Bài 46. Thỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Dũng | Ngày 05/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 46. Thỏ thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chào cả lớp
Chúc các em học tập tốt và có nhiều niềm vui .
KIỂM TRA BÀI CŨ:
2 ) Nêu các đăc điểm của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến thành cánh
Đầu không có răng, có bao sừng kéo dài thành mỏ.
Phổ có mạng ống khí và hệ thống túi khí giúp chim hô hấp khi bay.
1) Nêu những đặc điểm đời sống và cấu tạo phù hợp của 3 nhóm chim chạy, chim bơi và chim bay.
- Chim Chạy: Biết chạy , không biết bay. Đại diện là chim Đà điểu
Có đặc điểm: cánh ngắn , yếu, chân to- khỏe, có 2 hoặc 3 ngón thích hợp với chạy trên thảo nguyên hoặc hoang mạc.
- Nhóm chim Bơi: Biết bơi, không biết bay. Đại diện là chim cánh cụt
Có đặc điểm: Cánh to khỏe như bơi chèo,, lông nhỏ nagwns không thấm nước, chân có màng bơi giữa các ngón.
- Nhóm chim bay : Có nhiều bộ , biết bay với mức đọ khác nhau.
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống đặc trưng của mỗi bộ.
LỚP THÚ ( lỚP CÓ VÚ)
Bài 46: THỎ
I/ Đời sống, sinh sản:
Em hãy đọc thông tin, quan sát tranh ở SGK thảo luận nhóm các nội dung sau đây:
- Thỏ ưa sống ở đâu? Có những tập tính gì ?
- Khi nuôi thỏ, người ta thường làm chuồng ra sao, cho ăn những gì ? Lúc nào ? Tại sao phải làm như vậy?
- Em đã thấy Thỏ sinh sản chưa ? Chúng có tập tính gì khi đẻ
Quan sát tranh. Hãy cho biết Phôi thai của thỏ được nuôi dưỡng như thế nào trong quá trình phát triển? Điều đó khác với sự phát triển của các lớp ĐV khác ở chổ nào ?
Phôi thai lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua dây rốn đồng thời thải chất bài tiết cũng qua cơ thể mẹ theo dây rốn.
Đời sống của thỏ có gì đặc biệt đáng ghi nhớ?
Đào hang, lẫn trốn kẻ thù, kiếm ăn vào buổi chiều và ban đêm; ăn thực vật bằng gặm nhấm.
Sinh sản của thỏ khác với ĐV khác ở điểm nổi bậc nào? Việc nuôi con của thỏ cũng có đặc điểm nổi bậc là gì ?
- Thỏ có hiện tượng thai sinh.
- Thỏ mẹ có tuyến vú tiết sữa, thỏ con có môi để bú.
* Thỏ có đời sống đào hang,lẫn trốn kẻ thù bằng cách chạy trốn.
Thỏ kiếm ăn vào buổi chiều hoặc ban đêm; ăn cỏ ,lá cây bằng cách gặm nhấm.
* Thỏ đẻ con có nhau thai. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ có tuyến vú; thỏ con có môi để được bú sữa mẹ.
Kết luận:
I/ ĐỜI SỐNG , SINH SẢN:
THỎ.
II/ CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN:
Yêu cầu các em đọc thông tin. Quan sát tranh : Mô tả cấu tạo ngoài của thỏ.
Để tìm hiểu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống như thế nào, Các em hãy thực hiện làm phiếu học tập.
ĐẶC ĐiỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA THỎ THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH LẪN TRỐN KẺ THÙ
Bộ lông mao dày và xốp
Giữ nhiệt , bảo vệ cơ thể khi trốn trong bụi rậm
Chi trước ngắn
Đào hang
Chi sau dài và khỏe
Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi
Mũi tinh, lông xúc giác nhạy bén
Thăm dò thức ăn và môi trường; phát hiện kẻ thù sớm nhất
Tai thính, có vành tai lớn, cử động được
Định hướng âm thanh, phat hiện sớm kẻ thù
Mắt có mí cử động được
Không bị khô, bảo vệ mắt
LỚP THÚ ( lỚP CÓ VÚ)
Bài 46: THỎ
I/ ĐỜI SỐNG , SINH SẢN:
II/ CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN:
1) Cấu tạo ngoài:
* Cơ thể Thỏ có lông mao bao phủ; chi trước ngắn, chi sau dài khỏe, khi ngồi gập hình chữ Z giúp thỏ bật nhảy xa nhanh khi bị săn đuổi.
* Giác quan: - Mũi tinh, 2 bên môi có lông xúc giác giúp thỏ thăm dò thức ăn. – Tai thính, có vành tai lớn có thể cử động giúp thỏ định hướng âm thanh phát hiện ra kẻ thù được sớm. – Mắt có mí cử động được giúp mở khỏi bị kho và bảo vệ mắt được mắt.
Theo em biết Thỏ di chuyển như thế nào ?
Hãy quan sát tranh và mô tả cách di chuyển của thỏ.
Khi thỏ ngồi để kiếm ăn
Động tác lúc di chuyển của thỏ
Kết luận như thế nào về sự di chuyển của thỏ?
2) Di chuyển: Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau
I/ ĐỜI SỐNG , SINH SẢN:
* Thỏ có đời sống đào hang,lẫn trốn kẻ thù bằng cách chạy trốn.
Thỏ kiếm ăn vào buổi chiều hoặc ban đêm; ăn cỏ ,lá cây bằng cách gặm nhấm.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
* Thỏ đẻ con có nhau thai. Hiện tượng để con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ non mới đẻ chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.
II/ CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN:
1) Cấu tạo ngoài:
* Cơ thể Thỏ có lông mao bao phủ; chi trước ngắn, chi sau dài khỏe, khi ngồi gập hình chữ Z giúp thỏ bật nhảy xa nhanh khi bị săn đuổi .
* Giác quan: - Mũi tinh, 2 bên môi có lông xúc giác giúp thỏ thăm dò thức ăn. – Tai thính, có vành tai lớn có thể cử động giúp thỏ định hướng âm thanh phát hiện ra kẻ thù được sớm. – Mắt có mí cử động được giúp mở khỏi bị kho và bảo vệ mắt được mắt.
Bài 46:

THỎ
1) Hãy cho biết : Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống như thế nào ?
2- Cho biết vì sao Thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h, chó sói : 69,23 km/h, thế mà trong nhiều trường hợp, thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?
3) Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Trò chơi ô chữ
1
2
3
4
5
Số 1: có 3 chứ cái, Đây là chất mà thỏ mẹ nuôi thỏ sơ sinh.
Số 2: có 3 chứ cái, Đây là bộ phậnđầu tiên của ống tiêu hóa giúp thỏ sơ sinh bú được sữa mẹ.
Số 3: có 3 chứ cái, Đây là tên gọi của lớp có vú
Số 4: có 8 chứ cái, Đây là bộ phận giúp thỏ mẹ nuôi con trong thời gian mang thai
Số 5: có 11 chứ cái, Đây là bộ phận ở gần môi ,giúp thỏ thăm dò thức ăn.
Sữa
Môi
THÚ
NHAU THAI
LÔNG XÚC GIÁC
Câu khóa có 8 chữ cái:
THAI SINH
Đây là hình thức sinh sản tiến hóa nhất của ĐV
Tiết học kết thúc
Các em hãy chuẩn bị trước bài tiếp theo và học bài đầy đủ nhé,
Tạm biệt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)