Bài 42. Vệ sinh da

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Duy | Ngày 01/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Vệ sinh da thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

VỆ SINH DA
SINH HỌC 8 - BÀI 42 :
Nhóm 2 thực hiện
ĐỐ VUI KIẾN THỨC
THEO BẠN, NHỮNG BỆNH NÀO SAU ĐÂY
LÀ BỆNH NGOÀI DA?
Bỏng
Viêm tai
giữa
Ebola
Lang ben
Sỏi thận
Mụn cơm
Hắc lào
BỆNH NGOÀI DA
BỆNH NGOÀI DA
Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường.
Vì vậy , nếu không giữ cho da sạch sẽ thì dễ mắc các
bệnh ngoài da như: ghẻ lở, lang ben,....
LANG BEN
Yếu tố để gây bệnh: phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường.
Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.
Triệu chứng và biểu hiện
Vùng phơi ra ánh sáng: là một đốm hay một mảng có màu trắng.
Vùng không phơi ra ánh sáng: đốm hay mảng có màu cà phê sữa, màu hồng, màu nâu, màu đất. Vì thế bệnh lang ben còn có tên bệnh nấm nhiều màu (TINEA versicolor). Trên bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.
- Bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều.
Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.
Chữa trị
Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da. Để tránh khó chịu và đau rát, bệnh nhân có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan.
Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.
Đề phòng bệnh phát trở lại, sau khi điều trị bệnh nhân nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong năm ngày liên tiếp.
BỎNG
Bỏng (burns) là những tổn thương mô mà có thể
được gây ra bởi cháy, mặt trời, hóa
chất, vật nóng hoặc chất lỏng, điện, hoặc các phương tiện khác.
Bỏng có thể được coi là các vấn đề y tế
hoặc trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.


Triệu chứng và biểu hiện
Các dấu hiệu và triệu chứng của bỏng bao gồm:
- Đỏ, sưng da.
- Đau có thể nặng.
- Ướt hoặc ẩm da.
- Mụn nước.
- Sáp màu trắng da hoặc tan da.
- Đen hoặc cháy da trong trường hợp nghiêm trọng.



Nguyên nhân gây bỏng
Bỏng xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ cao 600C. Nhiều chất có thể gây bỏng, bao gồm:
- Lửa.
- Chất lỏng hoặc hơi nước nóng.
- Kim loại, thủy tinh hoặc các đối tượng khác nóng.
- Dòng điện.
- Bức xạ, chẳng hạn như từ X - quang hoặc xạ trị để điều trị ung thư.
- Ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím (UV), ánh sáng từ một đèn chiếu sáng.
- Hóa chất, chẳng hạn như axit mạnh, kiềm (như dung dịch kiềm hoặc xi măng ), sơn móng hoặc xăng.
- Ma sát.


Phòng chống và chữa bệnh
Để giảm nguy cơ bỏng nói chung:
- Không bao giờ để các đồ nấu trên bếp không giám sát.
- Sử dụng lò nướng với găng tay chắc chắn che được bàn tay và cổ tay.
- Giữ chất lỏng nóng ngoài tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
- Đừng bao giờ nấu ăn trong khi mặc quần áo có thể bắt lửa trên bếp.
- Giữ lửa khoảng cách từ các vật liệu dễ cháy.
- Nếu hút thuốc lá, tránh hút thuốc trong nhà và đặc biệt là không bao giờ hút thuốc trên giường.
- Giữ hóa chất, bật lửa và diêm xa tầm tay của trẻ em.
- Đặt nước nóng vòi tắm nhiệt độ 49 - 540C để ngăn ngừa bỏng.



4 lời khuyên về xử lý bỏng tại nhà
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng Khoa Phỏng Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 - TPHCM đã đưa ra 4 lời khuyên về cách thức xử lý khi trẻ bị bỏng tại nhà
1. Nên làm mát vết thương bằng cách dội nước lạnh lên chỗ bị bỏng, sau đó che phủ vết bỏng bằng vải sạch và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
2. Sau khi xịt Thuốc trị vết bỏng cho trẻ, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến BV ngay để được băng bó, chăm sóc vết thương đúng cách.
Không nên để trẻ ở nhà và xịt nhiều lần vì có thể tạo thành lớp màng che vết bỏng và gây nhiễm trùng.
3. Không nên dùng nước mắm, kem đánh răng... bôi lên vết bỏng, vì chẳng những không làm giảm tổn thương mà còn gây thêm đau đớn.
4. Chỉ sử dụng thuốc đông y, tây y ở giai đoạn đầu bị bỏng. Sau đó, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và đánh giá vết bỏng. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để hạn chế di chứng
của bỏng.
Vảy nến
Bệnh vảy nến là một loại bệnh ngoài da thuộc nhóm bệnh da liễu, do sự rối loạn biệt hóa của các tế bào thượng bì gây ra. Tức là các tế bào da không phát triển bình thường, mà phát triển nhanh hơn rất nhiều, ở người bình thường chu kỳ thay da mới mất khoảng 1 tháng, nhưng ở người bị vảy nến chu kỳ này ngắn hơn nhiều còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, da chết của người bị bệnh vảy nến không rơi ra mà vẫn bám trên bề mặt da, nó bị đùn lên có cảm giác cứng cộm và tạo thành các lớp vảy màu trắng đục
• Nguyên nhân gây bệnh vảy nến:
Cho tới giờ y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến. Tuy nhiên, đã biết được một số các yếu tố hình thành nên bệnh vảy nến như:
– Vảy nến do di truyền: Loại này chiếm khoảng 30% số bệnh nhân bị vảy nến
– Vảy nến do nhiễm khuẩn: Thường gặp ở vảy nến thể giọt
– Vảy nến do Stress: Do công việc nhiều, căng thẳng hoặc do lo lắng…
– Vảy nến do thuốc:
Biểu hiện ,triệu chứng và cách phòng chống
• Các triệu chứng và dấu hiệu nhận diện  bệnh vảy nến:
– Vảy nến là bệnh ngoài da thuộc nhóm bệnh Da liễu, vì vậy các dấu hiệu của bệnh rất dễ nhận biết thông qua mắt thường. Bệnh thường xuất hiện các lớp vảy màu trắng có thể là các mụn mủ khô và nông hay từ từng lớp da bị tổn thương có màu đỏ.
– Bệnh vảy nến thường bị ở trên da đầu, các đầu ngón tay, ngón chân, hay các khuỷu tay và khuỷu chân. Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, khi gãi sẽ bay ra các vảy màu trắng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý bệnh nhân.
-Ngoài ra bệnh vảy nến còn có biểu hiện như: xuất hiện nhiều vết chấm giống đồng tiền, theo từng mảng và có màu hơi hồng, hơi đỏ, các vết chấm có thể to dần lên và dẫn đến thối nát.
PHÒNG - CHỐNG
Dùng thuốc đặc trị
Giữ tinh thần thoải mái
Có chế độ làm việc, và nghỉ ngơi hợp lý
Diagram
MỤN
BIỂU HIỆN VÀ TRIỆU CHỨNG
NGUYÊN NHÂN
LÀM CHO MỤN NẶNG HƠN
Nặn mụn không đúng cách
THÓI QUEN XẤU
PHƯƠNG PHÁP TRỊ MỤN
ĐƠN GIẢN NHẤT
GIỮ DA LUÔN SẠCH SẼ
Để có 1 làn da khỏe và đẹp, không những cần phải phòng chống bệnh ngoài da mà còn phải rèn luyện da và bảo vệ da.
DA KHOẺ - ĐẸP
ĐỐ VUI SAU BÀI HỌC
Bệnh gì thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng
và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân.
Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ??
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đây là bệnh dễ lây và thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ.
- Phòng tránh: Cần rửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, không mặc chung đồ với người bệnh.
NH�M 2 XIN K?T TH�C
BĂI THUY?T TR�NH T?I DĐY
CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)