Bài 48. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Chia sẻ bởi Trường Thcs Từ Liêm | Ngày 04/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 48. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 7A5
Bài 48 : ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
Nghiên cứu SGK trang 156 trả lời câu hỏi:
1. Sự đa dạng của lớp thú thể hịên ở đặc điểm nào?
2. Lớp thú có đặc điểm cơ bản nào để phân biệt với các lớp khác?
3. Dựa vào đặc điểm cơ bản nào để phân chia lớp thú ?

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
1. Lớp thú có số loài nhiều: 4600 loài, 26 bộ. ở Việt Nam đã phát hiện 275 loài.
2. Đặc điểm cơ bản để phân chia lớp thú là: các loài thú đều có lông mao và tuyến sữa
3. Phân chia lớp thú dựa vào các đặc điểm sinh sản, con sơ sinh.
LỚP THÚ
( có lông mao
Có tuyến sữa)
Con sơ sinh rất nhỏ
được nuôi trong túi da
ở bụng thú mẹ
Con sơ sinh phát triển
bình thường
Bộ thú túi - Đại diện: Kanguru
Các bộ thú còn lại
Thú đẻ con
Thú đẻ trứng
Bộ thú huyệt - Đại diện: Thú mỏ vịt
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
Từ mỗi tiêu chuẩn, em hãy kể tên các bộ thú đại diện?
Em có nhận xét gì về số lượng các loài thú hiện nay? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của chúng?
Số lượng các loài thú hiện nay đang bị suy giảm do hoạt động của con người.
Chúng ta cần có biện pháp là: Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt các loài động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
II. BỘ THÚ HUYỆT
Nghiên cứu SGK trang 156;157 . Trả lời câu hỏi sau:
1. Thú mỏ vịt giống bò sát ở đặc điểm nào? Điều này nói lên mối quan hệ gì giữa thú và bò sát?
2. Tại sao thú mỏ vịt lại được xếp vào lớp thú?
3. Tại sao thú mỏ vịt không bú mẹ như các thú khác (chó con hay mèo con)?
4. Thú mỏ vịt có cấu tạo thích nghi với hoạt động sống dưới nước như thế nào?

II. BỘ THÚ HUYỆT
1. Thú mỏ vịt giống bò sát: đẻ trứng -> tổ tiên của lớp thú là bò sát cổ.

Bộ thú huyệt đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh tiết sữa do thú mẹ tiết ra
2. Thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp thú vì: Chúng nuôi con bằng sữa
3. Thú mỏ vịt sơ sinh không bú mẹ như các thú khác (chó con hay mèo con) vì thú mẹ chưa có núm vú.
4. Thú mỏ vịt có cấu tạo : Chân có màng bơi, bộ lông mịn rậm
không thấm nước thích nghi với hoạt động sống dưới nước
II. BỘ THÚ TÚI
Nghiên cứu SGK trang 156;157 . Trả lời câu hỏi sau:
1. Kanguru thích nghi với đời sống trên cạn như thế nào?
2. Tại sao kanguru phải được nuôi trong túi ấp của thú mẹ?

II. BỘ THÚ TÚI
1. Kanguru thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở đặc điểm:Hai chân sau dài, khoẻ thích hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ
2. Kanguru sơ sinh phải được nuôi trong túi ấp của thú mẹ vì con non nhỏ chưa phát triển đầy đủ
Quan sát hình 48.1 và 48.2 hoàn thành bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru.
Nước ngọt
và ở cạn
Chi có màng bơi
Đi trên cạn và bơi trong nước
Đẻ trứng
Bình thường
Không có vú chỉ có tuyến sữa
Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hoà tan sữa mẹ
Đồng cỏ
Chi sau lớn khoẻ
Nhảy
Đẻ con
Rất nhỏ
Có vú
Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động
II. BỘ THÚ TÚI
Bộ thú túi đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động
Bộ thú huyệt có 6 loài.
Bộ thú có túi có khoảng 250 loài như Kanguru, sóc có túi, chó sói có túi.. Phân bố chủ yếu ở châu Đại Dương.
Em biết gì thêm về thú mỏ vịt và Kanguru qua phim ảnh và sách báo?
Từ môi trường sống của thú mỏ vịt và kanguru theo em cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển các loài thú trên?
Lớp thú hiện nay gồm nhiều bộ thú nhưng những loài thú đặc biệt như: bộ thú huyệt( thú mỏ vịt), Bộ thú túi ( kanguru) thưòng phân bố ở Châu Úc, ít thấy ở nơi khác( môi trường sống đặc trưng). Như vậy chúng ta phải xây dựng các chương trình bảo tồn và tạo điều kiện cho chúng phát triển
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
Em hãy Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1: Thú mỏ vịt có đặc điểm giống bò sát là:
a. Đẻ con
b. Đẻ trứng
c. Nuôi con bằng sữa mẹ
d. Có lông mao

Câu 2: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú là vì:
a. Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ
b. Đẻ trứng, nuôi con bằng sữa mẹ
c. Đẻ trứng, thân nhiệt thấp
d. Chân có màng bơi, đẻ con

KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
Em hãy Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 3: kanguru sơ sinh phải sống trong túi da của bụng thú mẹ là vì:
a. Con sơ sinh rất khoẻ
b. Con sơ sinh chưa biết đi
c. Con sơ sinh rất nhỏ

DẶN DÒ
* Trả lời các câu hỏi cuối bài.
* Tìm hiểu về bộ dơi và bộ cá voi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Từ Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)