Bài 41. Nhiên liệu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhung | Ngày 29/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Nhiên liệu thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD - ÐT QuÕ vâ
Trường THCS Yên Giả
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 9
Giáo viên: Nguyễn Thị Nhung
Yên Giả, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tiết 52 – bài 41
NHIÊN LIỆU
Câu hỏi:
- Để thu được các sản phẩm từ dầu mỏ ta dùng phương pháp gì?
- Kể tên một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?


Kiểm tra bài cũ
Tiết 52 – bài 41 : NHIÊN LIỆU
I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ
Dầu mazut (Fuel oil – FO) 
Nhiên liệu Diesel (DO – Diesel Oil) 
DẦU HỎA
II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?
Quá trình hình thành than mỏ
Thời gian
Áp lực
Nhiệt độ
Than bùn
Than mỡ vàThan non,
Than gầy
Thực vật
-Được hình thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong thời gian dài
-Thời gian phân hủy càng dài , than càng già,và hàm lượng cacbon trong than càng cao
NHIÊN LIỆU RẮN
Than mỏ
PHIẾU HỌC TẬP
NHIÊN LIỆU RẮN
PHIẾU HỌC TẬP
90%C
80%C
78%C
58%C
Dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp.
Dùng để luyện than cốc
Dùng để luyện than cốc
Dùng làm chất đốt tại chỗ và phân bón
Nhà máy luyện kim
Than tổ ong
Phân bón từ than bùn
Mỏ than Khe Chàm –Cẩm Phả

Theo báo cáo than dưới lòng Đồng bằng sông Hồng nằm trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình... rồi kéo thẳng ra biển. Có khoảng vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo là 210 tỷ tấn. Các vỉa than này có chiều dày lớn, dao động từ 2-3m đến 10-20m, ít lớp kẹp, vỉa nằm thoải, duy trì ổn định, chất lượng tốt...
Theo số liệu khảo sát trên diện tích 962km2, thì trữ lượng than dự báo khoảng 30 tỷ tấn( khảo sát đến độ sâu 1700m). Trong đó tổng diện tích tìm kiếm tại huyện Khoái Châu (80km2) có trữ lượng than trên 1,5 tỷ tấn. Riêng khu vực Bình Minh (Khoái Châu) với diện tích thăm dò 25km2 đạt thăm dò sơ bộ trữ lượng 456 triệu tấn (khảo sát đến độ sâu 600m). 

Dưới lòng Đồng bằng sông Hồng, sâu đến 3500m là một bể than lớn, trữ lượng 210 tỷ tấn.
NHIÊN LIỆU rắn
ỨNG DỤNG CỦA GỖ
Sử dụng nhiên liệu rác thải trong sản xuất
NHIÊN LIỆU rắn
NHIÊN LIỆU
LỎNG
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: xăng, dầu hỏa..
Rượu
NHIÊN LIỆU lỏng
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: Xăng, dầu hỏa..
Xăng là hỗn hợp của các Hiđrocacbon no, mạch thẳng (CnH2n+2) chứa từ 7 – 11 nguyên tử C.
Dầu hỏa cũng là hỗn hợp của các Hiđrocacbon no, mạch thẳng (CnH2n+2) nhưng chứa từ 12 – 15 nguyên tử C.
-Rượu
là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm –OH gắn vào nguyên tử Cacbon.
Êtanol (Rượu Etylic hay Cồn) là một ancol mạch thẳng, công thức phân tử của nó là C2H6O. Công thức cấu tạo là C2H5OH hay CH3-CH2-OH
Cồn khô
Cồn thạch
Cồn lỏng
- Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong
NHIÊN LIỆU lỏng
- Một phần nhỏ dùng để đun nấu hoặc thắp sáng
NHIÊN LIỆU lỏng
  Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu được cho là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Vì NLSH là loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như trên nên nó là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được.
Sử dụng NLSH giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2 , hạt bụi và khí. Ngoài ra, lượng khí độc hại CO2 thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn.
Lò phản ứng sinh học quang hợp – Photobioreactor để sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo
Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than…
NHIÊN LIỆU khí
Năng suất tỏa nhiệt một số nhiên liệu thông thường
Nhiệt lượng
KJ/Kg
Nhiên liệu khí có ưu điểm gì so với nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng ?
Lò nung gốm sứ bằng gas
Ô tô chạy bằng khí gas
Khí biogas
Bếp đun bằng ga
Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp
HÃY QUAN SÁT
Tuy được ứng dụng rất rộng rãi nhưng các loại nhiên liệu này gây ra những tác động tiêu cực đên môi trường của Trái đất.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
Lũ lụt
Cháy rừng
Sóng thần
Băng tan
Nóng lên toàn cầu
Nghị định thư Kyoto là Nghị định thư của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), được thông qua tại Kyoto (Nhật Bản) vào tháng 12/1997, đưa ra quy định về kiểm soát các khí nhà kính gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Theo Nghị định thư này, tất cả các nước công nghiệp trên thế giới sẽ phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5,2% vào năm 2012.
Tính đến tháng 9 năm 2011 có 191 nước ký vào Nghị định thư Kyoto, trong đó có 36 nước phát triển (không có Mỹ và Úc).
Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

Than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên là những nguồn nhiên liệu thiết yếu. Tuy nhiên, các nhiên liệu trên có lẫn hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc nitơ, vì vậy khi cháy ngoài tạo khí CO2 có lẫn những khí khác như SO2, NO2 ,CO….. Gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác các nguồn nhiên liệu trên đang dần cạn kiệt,vì vậy người ta đang nghiên cứu tìm nguồn nhiên liệu thay thế.
Một trong hương nghiên cứu đó là dùng khí hidro làm nhiên liệu.
Hydro khi cháy chỉ tạo ra nước, nên là loại nhiên liệu sạch lý tưởng. Đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ từ lâu, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và đời sống, hydro đang được xem là nguồn năng lượng tái tạo cho thế kỷ XXI.
Xe chạy bằng Hiđro
III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Sử dụng nhiên liệu thế nào là hiệu quả?
- Phải làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn.
- Tận dụng hết nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.
1/ Khi đun bếp củi vừa bị tắt, chúng ta thổi không khí hoặc quạt gió vào, các nhà máy xây ống khói cao để làm gì ?
2/ Quan sát hình và cho biết cấu tạo của than tổ ong và mâm chia lửa của gas có các rãnh như vậy có mục đích gì ?
3,Quan sát 2 hình dưới đây và cho biết trường hợp nào sử dụng gaz an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn?
a)
b)
Khai thác
Chế biến, Vận chuyển,
Sử dụng
nhiên liệu

Cháy nổ
Ô nhiễm
môi trường
Đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường khi khai thác, chế biến,vận chuyển và sử dụng nhiên liệu
Tuân thủ nghiêm quy tắc an toàn
Xử lý chất thải,
-Liên hiệp nhà máy…
-Ứng dụng KHKT tiên tiến..
Những nguy cơ xảy ra khi khai thác, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu là gì? Nêu cách để góp phần làm giảm những rủi ro đó?
TỔNG KẾT TOÀN BÀI NHIÊN LIỆU
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất rắn và chất lỏng vì: dễ tạo ra……………………………, khi đó ………………….. của nhiên liệu với không khí …………………….. so với chất rắn và chất lỏng.
(1)Hỗn hợp với không khí
(2) Diện tích tiếp xúc
(4) Lớn hơn nhiều
(3)Nhỏ hơn nhiều
LUYỆN TẬP
Câu2. Trong công nghiệp người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Biết 1mol cacbon cháy tỏa ra 394KJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 Kg than chứa 90% cacbon là:
A. 164167KJ
B. 16416 KJ

C. 147750 KJ
D.1970000KJ
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí mêtan. Thể tích CO2( đktc) tạo thành là:
A. 5,6 lít
B. 11,2 lít
C. 22,4 lít
D. 7,84 lít
Em hãy chọn phương án đúng nhất.
CHUNG TAY BẢO VỆ TRÁI ĐẤT LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI
CHUNG TAY BẢO VỆ TRÁI ĐẤT LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)