Bài 41. Nhiên liệu
Chia sẻ bởi Dương Thị Tuyết Giang |
Ngày 30/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Nhiên liệu thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
CÙNG TOÀN THỂ CÁC EM HỌC SINH
Lớp 9A4
MÔN HÓA HỌC 9
G.V thực hiện : Dương Thị Tuyết Giang
MÔN HÓA HỌC 9
Trình bày tính chất vật lý của dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
Theo em để dập tắt xăng dầu cháy người ta làm như sau:
a. Phun nước vào ngọn lửa.
b. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c. Phủ cát vào ngọn lửa
Cách làm nào ở trên là đúng ? Giải thích.
KIỂM TRA BÀI CŨ
TRẢ LỜI
- Tính chất vật lý của dầu mỏ: Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: Khí đốt, xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường….
2. Đáp án: b,c là đúng
Giải thích: Vì ngăn không cho dầu tiếp xúc với không khí. Cách làm a sai: vì khi đó, dầu nhẹ hơn nước nên loang nhanh trên mặt nước gây cháy to hơn.
Bài 41: NHIÊN LIỆU
NỘI DUNG BÀI HỌC :
I- NHIÊN LIỆU LÀ GÌ ?
II- NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO ?
III- SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
Hãy kể tên một vài nhiên liệu thường dùng hằng ngày ở gia đình mà em biết?
VD: than, ga, củi, dầu…
Đặc điểm chung của các loại nhiên liệu này là gì ?
Đặc điểm chung: Đều là những chất cháy được khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
Chất đốt
Vậy nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
Nhiên liệu có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
Khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là 1 loại nhiên liệu hay không?
Điện không phải là 1 loại nhiên liệu mà nó là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt.
Nhiên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sản xuất.
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
1) Nhiên liệu rắn: Gồm than mỏ, gỗ,…
Than mỏ
Được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong hàng triệu năm. Thời gian phân hủy càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon càng cao.
I- Nhiên liệu là gì ?
Bài 41 NHIÊN LIỆU
Dựa vào trạng thái, em hãy dự đoán nhiên liệu được chia làm mấy loại, là những loại nào?
Nhiên liệu được chia làm ba loại: Nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí.
Đọc thông tin SGK tr. 130, em hãy nêu sự tạo thành cuả than mỏ cũng như đặc tính cuả loại than này?
Quan sát biểu đồ hình 4.21, em hãy nhận xét hàm lượng cacbon trong các loại than như thế nào?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
1) Nhiên liệu rắn: Gồm than mỏ, gỗ,…
I- Nhiên liệu là gì ?
Bài 41 : NHIÊN LIỆU
Than mỏ
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
1) Nhiên liệu rắn: Gồm than mỏ, gỗ,…
Gỗ
Gây lãng phí rất lớn nên ngày càng ít sử dụng
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
1. Nhiên liệu rắn: Gồm than mỏ, gỗ,…
2. Nhiên liệu lỏng :
Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và rượu .
Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, đun nấu và thắp sáng .
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
1. Nhiên liệu rắn: Gồm than mỏ, gỗ,…
2. Nhiên liệu lỏng :
3. Nhiên liệu khí:
Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp .
Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than .
Có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường .
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
THẢO LUẬN
1/ Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả?
2/ Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
3/ Muốn sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện những yêu cầu nào?
1/ Vì khi nhiên liệu cháy không hoàn sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
ĐÁP ÁN
2/ Tận dụng triệt để, tiết kiệm nguồn nhiên liệu và phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn
3/- Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
III- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho liệu quả ?
1) Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió.
2) Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi bằng cách: trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí, chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy.
3) Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
III- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho liệu quả ?
Ghi
nhớ
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng .
Nhiên liệu được chia làm 3 loại : rắn, lỏng và khí .
Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả là : cung cấp đủ không khí ( oxi ) cho quá trình cháy, tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi . Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng .
Hãy đọc bài “Em có biết” để biết thêm thông tin về nhiên liệu!
Viên than tổ ong được tạo nhiều lổ nhỏ với
mục đích nào sau đây ?
Trông đẹp mắt
Để có thể treo khi phơi
Để giảm trọng lượng
Để than tiếp xúc với nhiều không khí giúp than cháy hoàn toàn.
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
III- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho liệu quả ?
Bài tập: chọn câu trả lời đúng nhất
D
Nhiên liệu nào dùng trong đời sống hàng ngày sau đây
được coi là sạch hơn cả ?
Dầu hỏa
Than
Củi
Khí (gas)
D
Bài tập: Quan sát hình sau và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn?
Vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I- Nhiên liệu là gì?
II- Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
III- Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho liệu quả ?
Bài tập : Tại sao bếp ga được chia nhiều khe lửa nhỏ?
Bếp ga có chia nhiều khe lửa nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa ga với không khí.
Bài tập: Vì sao khoâng ñun beáp than trong phoøng kín?
TRẢ LỜI: Vì khí than khi cháy thải ra rất nhiều khí CO, CO2 rất độc có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
Học bài
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 /132 SGK vào vở bài tập
Đọc thêm phần: Em có biết
Xem trước bài: Luyện tập chương IV
Ôn lại các kiến thức về hidrocacbon và nhiên liệu.
DẶN DÒ
Kính chúc thầy, cô và các em
học sinh nhiều sức khỏe
Bài học kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Tuyết Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)