Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu

Chia sẻ bởi Trịnh Phương Hoa | Ngày 05/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài 43: Cấu tạo trong của Chim bồ câu
Người thực hiện: Trịnh Phương Hoa
І. Các cơ quan dinh dưỡng
1) Hệ tiêu hóa
Hãy kể tên các cơ quan của hệ tiêu hóa Chim bồ câu?
Tuyến tiêu hoá: tuyến gan.
tuyến tuỵ
Thảo luận nhóm (3 phút)
Hệ tiêu hóa ở Chim hoàn chỉnh hơn so với Bò sát ở những đặc điểm nào?
→ Tốc độ tiêu hóa của Chim cao hơn Bò sát
Đặc điểm tiến hóa của Chim bồ câu so với Bò sát:
- Thực quản phình to thành diều (là nơi dự trữ và làm mềm thức ăn).
Ngoài ra, trong thời kỳ sinh sản diều là nơi tiết sữa diều ở cả chim trống, mái để nuôi chim con.
Sự xuất hiện dạ dày tuyến (tiết dịch vị) và dạ dày cơ (nghiền thức ăn).
→ Tốc độ tiêu hóa cao hơn Bò sát.
2) Hệ tuần hoàn
Tim của Chim bồ câu có đặc điểm
gì khác so với thằn lằn?
Thảo luận nhóm (2 phút)
Tim bồ câu đã chia làm 4 ngăn gồm 2 nửa.
- Nửa trái chứa máu đỏ tươi (giàu Oxi) đi nuôi cơ thể,
- Nửa phải chứa máu đỏ thẫm
→ Ý nghĩa: máu không pha trộn đảm bảo sự trao đổi chất ở Chim diễn ra mạnh hơn Bò sát.
3) Hệ hô hấp
Th?o lu?n nhúm (2 phỳt)
So sỏnh h? hụ h?p c?a Chim b? cõu v� Bũ sỏt?
Vai trũ c?a cỏc tỳi khớ?
C?u t?o h? hụ h?p cú ý nghia gỡ d?i v?i d?i s?ng c?a Chim?
- Phổi chim có nhều ống khí thông với túi khí. túi khí có vai trò làm giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan.
- Khi bay sự thông khí xảy ra do có sự co giãn của các túi khí.
Khi chim ngừng bay hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
→ Ý nghĩa: Sự phối hợp hoạt động của các túi khí ngực và bụng làm cho không khí lưu thông trong phổi 1 chiều nên không có khí cặn → nhu cầu Oxi cao hơn Bò sát.
Thận sau (chia 3 thùy)
4) Bài tiết và Sinh dục

Hệ bài tiết
- Chim bồ câu có thận sau nhưng không có bóng đái nước tiểu thải ra ngoài cùng với phân (nước tiểu đặc).
→ Ý nghĩa:
+ Chống mất nước.
+ Không có khả năng tích trữ nước tiểu làm nhẹ cơ thể khi bay.
Nêu các cơ quan trong Hệ sinh dục của Chim bồ câu?
Hệ sinh dục
Chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẵn tinh.
Chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển
→ Làm nhẹ cơ thể khi bay.
II: Thần kinh và giác quan
Bộ não của Bò sát
Bộ não Chim bồ câu
Nhận xét:
- Bộ não phát triển là cơ sở cho các họat động
phức tạp.
Mắt tinh có mi mắt thứ 3 mỏng, tai có ống
tai ngoài.
Kết luận bài:
Các cơ quan bên trong của chim có cấu tạo
thể hiện sự thích nghi với đời sống bay lượn:
Hô hấp nhờ túi khí.
Tim 4 ngăn máu không bị pha
Chim mái chỉ có một buồngtrứng để làm nhẹ
cơ thể
Não chim phát triển liên quan đến nhiều
hoạt động phức tạp (đặc biệt có tiểu não
rất phát triển).
Bài 1: Hãy điền dấu X vào những phần thích hợp trong bảng
Bài 2: Nối những ý ở cột B cho phù hợp với cột A
Cột A
A.Bò sát
B.Chim bồ câu
Cột B
Hệ tiêu hoá có đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hoá còn chậm.
Tim 3 Ngăn, tâm thất có vách hụt.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí.
Bài tiết bằng thận sau.
Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.
Ống tiêu hoá đã phân hoá (diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ..)
Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha.
Thụ tinh trong. Đẻ và ấp trứng.Trứng có vỏ đá vôi bảo vệ.
Thụ tinh trong. Đẻ trứng. Phôi phát triển phụ thuộc vào môi trường ngoài.
Đáp án bài 2
A: 2,3,5, 6,9.
B: 1,4,5,7,8.


Dặn dò
Trả lời các câu hỏi cuối bài
Đọc mục “ Em có biết “
Đọc trước bài “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim”.
XIN CÁM ƠN CÁC THẦY
CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Phương Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)