Bài 41. Nhiên liệu

Chia sẻ bởi Nguyễn Quí Lộc | Ngày 29/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Nhiên liệu thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Giáo viên : Nguyễn Quí Lộc
Lớp dạy : 9A4
CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 -3
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
Đáp án:
Tính chất vật lý của dầu mỏ: Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đên, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
- Trạng thái tự nhiên của dầu mỏ:dầu mỏ tập trung thành vùng lớn ở sâu trong lòng đất.
Thành phần của dầu mỏ: mỏ dầu thường có 3 lớp:
+ Lớp khí ở trên
+ Lớp dầu lỏng ở giữa
+ Dưới cùng là lớp nước mặn
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: Khí đốt, xăng, dầu thắp sáng, dầu mazut, nhựa đường……..
Là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, H2CO3
và các muối cacbonat kim loại )
1
2
Chất được dùng để điều chế Polietilen
3
4
Chất khí được điều chế từ canxi cacbua
và nước
5
Một hidrocacbon có cấu tạo vòng 3 liên kết đôi
và 3 liên kết đơn xen kẽ nhau
Một hidrocacbon ở trạng thái khí có trong bùn
ao. bioga, mỏ dầu …
Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ hôm nay gồm 5 hàng ngang.Từ chìa khóa gồm 9 chữ cái
Thể lệ của trò chơi- Mỗi đội lần lượt chọn một hàng ngang để trả lời ,nếu không trả lời đúng nhường quyền trả lời cho đội bạn.Sau 4 hàng ngang mở ra mới được đoán từ chìa khóa ( Nếu đội nào đoán sai từ chìa khóa bị dừng cuộc chơi)
Cách tính điểm: - Mở được một hàng ngang : 10đ
- Mở được từ chìa khóa : 40đ

TL
A
B
4
Trường THCS Nhơn Lý
Nhơn Lý, ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tiết 51 – Bài 41
NHIÊN LIỆU
Giáo viên: Nguyễn Quí Lộc
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Nắm được nhiên liệu là gì?.

Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng .

Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu .
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Khí bioga
Kể tên một số nhiên liệu sử dụng hàng ngày?
Các nhiên liệu này có đặc điểm chung gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Điện có phải là một loại nhiên liệu không?
Lưu ý: Điện không phải là một loại nhiên liệu mà điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và tỏa nhiệt.
Các nhiên liệu có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất:
+ Một số nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên:

+ Một số loại nhiên liệu được điều chế từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên:
Dầu mỏ
Cồn…..
than, củi…….


Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Dựa vào đâu em có thể phân loại nhiên liệu? Nhiên liệu gồm mấy loại? Đó là những loại nào?
3 loại
Nhiên liệu rắn
Nhiên liệu lỏng
Nhiên liệu khí
Cho một số loại nhiên liệu sau. Hãy sắp xếp các nhiên liệu theo sự phân loại trên?

Nhiệt lượng
KJ/Kg
Năng suất tỏa nhiệt của một số loại nhiên liệu thông thường
%C
1. Trong từng loại nhiên liệu bao gồm các nhiên liệu cụ thể nào?
THẢO LUẬN NHÓM
2. Nhận xét về hàm lượng cacbon trong các loại than?
3. Nhận xét về năng suất tỏa nhiệt của một số loại nhiên liệu thông thường?
4. Nêu ứng dụng của từng loại nhiên liệu cụ thể?
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?

Than mỏ
Gỗ
Nhiên liệu rắn
Nhiên liệu lỏng
Nhiên liệu khí
Sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ( xăng, dầu hỏa..)
Rượu
Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cao, khí lò cốc, khí than….
Than gầy
Than non
Than mỡ
Than bùn
1. Nhiên liệu rắn
2. Nhiên liệu lỏng
3. Nhiên liệu khí
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?

+ Gỗ: Chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
Nhiên liệu lỏng: Được dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.
Nhiên liệu khí: Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp.
+ Than gầy được dùng làm nhiên liệu trong ngành công nghiệp.
+ Than non và than mỡ được dùng để luyện than cốc.
+ Than bùn được dùng làm chất đốt và phân bón.
1. Nhiên liệu rắn
2. Nhiên liệu lỏng
3. Nhiên liệu khí
Nhiên liệu rắn
Than gầy
Than bùn
Than non
Than mỡ
Máy phát điện chạy bằng khí bioga
Xe máy chạy bằng khí bioga
Xe máy chạy bằng khí tự nhiên
Sản xuất ethanol từ bắp
Xăng ethanol
Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn
3. Nhiên liệu khí
2. Nhiên liệu lỏng
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
? Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn thì sẽ gây ra những tác hại nào?
TL: Gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn
3. Nhiên liệu khí
2. Nhiên liệu lỏng
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
? Nhiên liệu sử dụng như thế nào được coi là có hiệu quả?
TL: Sử dụng hiệu quả nhiên liệu là để nhiên liệu cháy hoàn toàn .
Tận dụng nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra

Bài 41: NHIÊN LIỆU
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được.khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1. Nhiên liệu rắn
3. Nhiên liệu khí
2. Nhiên liệu lỏng
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
Muốn sử dụng nhiên liệu có hiệu quả chúng ta cần những biện pháp gì?
1. Cung cấp đủ không khí( oxi) cho quá trình cháy.
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí( oxi ).
3. Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

1. Cung cấp đủ không khí( oxi) cho quá trình cháy.
2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí( oxi ).
3. Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
BT2
Bài 1: Giải mã mỗi tình huống ẩn sau những chữ số để trở
thành nhà thông thái khi sử dụng nhiên liệu.
BTVN
Tình huống 1: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
a. Vừa đủ
b. Thiếu
c. Dư
Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
a. Vừa đủ
Vì sự cháy sẽ xảy ra hoàn toàn và nhiệt lượng toả ra đạt lớn nhất.
Nếu thiếu oxi thì nhiên liệu không cháy hết, nếu thừa nhiều không khí thì lãng phí nhiệt, vì phải làm nóng lượng khí thừa này.
Tình huống 2: Hãy giải thích hiện tượng khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt.
Nến tắt là do ngọn lửa của nến nhỏ, nên khi quạt, lượng gió vào nhiều sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột và nến bị tắt.
Tình huống 3: Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:
a. Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
b. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
c. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.
Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.
Giảm lượng oxi để hạn chế quá trình cháy.
Tình huống 4: Quan sát hình sau và cho biết trường hợp nào đèn sẽ cháy sáng hơn, ít muội than hơn?
Vì lượng không khí được hút vào nhiều hơn.
Tình huống 5: Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao quá hoặc mở ga nhiều quá thì ngọn lửa không xanh, thậm chí tạo ra nhiều muội than. Tại sao?
Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao hoặc mở ga mạnh quá thì dầu hoả và ga quá nhiều, lượng oxi thiếu, do đó lượng hiđrocacbon cháy không hoàn toàn, thậm chí chỉ bị phân huỷ thành muội than.
 Ở gia đình khi đun nấu bằng bếp củi làm thế nào để ngọn lửa cháy đều không có khói?
Khi đun nấu bằng bếp củi để ngọn lửa cháy đều, không có khói cần chẻ nhỏ củi, cho củi vừa phải vào bếp, khơi rộng lòng bếp để tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
 Khi đun nấu bằng bếp than tổ ong tại sao chúng ta thường thấy các viên than đều có những lỗ nhỏ?
Các viên than tổ ong thường có lỗ nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa lửa với không khí.
 Vì sao đun nấu không để ngọn lửa quá to?
Khi đun nấu không để ngọn lửa quá to nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
 Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?
Vì khí than khi cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
1. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng .
2. Nhiên liệu được chia làm 3 loại : rắn, lỏng và khí .
3. Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả là:
+ Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy.
+ Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.
+ Duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
GHI NHỚ
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quí Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)