Bài 41. Nhiên liệu

Chia sẻ bởi Phạm Minh Kiến | Ngày 30/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Nhiên liệu thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
GIÁO VIÊN: PHẠM MINH KIẾN
TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
KIỂM TRA MiỆNG
* Câu hỏi bài cũ:
Câu 1: Sữa bài tập số 2 trang 129 SGK (6đ)
Đáp án: a/ Xăng, dầu hoả và nhiều sản phẩm khác
b/ Crackinh
c/ Mêtan
d/ Thành phần
Câu 2: Sữa bài tập số 3 trang 129 SGK ( 4đ)
Đáp án: Chọn b, c. Vì ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với không khí.
Cách làm sai: a vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước gây cháy to hơn
KIỂM TRA BÀI CŨ
* Câu hỏi bài mới: ( 10 điểm)
Câu1: Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu được chia làm mấy loại?
Câu 2: Sử dụng nhiên liệu như thế nào đạt hiệu quả?
BÀI: 41 – TIẾT 51
NHIÊN LIỆU
NHIÊN LIỆU
Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia
trên thế giới quan tâm.
Vậy nhiên liệu là gì?
Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho
hiệu quả?
Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ ?

Em hãy kể tên một vài nhiên liệu thường dùng ?
Gaz, than, dầu, xăng, củi…
Em hãy dự đoán than, củi, khí gaz, dầu hoả….khi cháy có hiện tượng gì ?
Khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng
Củi đang cháy
Thắp đèn dầu
Gaz đang cháy
Các chất trên khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng, người ta gọi là chất đốt hay nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ ?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng
Theo em biết hiện nay nhiên liệu được dùng trong lĩnh vực nào và đóng vai trò như thế nào trong đời sống sản xuất?
Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất.
Em hãy cho biết những nhiên liệu dưới đây, nhiên liệu nào có sẵn trong tự nhiên, nhiên liệu nào có được do điều chế
Than, Gỗ, Dầu mỏ, Khí than, Cồn đốt, khí hiđro
Có sẵn trong tự nhiên
Có được do điều chế
Theo em khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là nhiên liệu không?
Điện không phải là nhiên liệu.
Vì điện là một dạng năng lượng
có thể phát sáng và toả nhiệt
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?

Gas
Khí mỏ dầu
Xăng
Bếp dầu hoả
Rượu
Đèn cồn
Than mỏ
Than gỗ
Gỗ
Dựa vào trạng thái. Em hãy phân loại các nhiên liệu
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
Theo em nhiên liệu rắn được chia ra làm mấy loại?
Nhiên liệu rắn gồm: Than mỏ và gỗ, v.v…
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
Nhiên liệu rắn gồm: Than mỏ và gỗ, v.v…

Than mỏ được hình thành như thế nào?
Được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong hàng triệu năm. Thời gian phân hủy càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than càng cao.
Than mỏ được chia làm mấy loại?
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
- Than mỏ
+ Than gầy
+ Than mỡ
+ Than non
+ Than bùn
- Gỗ
Hàm lượng cacbon trong các loại than
Năng xuất toả nhiệt của than
Dựa vào biểu đồ hàm lượng cacbon trong các loại than và biểu đồ năng suất tỏa nhiệt của các loại than. Hãy cho biết loại than nào nào có hàm lượng cacbon cao nhất và năng suất toả nhiệt lớn nhất và ngược lại? Ứng dụng của các loại than.
Quan sát hình ảnh mẫu gỗ và kết hợp
với thông tin SGK tr.130 . Em hãy nêu
những điều biết được về nhiên liệu gỗ?
Củi
Cầu thang
Hiện nay, gỗ chủ yêú được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy.
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
Nhiên liệu lỏng bao gồm những nhiên liệu nào? Được dùng chủ yếu trong lĩnh vực nào?
Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: (xăng, dầu hoả…) và rượu
Dùng cho các động cơ đốt trong, đun nấu, thắp sáng
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: (xăng, dầu hoả…) và rượu.
Dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng

BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
Nhiên liệu khí gồm những nhiên liệu nào? có những ưu điểm gì? ứng dụng vào trong lĩnh vực nào?
+ Nhiên liệu khí gồm: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
+ Ưu điểm:
* Năng xuất toả nhiệt cao
* Dễ cháy hoàn toàn
* Ít gây độc hại cho môi trường
+ Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
+ Nhiên liệu khí gồm: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
+ Ưu điểm:
* Năng xuất toả nhiệt cao
* Dễ cháy hoàn toàn
* Ít gây độc hại cho môi trường
+ Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.

Dựa vào biểu đồ 4.22 trang 313 SGK
Năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thông thường. Em hãy cho biết nhiên liệu nào có năng suất toả nhiệt lớn nhất và ngược lại?
Năng suất toả nhiệt của
một số nhiên liệu thông thường
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả
Các em đọc SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao ta phải sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả?
2. Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả?

Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, sẽ vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường
Sử dụng hiệu quả nhiên liệu là phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn, đồng thời tận dụng nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
3. Cần đảm bảo các yêu cầu gì?
- Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi với nhiên liệu
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra
BÀI: 41 – TIẾT: 51 - NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn:
2. Nhiên liệu lỏng:
3. Nhiên liệu khí:
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả (sgk trang 131)
Bài tập số 1 trang 132
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả phải cung cấp không khí hoặc oxi:
a. Vừa đủ
b. Thiếu
c. Dư
a.
Giải thích: Vì nếu thiếu không khí hoặc oxi (b) thì nhiên liệu không cháy hết, ngược lại nếu dư không khí hoặc oxi (c) thì khi đó phải tiêu tốn nhiên liệu để làm nóng không khí dư
CÂU HỎI BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài tập số 2 trang 132
Đáp án: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và rắn vì dễ tạo ra hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn so với chất lỏng, rắn
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và lỏng.
Bài tập số 3 trang 132
Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:
a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí
b) Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
c) Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học thuộc nội dung bài
- Làm bài tập số 4 trang 132 SGK
- Chuẩn bị bài luyện tập chương 4 (xem nội dung kiến thức cần nhớ, kẽ sẵn bảng tổng kết trang 133-SGK)
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Kiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)