Bài 42. Thấu kính hội tụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Bình Minh | Ngày 27/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Thấu kính hội tụ thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nªu kÕt luËn vÒ mối quan hÖ gi÷a gãc tíi vµ gãc
khóc x¹ khi tia s¸ng truyÒn tõ kh«ng khÝ vµo các môi
trường trong suốt khác ?
Khi tia sáng truyền từ không khí sang cỏc mụi tru?ng
trong su?t r?n, l?ng khỏc nhau thì :
+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
+ Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o

ĐÁP ÁN
Câu 2: Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh với góc tới bằng 600 thì :
Góc khúc xạ lớn hơn 600
Góc khúc xạ bằng 600
Góc khúc xạ nhỏ hơn 600
Cả A,B,C đều sai
Bạn Kiên: Cậu dùng loại kính gì mà hứng ánh
sáng mặt trời mà lại đốt cháy được
miếng giấy trên sân như vậy
Bạn Long: Anh tớ bảo đó là thấu kính hội tụ.
Bạn Kiên: Thấu kính hội tụ là gì nhỉ?
Tiết 46 - bài 42: thấu kính hội tụ
I - đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. thí nghiệm
+ Bố trí thí nghiệm như hình sau
+ Chiếu chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ
Quan sát hiện tượng
Tiết 46 - bài 42: thấu kính hội tụ
I - đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. thí nghiệm
C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ
C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi nó là thấu kính hội tụ ?
?Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới.
Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló
C2: Hãy chỉ ra tia tới, tia ló trong thí nghiệm ở hình trên
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ
C3: Tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm
C3: Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa
?Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt
(Thường là Thủy tinh hoặc Nhựa)
Chùm tia tới
Chùm tia ló
Hình cắt cuả một số thấu kính hội tụ (Hình 42.3a,b,c)
Kí hiệu thấu kính hội tụ ( Hình 42.3d )
Thấu kính được làm bằng vật liệu gì ?
Tiết 46 - bài 42: thấu kính hội tụ
I - đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. thí nghiệm
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ
Ii -trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của
Thấu kính hội tụ
1. Trục chính
C4:Quan sát lại thí nghiệm ở hình
42.2 và cho biết, trong 3 tia sáng
tới thấu kính, tia nào qua thấu
kính truyền thẳng không bị đổi
hướng? Tìm cách kiểm tra điều này.
?Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội
tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi
hướng.Tia này trùng với một đường thẳng được gọi
là trục chính (?) của thấu kính.
2. Quang tâm
?Trục chính của thấu kính hội tụ đi
qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia
sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi
hướng. Điểm O gọi là Quang tâm
của thấu kính.
3. Tiêu điểm
C5: Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình bên.
C6: Vẫn thí nghiệm trên, Nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló có đặc điểm gì?

?Một chùm tia tới song song với trục chính của TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính. Điểm đó gọi là Tiêu điểm của thấu kính hội tụ.
Tiêu điểm nằm cùng phía hay khác phía với chùm tia tới?
Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Các tiêu điểm này có đặc điểm như thế nào?
4. Tiêu cự
?Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính
( OF = OF` =f )
O
Mọi tia sáng đi qua O đều tiếp tục truyền thẳng,không đổi hướng.
Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính.
Em có nhận xét gì về hướng truyền của các tia sáng đi qua O ?
C5 . Điểm hội tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính,nằm trên trục chính
C6. Chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính (F’)
?Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F` nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm O
F
Nếu cho tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì tia ló như thế nào ?
Tiết 46 - bài 42: thấu kính hội tụ
I - đặc điểm của thấu kính hội tụ
1. thí nghiệm
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ
Ii -trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của
Thấu kính hội tụ
1. Trục chính
2. Quang tâm
4. Tiêu cự
3. Tiêu điểm
F
O
F’
Nếu cho tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì tia ló song song với trục chính

Iii - Vận dụng
C7: Trên hình 42.6 có vẽ thấu kính hội tụ, quang tâm O, trục chính
Hai tiêu điểm F, F`, các tia tới 1, 2, 3. Hãy vẽ tia ló của các tia này.
C8: Trả lời câu hỏi bạn Kiên nêu ra ở phần mở bài
C8:
*Thấu kính hội tụ là thấu kính
có phần rìa mỏng hơn phần giữa
*Nếu chiếu một chùm sáng tới
song song với trục chính của
thấu kính hội tụ thì chùm tia ló
sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
S’
Qua bài học này ta cần nắm những đơn vị kiến thức nào?
* Thấu kính hội tụ thường có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
* Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính
hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
* Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng
theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
+ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Ghi Nhớ
? Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào sau đây :
A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời.
B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của mặt trời.
C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời.
D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của mặt trời.


Bài tập
Cho một thấu kính hội tụ và hai tia ló như hình sau . Hãy dựng tia tới tương ứng với mỗi tia ló
F
F’

O
* Đọc phần "có thể em chưa biết"
* Baứi taọp ve� nhaứ: 42-43.3,8,9,10 saựch baứi taọp
* Tỡm hieồu: Aỷnh taùo bụỷi thaỏu kớnh hoọi tuù coự ủaởc ủieồm gỡ? Caựch dửùng aỷnh cuỷa moọt vaọt taùo bụỷi thaỏu kớnh hoọi tuù nhử theỏ naứo?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tham dự giờ học này
Có thể em chưa biết
1. Những kết luận về đường truyền của tia sáng
qua thấu kính hội tụ sẽ càng đúng khi thấu kính
có bề dày phần giữa càng nhỏ (Thấu kính mỏng)
và khi tia sáng lệch càng ít so với trục chính.
2. Trục chính cắt thấu kính ở hai điểm trên hai mặt
của thấu kính. Đối với thấu kính mỏng có thể coi
hai điểm đó trùng nhau, đó là quang tâm của thấu
kính. Trên hình ta chỉ vẽ trục chính cắt thấu kính
tại một điểm.
Dùng băng (Nước đá) để lấy lửa
Trong cuốn tiểu thuyết: "Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng
Hát-tê-rát" của GiuynVec-nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn
lâm vào cảnh thiếu lửa trong những ngày cực lạnh ở -48oC. Một thành
viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy
một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30cm, chế tạo được
một thấu kính hội tụ trong suốt chẳng khác gì thấu kính pha lê.
Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó ra hứng các tia nắng
lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy.
Câu chuyện này không hoàn toàn là hoang đường. Thí nghiệm đốt
cháy gỗ bằng một thấu kính băng đã tiến hành thành công lần đầu
tiên ở Anh vào năm 1763.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bình Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)