Bài 48. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

Chia sẻ bởi Cổ Thiên Lạc | Ngày 04/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 48. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

7
GV: Huỳnh Diễm Hồng
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP LONG XUYÊN
Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS đã học.
Các em hãy kể tên một số động vật có lông mao và nuôi con bằng sữa mà em biết ?
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
- Lớp thú có số lượng loài lớn (4.600 loài), sống ở khắp nơi.
Đ?c thơng tin ? SGK, ch?ng minh r?ng l?p Th� r?t da d?ng.
Đáp án:
Quan sát các hình ảnh sau đây, cho biết người ta phân chia lớp Thú thành nhiều bộ dựa vào các đặc điểm nào?
- Dựa vào đặc điểm sinh sản,
thức ăn, bộ răng,
chi…
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
- Phân chia lớp Thú thành nhiều bộ dựa trên đặc điểm sinh sản, thức ăn, bộ răng, chi…
- Lớp thú có số lượng loài lớn (4600 loài), sống ở khắp nơi.
LỚP THÚ (Có lông mao, có tuyến sữa)
Thú đẻ trứng
Thú đẻ con
Bộ thú huyệt
Con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động
Con sơ sinh phát triển bình thường, bú mẹ chủ động
Bộ Thú túi
Các bộ Thú còn lại
- Sơ đồ giới thiệu một số bộ Thú quan trọng: (SGK)
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
I. Bộ Thú huyệt: (đại diện: Thú mỏ vịt)
Đọc thông tin SGK, cho biết thú mỏ vịt sống ở các môi trường nào?
Thú mỏ vịt có lông mao, có tuyến sữa.
Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp Thú?
Thú mỏ vịt
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt thích nghi với đời sống bơi lội trong nước?
Câu 2: Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó hay mèo con?
Đọc thông tin SGK, quan sát đoạn phim sau, trả lời câu hỏi
Thảo luận
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt thích nghi với đời sống bơi lội trong nước?
+ Bộ lông mao dày, không thấm nước.
+ Chân có màng bơi.
Câu 2: Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó hay mèo con?
+ Thú mẹ chưa có vú.
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
I. Bộ Thú huyệt: (đại diện: Thú mỏ vịt)
Kết luận về thú mỏ vịt:
1) Nơi sống:
2) Đặc điểm cấu tạo cơ thể :
3) Sinh sản:
- Sống ở nước ngọt và ở cạn.
- Bộ lông mao dày, không thấm nước, chân có màng bơi, có huyệt.
- Đẻ trứng, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
II. Bộ Thú túi: (đại diện: Kanguru)
Đọc thông tin mục II/ SGK, cho biết nơi sống của kanguru?
Đọc thông tin SGK, quan sát đoạn phim sau, trả lời câu hỏi
Câu 1: Kanguru có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống chạy nhảy trên đồng cỏ?
Câu 2: Tại sao Kanguru con phải được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?
Thảo luận
Câu 1: Kanguru có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống chạy nhảy trên đồng cỏ?
+ Chi sau lớn, khỏe, đuôi to, dài.
Câu 2: Tại sao Kanguru con phải được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?
+ Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
Con Kanguru mới sinh chỉ dài khoảng 3cm, nặng chưa đến 1g.
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
I. Bộ Thú huyệt: (đại diện: Thú mỏ vịt)
Kết luận về kanguru:
1) Nơi sống:
2) Đặc điểm thích nghi với đời sống chạy nhảy:
3) Sinh sản:
II. Bộ Thú túi : (đại diện: Kanguru)
- Sống ở đồng cỏ.
- Chi sau l?n khoẻ, đuôi to dài.
- Đẻ con, vú có tuyến sữa, con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động.
III. Bộ Dơi:
Sau khi được sinh ra, dơi con thường bám vào dơi mẹ để bú sữa.
Vì sao dơi biết bay nhưng không được xếp vào lớp Chim, mà xếp vào lớp Thú?
 Dơi có lông mao, có tuyến sữa.
Quan sát H49.1, kết hợp thông tin SGK, tìm những đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:
Chi trước: ……………………
Thân: …………………………
Chân: …………………………
+ Chi trước: ……………………
+ Thân: …………………………

+ Chân: …………………………
Bài 48, 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI, BỘ DƠI
I. Bộ Thú huyệt: (đại diện: Thú mỏ vịt)
II. Bộ Thú túi : (đại diện: Kanguru)
III. Bộ Dơi:
- Bộ Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay:
+ Chi trước biến đổi thành cánh da.
+Thân ngắn và hẹp  bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.
+ Chân yếu bám vào cành cây treo ngược cơ thể  khi bay, chân rời vật bám, buông mình từ cao.
- Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, dơi quả.
Chuồng nuôi dơi để lấy phân
Câu 1: Thú mỏ vịt được xếp vào nhóm Thú bậc thấp vì:
A. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước.
B. Có huyệt, đẻ trứng, thú cái chưa có vú.
C. Có mỏ giống mỏ vịt.
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Kiểm tra đánh giá
Câu 2: Con sơ sinh của kanguru phải nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ là do:
A. Con sơ sinh rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
B. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
C. Con non khỏe.
Kiểm tra đánh giá
Câu 3: Đặc điểm sinh sản của kanguru tiến hóa hơn thú mỏ vịt là:
A. Nuôi con bằng sữa.
C. Đẻ con, thú cái có núm vú và nuôi con sơ sinh nuôi trong túi da
B. Con non rất khỏe.
Kiểm tra đánh giá
1. Học thuộc bài và trả lời câu hỏi 1 / 158 và câu 1 / 161.
2. Nghiên cứu bài 49, 50: Đa dạng của lớp Thú (tt) – Bộ Cá voi, bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cổ Thiên Lạc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)