Bài 44. Thấu kính phân kì

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Đô | Ngày 27/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 44. Thấu kính phân kì thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Công ty cổ phần thiết bị & phần mềm giáo dục - 62 Nguyễn Phong Sắc, HN
Trang bìa
Trang bìa:
THỬ NGHIỆM TRÌNH CHIẾU VIÔLET NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÁC CÔ cùng các em học sinh THAM DỰ TIẾT HỌC NÀY. Chủ đề 1
Mục 1:
TIẾT 47 - BÀI 44 THẤU KÍNH PHÂN KÌ
||CHÚC CÁC EM CÓ MỘT GIỜ HỌC TỐT || THẤU KÍNH PHÂN KÌ CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GÌ KHÁC SO VỚI THẤU KÍNH HỘI TỤ ? Mục 2: I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1) QUAN SÁT VÀ TÌM CÁCH NHẬN BIẾT C1: Trên bàn của các em mỗi nhóm có 2 chiếc thấu kính. Qua bài học trước các em hãy tìm cách nhận biết thấu kính hội tụ và cầm nó giơ lên. Thấu kính còn lại trên bàn là THẤU KÍNH PHÂN KÌ Các nhóm xem xét hai loại thấu kính để trả lời câu C2: Độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác với thấu kính hội tụ? TRẢ LỜI C2: Thấu kính phân kì có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa, ngược hẳn với thấu kính hội tụ. Mục 3: I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
2) THÍ NGHIỆM Các em hãy quan sát thí nghiệm như hình 44.1 SGK, trong đó chiếu một chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt của một thấu kính phân kì. Sau đó phát biểu trả lời câu C3: Chùm tia ló có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính này là thấu kính phân kì? TRẢ LỜI CÂU C3: Chùm tia tới song song cho chùm tia ló loe rộng ra (chùm phân kì) nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì. Mục 4: I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với với mặt thấu kính được mô tả trên hình 44.2a, b, c. Với mẫu vật thầy có trên bảng, các em hãy quan sát xem mẫu vật đó giống hình nào trong SGK? Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như hình bên Mục 5: I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Qua phần này các em đã có những cách nào nhận biết một thấu kính là thấu kính phân kì? 1) T.K.Phân kì có phần giữa ........... hơn phần rìa. mỏng 2) Chùm sáng song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló: phân kì 3) Tương tự TKHT các em hãy tìm cách nhận biết TKPK bằng cách đặt TKPH lại gần dòng chữ trên trang sách rồi quan sát ảnh của nó so với khi nhìn trực tiếp. Rồi phát biểu ý kiến: Ảnh của dòng chữ trên trang sách ....... hơn so với khi nhìn trực tiếp. nhỏ Chủ đề 2
Mục 1: II- TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1) TRỤC CHÍNH C4. Các em hãy quan sát lại thí nghiệm và cho biết trong ba tia tới thấu kính phân kì, tia nào đi qua thấu kính không bị đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này. Trả lời câu C4: Trong ba tia thì tia ở giữa qua thấu kính không bị đổi hướng, có thể dùng thước thẳng để kiểm tra Hãy đọc thông tin SGK TRỤC CHÍNH Mục 2: II- TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
2) QUANG TÂM Hãy đọc thông tin SGK: Trục chính của thấu kính phân kì đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. điểm O gọi là quang tâm của thấu kính. O S* Quang tâm Tia qua quang tâm O gọi là tia đặc biệt Mục 3: II- TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
3) TIÊU ĐIỂM Đọc thông tin SGK câu C5: Các em quan sát lại thí nghiệm và dự đoán xem, nếu kéo dài các tia ló thì chúng có gặp nhau tại một điểm hay không? Tìm cách kiểm tra lại dự đoán đó và làm luôn câu C6 vào vở. F Trả lời C5: -Nếu kéo dài các tia ló thì chúng giặp nhau tại một điểm. -Có thể dùng thước để kiểm tra Mục 4: II- TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ
4) TIÊU CỰ Hãy đọc thông tin SGK rồi phát biểu tiêu cự của thấu kính phân kì. latex(F^/) F f f Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm O F = Olatex(F^/) = f gọi là tiêu cự của thấu kính Chủ đề 3
Mục 1: III - VẬN DỤNG
Các em hãy tự thực hiện cá nhân câu C7 vào vở: Hình 44.5 SGK vẽ thấu kính phân kì, quang tâm O, trục chính LaTex(Delta),tiêu điểm F và latex(F^/)với 2 tia tới. Hãy vẽ các tia ló của chúng và xác định ảnh latex(S^/) latex(F^/) F S* latex(S^/) Đây là hai tia cơ bản đi qua thấu kính phân kì Mục 2: III - VẬN DỤNG
Thực hiện nhóm câu C8 rồi cử đại diện phát biểu KÍNH CẬN LÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ. Có thể nhận biết bằng cách
1) phần rìa của thấu kính này ||dày || hơn phần giữa 2) Đặt kính này gần dòng chữ . Nhìn qua ảnh sẽ ||nhỏ ||hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó Mục 3: III - VẬN DỤNG
HÃY TRẢ LỜI CÂU HỎI NÊU RA Ở ĐẦU BÀI: Thấu kính phân kì có những đặc điểm gì khác với T.K. hội tụ?
- T.K. Phân kì có phần rìa ||dày hơn ||phần giữa. Chùm sáng tới song song trục chính cho chùm tia ló ||phân kì||. Để TKPK gần dòng chữ nhìn ảnh ||nhỏ hơn|| so với nhìn trực tiếp. - T.K. Hội tụ có phần rìa ||mỏng hơn|| phần giữa. Chùm sáng tới song song trục chính cho chùm tia ló ||hội tụ||. Để TKHT gần dòng chữ nhìn ảnh ảo ||lớn hơn|| so với nhìn trực tiếp. Chủ đề 4
Mục 1: IV - CỦNG CỐ, DẶN DÒ
BÀI NÀY CẦN NẮM VỮNG NHỮNG KIẾN THỨC CO BẢN NÀO? Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. Chùm tia tới song song với trục của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. Đường truyền của hai tia sáng cơ bản qua thấu kính phân kì: 1)Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. 2)Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng theo phương của tia tới.(Đ.B.) Mục 2: IV - CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Về nhà các em: - Xem lại bài đã học. - Làm hết các bài tập ( trong SBT) - Đọc phần "Có thể em chưa biết". - Đọc trước bài 45 chuẩn bị cho giờ sau. Mục 3: IV - CỦNG CỐ, DẶN DÒ

BÀI HỌC CỦA CHÚNG TA ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC ||XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẤY, CÁC CÔ ||CÙNG CÁC EM HỌC SINH || ||CHÚC CÁC THẦY, CÔ HẠNH PHÚC,THÀNH ĐẠT|| ||CHÚC CÁC EM MẠNH KHOẺ,CHĂM NGOAN|| ||VÀ HỌC GIỎI. ||||
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Đô
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)