Bài 48. Mắt

Chia sẻ bởi Nguyễn Sơn Tùng | Ngày 27/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 48. Mắt thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3
TỔ: LÝ – TIN – CÔNG NGHỆ
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ DẾN V?I LỚP 11A1
Câu 1: Chọn câu đúng.
Quan sát ảnh của một vật qua một thấu kính phân kì
ta thấy ảnh lớn hơn vật.
ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.
ảnh ngược chiều với vật.
ảnh luôn luôn bằng vật.
Câu 2: Chọn câu đúng.
Ảnh cho bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật.
Ảnh cho bởi thấu kính phân kì luôn lớn hơn vật.
Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảnh ảo.
Câu 3: Chọn câu đúng.
Với thấu kính hội tụ:
Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng cong.
Độ tụ D càng lớn nếu hai mặt thấu kính càng ít cong.
Độ tụ D=1
Độ tụ D <1
Câu 4: Chọn câu phát biểu không chính xác.
Với thấu kính phân kì:
Vật thật cho ảnh thật.
Vật thật cho ảnh ảo.
Tiêu cự f<0.
Độ tụ D<0.
MẮT
Cấu tạo:
a. Cấu tạo sinh học:
MẮT
Cấu tạo:
a. Cấu tạo sinh học:
- Điểm mù M hoàn toàn không cảm nhận được ánh sáng.
b. Phương diện quang hình học:
có thể coi mắt là hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua mắt tương đương với 1 thấu kính hội tụ.
- Tiêu cự của thấu kính mắt có thể thay đổi được nhờ sự co bóp của cơ vòng.
- Màng lưới đóng vai trò như 1 màn ảnh.
- Điểm vàng rất nhạy với ánh sáng.
Hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao các vật ở các vị trí khác nhau nhưng mắt ta vẫn nhìn thấy rõ?
Khi nhìn vật ở các vị trí khác nhau thì cơ vòng co bóp làm cho thủy tinh thể phồng lên hoặc dẹt lại, làm thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt, làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
MẮT
2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận và điểm cực viễn:
- Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.


 Sự điều tiết của mắt
để ảnh hiện rõ trên màng lưới
và sự điều chỉnh máy ảnh để
làm cho ảnh của vật rõ nét
trên phim có gì khác nhau?


Ở mắt: vị trí thấu kính không đổi,
chỉ có tiêu cự của nó thay đổi.
Ở máy ảnh: vị trí thấu kính được
thay đổi, còn tiêu cự của nó không đổi.

MẮT
2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận và điểm cực viễn:
- Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (Cv).
Khoảng thấy rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận (Cc) đến điểm cực viễn (Cv).
- Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết thì tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trên màng lưới (fmax= OV)
- Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà nếu vật đặt tại đó thì ảnh của vật nằm trên võng mạc được gọi là điểm cực cận (Cc).
MẮT
3. Góc trông vật và năng suất phân ly của mắt:
- Góc trông đoạn AB là góc tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt, ta có:
- Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất khi nhìn đoạn AB mà mắt ta còn có thể phân biệt được hai điểm A và B.
- Muốn phân biệt được hai điểm A, B thì:
- Đối với mắt thường:

MẮT
4. Sự lưu ảnh của mắt:
Sau khi ánh sáng kích thích từ vật trên màng lưới tắt, ta vấn còn cảm giác nhìn thấy vật trong khoảng thời gian 0,1 s. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.
- Sự lưu ảnh trên võng mạc được ứng dụng trong điện ảnh.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 1: Chọn câu đúng.
Để mắt có thể nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì
A. thấu kính mắt phải dịch chuyển ra xa hay lại gần màng lưới sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới..
B. thấu kính mắt phải thay đổi tiêu cự nhờ cơ vòng để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới.
C. thấu kính mắt đồng thời vừa di chuyển ra xa hay lại gần màng lưới vừa thay đổi cả tiêu cự để cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới. .
D. màng lưới phải dịch chuyển lại gần hay ra xa thấu kính mắt sao cho ảnh của vật luôn nằm trên màng lưới.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 2: Chọn câu đúng.
Điểm cực cận của măt không bị tật là
A. điểm ở gần mắt nhất.
B. điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi đặt vật tai đó, ảnh của vật nằm đúng trên màng lưới của mắt.
C. điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi đặt vật tại đó, mắt nhìn vật dưới gốc trông
D. điểm gần nhất trên trục của mắt mà khi đặt vật tai đó, mắt nhìn vật dưới gốc trông lớn nhất.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 3: Chọn câu đúng.
Khi chiếu phim để người xem phim có cảm giác quá trình đang xem diễn ra liên tục, thì ta nhất thiết phải chiếu các cảnh cách nhau một khoảng là
0,1 giây.
> 0,1 giây.
0,04 giây.
Tùy ý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sơn Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)