.
+Thức ăn.
+Bộ răng.
+Thon nhỏ
-Cơ thể thon nhỏ có giúp ích gì cho dơi trong đời sống bay lượn?
+Giảm bớt trọng lượng cơ thể.
+Là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn, và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi
+Biến thành đôi cánh da.
-Cánh da có cấu tạo như thế nào ?
-Chi sau của dơi yếu, khi ngừng hoạt động bay dơi không thể đi lại trên mặt đất như các loài thú khác, cũng không nhảy nhót như chim. Vậy theo em dơi phải làm như thế nào để thích nghi với cấu tạo và điều kiện sống ?
+Yếu
-Dơi treo ngược mình trên cành cây khi bắt đầu bay dơi có hoạt động gì ?
+Dơi sẽ treo ngược mình lên cành cây.
+Rời vật bám, thả mình rơi tự do để lấy đà trước khi bay.
+Ngắn
+Bay không có đường bay rõ rệt.
+Sâu bọ, quả cây:
-Thức ăn ngoài sâu bọ, quả cây, Dơi còn ăn gì nữa không ?
+Mật hoa, giúp ích cho sự thụ phấn, một số loài dơi còn ăn muỗi, hút máu và biết bắt cá .
+Bộ răng nhọn.
Theo em thì dơi thường kiếm ăn vào lúc nào?
+Vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm
- giải thích vì sao ?
+Vì mắt dơi rất kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao. Đồng thời dơi còn có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật. Con mồi dội lại tai dơi làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong vòng 1s.
-miêu tả cách bay của dơi.
-nêu những đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn.
*Kết luận :
-Đại diện : Dơi ăn sâu bọ, dơi quả.
-Cơ thể ngắn, thon nhỏ. Cánh rộng, chân yếu.
-Dùng răng phá vỡ vỏ cứng sâu bọ.
-Bay không có đường bay rõ rệt.
-Hoạt động kiếm ăn vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm.
Dơi có vai trò gì đối với đời sống con người không ?
+Tiêu diệt sâu bọ phá hại.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về bộ dơi, thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn, thì sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một bộ thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước. Đó là bộ cá voi.
I/ Bộ Cá Voi
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
-Con gì lớn nhất trong giới động vật:
-Đại diện còn loài nào nữa không?
+ Cá heo
+ Cá voi xanh
Đại diện của bộ cá voi có: cá voi không răng, cá voi có răng: cá heo, cá ông sư, cá nhà táng.
-Chúng sống ở đâu?
-Chúng có hình dáng cơ thể như thế nào?
+Cơ thể hình thoi
+ Sống ở biển
Tại sao cá voi có đặc điểm giống cá như sống trong môi trường nước, cơ thể hình thoi. mà không xếp chúng vào lớp cá mà lại xếp vào lớp thú?
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Đẻ một con và cho con bú bằng cách co cơ vú phun sữa vào miệng con non.
-Cá voi đẻ bao nhiêu con?
-Thức ăn của cá voi là gì?
-Cách ăn của cá voi như thế nào?
+ Khi há miệng nước mang tôm cá, động vật nhỏ vào miệng cá voi, khi cá voi ngậm miệng, thức ăn dược giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài.
+ Tôm cá và động vật nhỏ
Nêu đặc điểm cá voi thích nghi với đời sống dưới nước?
+ Cơ thể hình thoi,lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dầy, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
-Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây ngực rất nhỏ, nhưng nó vẫn di chuyển được dễ dàng trong nước.?
+ Cấu tạo của xương vây giống chi trước
Khỏe , cơ thể có lớp mỡ dầy
*Kết luận :
-Đại diện cá voi.
-Cơ thể hình thoi.
-Chi trước biến đổi thành vây bơi.
-Bơi uốn mình theo chiều dọc ăn bằng cách lọc mồi.
Thảo luận nhóm
-So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi?
Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng:
1. Cách cất cánh của dơi là:
a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
2. Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước.
a. Cơ Thể hình thoi, cổ ngắn.
b. Vây lưng to giữ thăng bằng.
c. Chi trước có màng nối các ngón.
d. Chi trước dạng bơi chèo.
e. Mình có vẩy, trơn.
f. lớp mỡ dưới da dày.
-Dặn dò:
-Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
-Đọc mục "Em có biết"
-Tìm hiểu đời sống của chuột, hổ, báo.
-Kẻ bảng 1 tr.164 SGK.
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
GIÁO ÁN SINH HỌC 7
I/. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
-Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.
2. Kĩ Năng
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
-Giáo dục ý thức bảo vệ, yêu quý các loài vật có ích, yêu thích môn học hơn.
II/. Đồ dùng dạy học :
-Tranh cá voi, dơi.
-Tranh phóng to hình 49.1 và 49.2 SGK.
-Băng hình về dơi và cá voi (nếu có).
III/. Phương pháp dạy học :
-Phương pháp dùng lời : giảng giải, vấn đáp tìm tòi.
-Phương pháp trực quan.
-Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ
IV/. Các hoạt động dạy học :
-Ổn định lớp.
-Kiểm tra bài cũ.
1/. Mở bài : Như vậy là ở tiết trước các em đã tìm hiểu về sự đa dạng của lớp thú và đi sâu nghiên cứu hai bộ cổ nhất : Bộ thú huyệt và Bộ thú túi, thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu thêm hai bộ nữa, tiến bộ hơn hai bộ thú trước, thú đẻ con, con sơ sinh phát triển bình thường và bú mẹ chủ động. Đó là Bộ dơi và Bộ cá voi.
2/. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 :
-Dơi thường sống ở đâu ?
+Sống trong hang động, kẻ đá, trên cây, góc chuông nhà thờ .
+Bay lượn.
-Dơi thích nghi với đời sống gì ?
+GV dẫn :
Như vậy ở các phần trước các em đã được học về lớp chim là loài có lông vũ và bay lượn rất giỏi, thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu thêm về một loài động vật thuộc lớp thú cũng có khả năng bay thật sự. Nhưng sự bay của nó có giống như các loài có lông vũ hay không và chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với điều kiện sống ấy.
I/. Bộ dơi :
Mục tiêu : Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.
Đại diện của bộ dơi là loài nào ?
+Dơi ăn sâu bọ.
+Dơi quả.
Thảo luận nhóm tìm các đặc điểm:
+Hình dạng cơ thể.
+Chi trước.
+Chi sau.
+Đuôi.
+Cách di chuyển.
+Thức ăn.
+Bộ răng.
+Thon nhỏ
-Cơ thể thon nhỏ có giúp ích gì cho dơi trong đời sống bay lượn?
+Giảm bớt trọng lượng cơ thể.
+Là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn, và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi
+Biến thành đôi cánh da.
-Cánh da có cấu tạo như thế nào ?
-Chi sau của dơi yếu, khi ngừng hoạt động bay dơi không thể đi lại trên mặt đất như các loài thú khác, cũng không nhảy nhót như chim. Vậy theo em dơi phải làm như thế nào để thích nghi với cấu tạo và điều kiện sống ?
+Yếu
-Dơi treo ngược mình trên cành cây khi bắt đầu bay dơi có hoạt động gì ?
+Dơi sẽ treo ngược mình lên cành cây.
+Rời vật bám, thả mình rơi tự do để lấy đà trước khi bay.
+Ngắn
+Bay không có đường bay rõ rệt.
+Sâu bọ, quả cây:
-Thức ăn ngoài sâu bọ, quả cây, Dơi còn ăn gì nữa không ?
+Mật hoa, giúp ích cho sự thụ phấn, một số loài dơi còn ăn muỗi, hút máu và biết bắt cá .
+Bộ răng nhọn.
Theo em thì dơi thường kiếm ăn vào lúc nào?
+Vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm
- giải thích vì sao ?
+Vì mắt dơi rất kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao. Đồng thời dơi còn có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật. Con mồi dội lại tai dơi làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong vòng 1s.
-miêu tả cách bay của dơi.
-nêu những đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay lượn.
*Kết luận :
-Đại diện : Dơi ăn sâu bọ, dơi quả.
-Cơ thể ngắn, thon nhỏ. Cánh rộng, chân yếu.
-Dùng răng phá vỡ vỏ cứng sâu bọ.
-Bay không có đường bay rõ rệt.
-Hoạt động kiếm ăn vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm.
Dơi có vai trò gì đối với đời sống con người không ?
+Tiêu diệt sâu bọ phá hại.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về bộ dơi, thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn, thì sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một bộ thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước. Đó là bộ cá voi.
I/ Bộ Cá Voi
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
-Con gì lớn nhất trong giới động vật:
-Đại diện còn loài nào nữa không?
+ Cá heo
+ Cá voi xanh
Đại diện của bộ cá voi có: cá voi không răng, cá voi có răng: cá heo, cá ông sư, cá nhà táng.
-Chúng sống ở đâu?
-Chúng có hình dáng cơ thể như thế nào?
+Cơ thể hình thoi
+ Sống ở biển
Tại sao cá voi có đặc điểm giống cá như sống trong môi trường nước, cơ thể hình thoi. mà không xếp chúng vào lớp cá mà lại xếp vào lớp thú?
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+ Đẻ một con và cho con bú bằng cách co cơ vú phun sữa vào miệng con non.
-Cá voi đẻ bao nhiêu con?
-Thức ăn của cá voi là gì?
-Cách ăn của cá voi như thế nào?
+ Khi há miệng nước mang tôm cá, động vật nhỏ vào miệng cá voi, khi cá voi ngậm miệng, thức ăn dược giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài.
+ Tôm cá và động vật nhỏ
Nêu đặc điểm cá voi thích nghi với đời sống dưới nước?
+ Cơ thể hình thoi,lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dầy, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
-Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây ngực rất nhỏ, nhưng nó vẫn di chuyển được dễ dàng trong nước.?
+ Cấu tạo của xương vây giống chi trước
Khỏe , cơ thể có lớp mỡ dầy
*Kết luận :
-Đại diện cá voi.
-Cơ thể hình thoi.
-Chi trước biến đổi thành vây bơi.
-Bơi uốn mình theo chiều dọc ăn bằng cách lọc mồi.
Thảo luận nhóm
-So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi?
Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng:
1. Cách cất cánh của dơi là:
a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
2. Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước.
a. Cơ Thể hình thoi, cổ ngắn.
b. Vây lưng to giữ thăng bằng.
c. Chi trước có màng nối các ngón.
d. Chi trước dạng bơi chèo.
e. Mình có vẩy, trơn.
f. lớp mỡ dưới da dày.
-Dặn dò:
-Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
-Đọc mục "Em có biết"
-Tìm hiểu đời sống của chuột, hổ, báo.
-Kẻ bảng 1 tr.164 SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thành Viên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)