Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đức | Ngày 27/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

BàI cũ
?1. Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì.
?2. Kể tên và vẽ trên hình vẽ đường truyền của 2 tia sáng đi qua TKPK mà em đã học.
Cách nhận biết thấu kính phân kì
1. TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa.
2. Chiếu tới TK một chùm sáng song song, chùm tia ló loe rộng ra.
Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK
Bài 45. ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK.
* TN. Bố trí TN như hình 45.1
*Hướng dẫn:
+ Đặt vật ở vị trí bất kì trước thấu kính và dịch chuyển màn chắn sau thấu kính ( nên chọn vị trí của vật lúc đầu là ở gần thấu kính ).
+ Dịch chuyển vật tới 1 vị trí bất kì khác và tiếp tục dịch chuyển màn để xem có hứng được ảnh trên màn không.

I. Đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi TKPK
+C2.
- Muốn quan sát được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì, ta đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló.
- ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo ( không hứng được trên màn ) , cùng chiều với vật.
II. Cách dựng ảnh
+C3. Cách dựng ảnh của vật AB qua TKPK:
Từ B kẻ hai tia sáng tới thấu kính:
+ 1 tia sáng song song với trục chính của TK.
+ 1 tia đi qua quang tâm của TK
- Đường kéo dài của các tia khúc xạ cắt nhau tại 1 điểm, đó chính là ảnh B` của B.
- Từ B kẻ đường vuông góc với trục chính, đường này cắt trục chính tại một điểm, đó chính là ảnh A` của A.
II. Cách dựng ảnh
+C4.





- Khi tÞnh tiÕn AB th× t¹i mäi vÞ trÝ cña AB tia BI lµ kh«ng ®æi, cho tia lã IK còng kh«ng ®æi. Do ®ã tia tia BO lu«n c¾t tia IK kÐo dµi t¹i B’ n»m trong ®o¹n FI. ChÝnh v× vËy mµ A’B’ lu«n ë trong kho¶ng tiªu cù.
III. Vận dụng.
+C6. So sánh ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính.
*Giống nhau: Đều cùng chiều với vật.
*Khác nhau:
TKHT: ảnh lớn hơn vật, ở xa thấu kính hơn vật.
TKPK: ảnh nhỏ hơn vật, ở gần thấu kính hơn vật.
+C7. ảnh của vật tạo bởi TKHT
a. d = 8 cm < f = 12 cm
+C7
Hình a.
Có: ? OB`F` ? BB`I => OB`/ BB` = OF`/ BI = OF`/ AO
? OB` / (OB` - OB) = OF` / AO
? 1 - (OB / OB`) = AO/ OF` (1)
? OAB ?OA`B` => OA/ OA` = OB/ OB`= AB / A`B` (2)
Từ (1), (2) có: 1 - ( OA/OA`) = AO / OF` (3)
Với OA = 8cm, OF` = 12 cm => OA` = 24 cm
Với AB = 0,6 cm => A`B` = 1,8 cm
Ngoài xét cặp ? OB`F` và BB`I có thể xét cặp ? F`OI và F`A`B` bên cạnh việc xét cặp ? OAB và OA`B`
+C7. ảnh của vật tạo bởi TKPK
b. d = 8 cm < f = 12 cm.

+C7
Hình b
Có: ?OB`F ? BB`I => OB`/ BB` = OF/ BI = OF/ AO
? OB` / (OB - OB`) = OF / AO
? (OB / OB`) - 1 = AO/ OF (1)
? OAB ?OA`B` => OA/ OA` = OB/ OB`= AB / A`B` (2)
Từ (1), (2) có: ( OA/OA`) - 1 = AO / OF` (3)
Với OA = 8cm, OF = 12 cm => OA` = 4,8 cm
Với AB = 0,6 cm => A`B` = 0,36 cm
Ngoài xét cặp ? OB`F` và BB`I có thể xét cặp ? FOI và FA`B` bên cạnh việc xét cặp ? OAB và OA`B`
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)