Bài 41. Nhiên liệu

Chia sẻ bởi Trương Ngọc Thủy | Ngày 30/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Nhiên liệu thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HÓA
2010
GAĐT
HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
Là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, H2CO3
và các muối cacbonat kim loại )
1
2
Chất được dùng để điều chế Polietilen
3
4
Chất khí được điều chế từ canxi cacbua
và nước
5
Một hidrocacbon có cấu tạo vòng 3 liên kết đôi
và 3 liên kết đơn xen kẽ nhau
Một hidrocacbon ở trạng thái khí có trong bùn
ao. bioga, mỏ dầu …
Tiết 52.Bài 41
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
GV Thực hiện: Trương Ngọc Thủy
NHIÊN LIỆU
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
Đặc điểm chung của các loại nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy
được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Chất nào sau đây được xem là nhiên liệu?
CO, H2, H2SO4 đặc, dầu hỏa, nước, than đá,
củi, cồn, khí thiên nhiên.
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
NHIÊN LIỆU
Ti?t 52.
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
Nhiên liệu là những chất cháy
được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
Các nhóm trình bày các mẫu vật nhiên liệu
thu thập được
Dựa vào đâu em có thể phân loại nhiên liệu?
Mấy loại? Sắp xếp các nhiên liệu trên theo
sự phân loại đó.
NHIÊN LIỆU
Ti?t 52.
Nhiệt lượng
KJ/Kg
Năng suất tỏa nhiệt của
một số nhiên liệu thông thường
Thảo luận nhóm
1. Trong từng loại nhiên liệu bao gồm các nhiên liệu cụ thể nào?

2. Nhận xét về hàm lượng C trong các loại than?

3. Nhận xét về năng suất tỏa nhiệt của 1 số nhiên liệu thông thường?

4. Lĩnh vực ứng dụng của từng loại nhiên liệu?
%C
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
Nhiên liệu là những chất cháy
được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
Nhiên liệu rắn
Than mỏ
Than gầy
Than mỡ
Than non
Than bùn
Gỗ
Nhiên liệu lỏng
Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa.)
rượu
Nhiên liệu khí
Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than
NHIÊN LIỆU

Ti?t 52.
Máy phát điện chạy bằng khí bioga
Xe máy chạy bằng khí bioga
Xe máy chạy bằng khí tự nhiên
Sản xuất Ethanol từ bắp
Xăng Ethanol
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
Nhiên liệu là những chất cháy được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta
phải thực hiện những biện pháp gì?
NHIÊN LIỆU
Trò chơi
Ti?t 52.
1
2
3
4
Ngọn lửa bí mật
Trò chơi
a
b
Trường hợp nào nước mau sôi hơn? Vì sao?
Quan sát 2 hình sau:
Quan sát 2 hình dưới đây và cho biết trường hợp nào sử dụng gaz an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn?
a)
b)
Quan sát hình sau và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn?
Vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.
Quan sát 2 hình sau và cho biết:
Vì sao viên than tổ ong lại có nhiều lỗ nhỏ?
Vì sao bếp gaz được chia thành nhiều khe chia lửa?
Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao quá hoặc mở ga nhiều quá thì ngọn lửa không xanh, thậm chí tạo ra nhiều muội than. Tại sao?
Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao hoặc mở ga mạnh quá thì dầu hoả và ga quá nhiều, lượng oxi thiếu, do đó lượng hiđrocacbon cháy không hoàn toàn, thậm chí chỉ bị phân huỷ thành muội than.
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
a. Vừa đủ
b. Thiếu
c. Dư
Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
a. Vừa đủ
Vì sự cháy sẽ xảy ra hoàn toàn và nhiệt lượng toả ra đạt lớn nhất.
Nếu thiếu oxi thì nhiên liệu không cháy hết, nếu thừa nhiều không khí thì lãng phí nhiệt, vì phải làm nóng lượng khí thừa này.
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì các phân tử được hoà trộn với oxi ngay, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn. (Trái lại các chất lỏng và rắn chỉ có lớp trên bề mặt tiếp xúc với oxi nên các lớp trong khó tiếp xúc với oxi).
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng.
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì các phân tử được hoà trộn với oxi ngay, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn. (Trái lại các chất lỏng và rắn chỉ có lớp trên bề mặt tiếp xúc với oxi nên các lớp trong khó tiếp xúc với oxi).
Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:
a. Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
c. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao quá hoặc mở ga nhiều quá thì ngọn lửa không xanh, thậm chí tạo ra nhiều muội than. Tại sao?
Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao hoặc mở ga mạnh quá thì dầu hoả và ga quá nhiều, lượng oxi thiếu, do đó lượng hiđrocacbon cháy không hoàn toàn, thậm chí chỉ bị phân huỷ thành muội than.
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
Nhiên liệu là những chất cháy được khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
1. Cung cấp đủ không khí (oxi) cho quá trình cháy
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí (oxi)
3. Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta
phải thực hiện những biện pháp gì?
NHIÊN LIỆU
Ti?t 52.
Kiến thức ứng dụng
- Khi đun bếp củi hoặc than, nếu chất củi, than quá dầy, cửa bếp quá nhỏ, không khí không đủ, nhiên liệu không cháy hết. Nếu đặt bếp ngoài trời nơi lộng gió (thừa quá nhiều không khí) thì nhiệt độ bếp lửa không cao, rất tốn than, củi, nước lâu sôi.
- Khi đun bếp dầu, nếu vặn bấc quá cao, ngọn lửa không xanh, để lại nhiều muội ; bếp để nơi lộng gió đun cũng tốn dầu, nước lâu sôi.
- Nhiên liệu và không khí (hay oxi) phải được trộn đều vào nhau để có diện tích tiếp xúc giữa chúng lớn, làm cho sự cháy xảy ra nhanh và đều khắp.
- Nguyên liệu lỏng dễ sử dụng hơn nhiên liệu rắn, do dễ điều chỉnh nhiên liệu và không khí cho phù hợp. Nhiên liệu khí càng dễ sử dụng hơn vì dễ điều chỉnh các khí, diện tích tiếp xúc của các khí vô cùng lớn (tiếp xúc giữa các phân tử). Sự cháy của nhiên liệu lỏng nhất là nhiên liệu khí xảy ra hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn (để lại C, CO rất ít) vì vậy nồi, xoong ít có muội than, ít độc.
NHIÊN LIỆU
Ti?t 52.
Ghi nhớ
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Nhiên liệu được chia làm 3 loại: rắn, lỏng và khí.
Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả là: cung cấp đủ không khí (oxi) cho quá trình cháy, tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi. Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
NHIÊN LIỆU
Ti?t 52.
Hướng dẫn về nhà
Ôn lại kiến thức cơ bản của chương Hidrocacbon – Nhiên liệu. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với tính chất của các hidrocacbon đã học và những ứng dụng của chúng.
Kẻ bảng trang 133 SGK vào vở.
Đọc thêm phần: Em có biết
Xem trước bài: Luyện tập chương IV
Bài học kết thúc
Chúc các em ngoan, học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Ngọc Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)