Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim

Chia sẻ bởi Phạm Quang Hùng | Ngày 04/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRƯỜNG ĐHSP HUẾ
KHOA: SINH HỌC
LỚP: SINH IA
LÊ VĂN QUÝ
HỒ THỊ LÀNH
PHẠM THI HOA
HỒ KHĂM MUÔN
NÔNG THỊ HƯỚNG
TRẦN THỊ THƯƠNG
NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG
PHAN THỊ DiỆU MY
MAI THỊ AN
TRẦN THỊ TRANG
BÀI THẢO LUẬN
TÌM HIỂU VỀ LỚP CHIM
LỚP CHIM
(AVES)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG.
Cơ thể hình ovan ngắn, chia 4 phần: đầu, thân, cổ, đuôi. Chi trước biến thành cánh. Bàn chân bốn ngón.
1. Da mỏng, không có tuyến, trừ tuyến phao câu. Giò phủ vảy sừng, ngón chân có móng sừng. Mỏ phủ bao sừng.
2. Bộ xương hóa xương hoàn toàn, xốp, nhiều khoang khí .Hộp sọ lớn, có một lồi cầu chẩm. Không có răng. Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.
3. Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu não, thùy thị giác, tiểu não lớn, thùy khứu giác nhỏ. Não có nếp nhăn. Có 12 đôi dây thần kinh.
-
6.

5. Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn. Chỉ còn cung chủ động mạch phải. Hệ gánh gan và hệ gánh thận tiêu giảm.

6. Hệ hô hấp: Hô hấp bằng phổi, có hệ thống ống khí phát triển.

7. Cơ quan tiêu hóa: không có răng, không có ruột thẳng.

8. Hệ bài tiết là hậu thận, ống dẫn niệu nối với huyệt. Không có bóng đái. Nước tiểu đặc thải cùng phân.

9. Hệ sinh dục phân tính

10. Thụ tinh trong. Trứng nhiều noãn hoàng.














-


II. Hình dạng và cấu tạo cơ thể.

1. Hình dạng:
Cơ thể tương đối đồng nhất
Thân chắc chắn, dạng thuôn hoặc hơi tròn.
Đầu không lớn, cổ dài và cử động được.
Kích thước biến đổi không lớn ( một số chim mất khả năng bay dẫn đến gia tăng về kích thước và trọng lượng).

2. Vỏ da:
Mỏng, khô, không có tuyến (trừ tuyến phao câu). Tế bào bề mặt lớp biểu bì hóa sừng. Mô liên kết phân hóa thành lớp mỏng, dưới cùng là lớp xốp gồm nhiều tế bào dự trữ.











Ý nghĩa của lông vũ:
Tất cả các loài chim đều cố lông vũ. Lông vũ có vài trò:
- Giúp chim bay
- Giữ nhiệt độ của cơ thể luôn cao
- Bảo vệ cơ thể chim
- Có vài vùng trụi
Các loài lông: lông đuôi, lông cánh, lông nệm, lông bông, lông chỉ.
Nguồn gốc hình thành và phát triển của lông chim:
Là sản phẩm của biểu bì tiến hóa từ vảy bò sát
- Màu sắc lông vũ
- Hai sắc tố chính:
+ Sắc tố đen
+ Sắc tố tan trong mỡ
Sự thay lông: là quá trình sinh học.










3. Bộ xương:
Bộ xương nhẹ, mỏng xốp, chứa nhiều xoang khí, gắn chặt vào nhau, khỏe.
Sọ chim gắn kết tạo thành màng mỏng, hộp sọ lớn, ổ mắt lớn.
Xương hàm không có răng và được bao bọc bởi mỏ sừng:
Hàm dưới có xương phức hợp lớn gìm xương quay và có thể di chuyển được.
Hàm trên có xương trước hàm gắn với xương trán hoặc khớp động với sọ.
Xương cột sống: xương cổ, xương ngực, xương chậu, xương đuôi.
Đai vai: xương bả, xương vai, xương đòn
Đai hông thích nghi với việc đẻ trứng.
Xương hông gắn với phần chậu cột sống
Xương ngòi gắn với xương hông.
Xương háng mãnh và dài.
Chân: x.đùi,x.ống,x.bàn chân
4. Hệ cơ

Phát triển mạnh:cơ cánh,cơ vùng ngực,hông chậu,
Khối cơ chân có cơ đùi phát triển mạnh
Các gân mảnh chạy dài tới các ngón chân
5 hệ thần kinh và giác quan

Hệ thần kinh
Não bộ của chim lớn hơn nhiều so với bò sát, uốn khúc rõ ràng
+Bán cầu não lớn,nóc não chim là vòm não cổ, đáy dày làm thành thể vân
+ Não trung gian nhỏ, mấu não trên kém phát triển, mấu não dưới lớn
+Tiểu não có thùy giữa lớn,điều khiển các vận động của chim
Não chim có đủ 12 đôi dây thần kinh não,nhưng đôi 11 lớn. Chưa biệt lập như ở thú
Tuỷ sống, có phần phình ở phần vùng ngực và vùng thắt lưng.
Dây thần kinh tuỷ sống rất phát triển


Giác quan
Tai chim có đủ 3 vùng:Tai ngoài ,Tai giữaTai trong
Ốc tai chim ngắn hơn ở thú
Tai chim có thể nghe được tần số âm thanh gần với người. - Thị giác
Mắt chim có cỡ rất lớn,có cấu tạo giống mắt bò sát
Cấu tạo chi tiết của mắt chim gồm:
+Màng võng
+Tế bào hình que à nhìn trong đêm
+Tế bào hình nón àphân biệt màu sắc.
- Khứu giác: Kém phát triển


6. HỆ HÔ HẤP:

-Hô hấp bằng phổi, nhưng độ co giãn của lồng ngực kém.

-Phổi nhỏ,phân nhánh thành hệ thốngphế quản và khí quản, ít dãn nở vì dính vào thành cơ thể

-Hệ thống túi khí phát triển len lỏi giữa các nội quan,cơ dưới da và khoang khí của xươngàTúi khí giúp cơ thể chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, hô hấp chủ yếu trong khi bay.
7. hệ tiêu hóa

- Xoang miệng hẹp,hàm không có răng có vỏ sừng baobọc tạo thành mỏ giảm trọng lượng
- Dạ dày
+ dạ dày tuyến tiết men tiêu hóa thức ăn chủ yếu tiết pepsin và axit chohydric
+ dạ dày cơ,bên trong ở chim ăn hạt có lớp keratin-lớp màng giáp cứng-tăng cường ma sát chống mòn đối với dạ dày
- Ruột chim ngắn hơn bò sát,ruột chim ăn hạt dài hơn ruột chim ăn thịt
- Không có ruột thẳng

chú thích:
1.Thùc qu¶n
2. DiÒu
3. D¹ dµy tuyÕn
4. D¹ dµy c¬
5. Ruét
6. Gan
7. Tôy
8. Tim
9. C¸c gèc ®éng m¹ch
10. KhÝ qu¶n
11. Phæi
12. T×
13. ThËn
14. HuyÖt
8. HỆ TUẦN HOÀN:

- Tim lớn và 2 vòng tuần hoàn biệt lập.
Tim: 4 ngăn, gồm: hai tâm thất và hai tâm nhĩ riêng biệt.
- Hệ động mạch:
Có 1 cung chủ ĐMP đi từ TTT Đi từ tâm thất trái là ĐM chủ lưng và ĐM tới nội quan. Đi từ gốc cung chủ ĐM là đôi ĐM không tên và ĐM cảnh, ĐM dưới đòn, ĐM ngực và cánh .
Đi từ tâm thất phải là hai ĐM phổi
- Hệ tĩnh mạch:
TM đuôi hai TM gánh thận và TM hông
TM mạc treo ruột cùng và TM gan
TM trên ruột TM gánh gan
Đầu và đôi TM chủ trước

9. Hệ bài tiết:

Chim đã có hậu thận khá lớn, gắn sát vào phần lưng của hông chim.
Chim không có bóng đái, làm giảm trọng lượng (trừ chim đà điểu).
Sản phẩm bài tiết là axit uric.
Nước tiểu đặc và được hấp thụ lại phần nước ở huyệt còn axit uric biến thành muối urat thải ra cùng với phân nên phân có màu trắng.


10. HỆ SINH DỤC

Chim phân tính
+Con trống có đôi tinh hoàn không bằng nhau, tinh quản đổ vào lỗ huyệt.
+Chim mái chỉ có một buồng trứng và một ống dẫn trứng trái.
Trứng chín rụng vào phễu ống dẫn trứng lọt vào ống Fanlôp và tại đây nếu gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh và được bọc lòng trắng ,rồi đến tử cung và được bọc bởi ba lớp vỏ:
+ 2 lớp trong mỏng
+ Lớp ngoài dày thấm canxi có nhiều lỗ để tham gia trao đổi khí.
Hệ bài tiết và sinh dục chim cái
Sự phát triển của phôi thai:



III.Phân loại
Chim gồm 2 phân lớp:phân lớp đuôi thằn lằn(saururae) và phân lớp đuôi quạt(ornithurae)
Chim hiện đại chia ra làm 3 trên bộ:
3.1 Trên bộ chim chạy(gradientes) hay chim không lưới hái(ratites)
Đặc điểm chính:cánh không phát triển, chi sau khỏe, ít ngón.Lông phủ kín thân. Phiến lông rời rạc, không có râu lông thứ cấp và móc râu. Thiếu tuyến phao câu. Chim non khỏe. Phân bố hầu hết ở Nam bán cầu.Có 4 bộ:
Bộ đà điểu phi(Struthiniformes)
Bộ đà điểu Mỹ(Rheiformes)
Bộ đà điểu úc(Casuariiformes)
Bộ chim không cánh hay kivi(Apterygiformes)

Bộ đà điểu phi(Struthiniformes)

Bộ đà điểu Mỹ(Rheiformes)
Bộ đà điểu úc(Casuariiformes)
Bộ chim không cánh hay kivi(Apterygiformes)


Bộ đà điểu phi(Struthiniformes)
3.2 Trên bộ chim bơi(Natantes) hay chim không lông(Impennes).
Đặc điểm chính: bơi giỏi.cánh biến đổi để bơi. Có gờ lưới hái phát triển. Xương không rỗng, nặng. Chi sau có màng bơi. Phân bố ở Nam bán cầu.
Đại diện: bộ chim cánh cụt(sphenisciformes).
Bộ chim cánh Cụt(sphenisciformes)
3.3 Trên bộ chim bay(Volantes) hay chim có lưới hái(carinatae)
Đặc điểm chính: Cấu tạo liên quan đến khả năng bay. Cánh, xương ức, bộ lông có cấu tạo điển hình của chim. Có khoảng 35 bộ. Ở Việt Nam có 20 bộ.
Các bộ chính là:
1.Bộ Gà(Galliformes)
2. Bộ Le Hôi(podicipediformes)
3. Bộ Hải Âu(procellariformes)
4. Bộ Cò(Ciconiiformes)
5. Bộ bồ nông(pelecaniformes)
6. Bộ Ngỗng(anseriformes)
7. Bộ cắt(falconiformes)
8. Bộ sếu(gruiformes)
9. Bộ dẽ(charadriiformes)
10. Bộ bồ cầu(columbiformes)
11. Bộ vẹt(psittaciformes)
12. Bộ cu cu(cuculiformes)
13. Bộ cú Vọ(strigiformes)
14. Bộ én(apodiformes)
15. Bộ trả(coraciiformes)
16. Bộ gõ kiến(piciformes)
17. Bộ sẻ(passeriformes)


Bộ Gà(Galliformes)
Bộ Le Hôi(podicipediformes)
Bộ Hải Âu(procellariformes)
Bộ Cò(Ciconiiformes)
Bộ bồ nông(pelecaniformes)
Bộ Ngỗng(anseriformes)
Bộ cắt(falconiformes)
Bộ sếu(gruiformes)
Bộ dẽ(charadriiformes)
Bộ bồ cầu(columbiformes)
Bộ vẹt(psittaciformes)

Bộ cu cu(cuculiformes)

Bộ cú Vọ(strigiformes)
Bộ én(apodiformes)
Bộ trả(coraciiformes)

Bộ gõ kiến(piciformes)
Bộ sẻ(passeriformes)
IV. Nguồn gốc và hướng tiến hóa.
4.1 Chim cổ.
Vào năm 1861vaf 1877 ở kỉ jura tìm thấy 2 mẫu hóa thạch chim cổ nhất.chim cổ (Archaeopteryx) có đặc điểm của chim như:thân phủ lông vũ, chi trước biến thành cánh, xương bả hình kiếm, xương đòn gánh thành chạc,hông và chậu theo kiểu hông chim. Và có đặc điểm của bò sát: xương đặc, đuôi dài gồm nhiều đốt. Các đốt sống ngực chưa gắn với nhau.xương ức chưa phát triển.sọ lồi hướng sau như thằn lằn. Lông đuôi mọc 2 bên cột sống.Những chim cổ này tập hợp thành phân lớp chim đuôi thằn lằn.
Archaeopteryx
4.2 Tổ tiên của chim.
Các nhà cổ sinh vật hoc đều cho rằng: tổ tiên chim và thằn lằn không lô(Dinosauria) đều bắt nguồn từ môt nhóm thằn lằn cổ Archosauria nhưng tổ tiên trực tiếp của chim vẫn chưa rõ ràng. Song có thể hình dung quá trình hình thành chim như sau:
Thằn lằn là tổ tiên của chim có đời sống trên cây. Lúc đâu chúng chỉ trèo và nhảy từ cành này sang cành khác, sau đó vẩy phát triển tạo thành màng cánh nằm giữa xương cánh tay -xương ống tay và xương cẳng tay.Về sau các vẩy phát triển dài ra và rộng bản thành lông chim.
4.3 Hướng tiến hóa của chim
Xương chim nhẹ, xốp, dễ bị phân hủy, Chỉ trong điều kiện thuần lợi nhất mới hóa thạch.
Vào năm 1952 các nhà cổ sinh vật học đã ghi chép đươc trên 780 loài chim hóa thạch , cho biết khá đây đủ về các dạng trung gian để tạo ra bức tranh tiến hóa và mối quan hệ họ hàng của chim từ chim cổ Archaeopteryx kỷ jura đến gần đây.
So với chim cổ Archaeopteryx thì chim cổ kỉ bạch phấn có nhiều nét giống chim hiên đại ngày nay. Và thích ứng với 2 môi trường khác nhau:
-Nhóm chim dưới nước(Hesperonis) thiếu cánh, gờ lưới hái không phát triên và chân sau bốn ngón hướng phía trước.
-Nhóm chim bay(Ichthyornis) có cánh và xương lưới phát triển.
Đầu kỉ Đệ Tam của Đạicận sinh có sự thay đổi đột ngột trong giới chim. Số lượng chim tăng lên.chim hiện đại tiến hóa theo nhiều hứơng khác nhau nhưng chủ yếu 3 hướng chính:
-Chim chạy gồm nhóm đà điểu , được xem là hướng cổ nhất. Có người cho rằng chim chạy bắt nguồn từ chim chạy cổ xưa không biết bay, nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng nó xuất hiện độc lập trong nhiều nhóm chim.
-Chim bơi gồm bộ chim cánh cụt nam cực, không biết bay. Nhưng trong quá trình bơi chúng cánh như là mái cheo như đôi cánh bay.
-Chim bay có cánh và có xương lưỡi hái phát triển.
V.Sinh thái học chim
5.1 Điều kiện sống và phân bố
Chim ở sa mạc
Chim ở đảo
Chim trên núi
Chim ở biển
5.2 Chuyển vận
chim gõ kiến
Vẹt
Chim trèo
Đi và chạy
Chim Cốc
Đà điểu
Bơi và lặn
Chim cốc
Chim cánh cụt
Chuyển vận bay
Cánh hình ellip(chim Giẻ Quạt)
Cánh chim bay nhanh( Chim nhạn)
Cánh chim bay lướt( Hải âu)
Cánh chim bay cao( Chim Ưng)
Bay chèo liên tục(Vịt trời)
5.3 Hoạt động theo ngày và mùa
Nhóm chim ngày
Chích chòe
Chào Mào
Chim Sáo
Hoạt động đêm
Cú vọ
Thù Thì
Sếu
5.4 Sự di cư
5.5 Thức ăn
Chim ăn động vật
Chim ăn quả
Chim hút mật
Chim ăn hạt
Chim ăn cá
Chim ăn sâu bọ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)