Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da
Chia sẻ bởi Trịnh Thanh Vân |
Ngày 01/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
chào mừng cô và các bạn
Bài thảo luận tổ 3 - lớp k11 ĐHSP Sinh
Đề bài: Cấu tạo vi thể của nơron phù hợp với chức năng
GVHD : Trịnh Thị Hồng
* Mô thần kinh: là loại mô phân hoá cao độ có mặt ở khắc cơ thể để thích nghi với 2 chức năng:
Nhận cảm có chọn lọc các kích thích của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể
Phân tích và dẫn truyền xung động nhanh chóng đến các cơ quan mà nó tác động.
Để thực hiện 2 chức năng này nhờ 1 phần rất lớn của các tế bào thần kinh gọi là nơron
* Nơron: là 1 tế bào biệt hoá rất cao. Nó là đơn vị cấu tạo cũng đồng thời là đơn vị chức năng của hệ thần kinh.
A/ Những khái niệm chung
Hình 1: Hệ thần kinh
* C¸c d¹ng n¬ron c¬ b¶n:
+ C¨n cø vµo sè cùc chia noron thµnh c¸c lo¹i sau:
-N¬ron nhiÒu cùc:(gåm mét sîi trôc vµ nhiÒu sîi nh¸nh)
N¬ron 2 cùc:(mét cùc lµ n¬i xuÊt ph¸t cña sîi trôc cùc kia lµ n¬i xuÊt ph¸t sîi nh¸nh)
N¬ron mét cùc gi¶ ( cã h×nh ch÷ T ).
N¬ron mét cùc: chØ cã mét sîi trôc mµ kh«ng cã sîi nh¸nh.
B/ cấu tạo vi thể của nơron
Cấu tạo của nơron: Gồm 2 phần là thân và sợi thần kinh.
1. Thân nơron:
1.1 Hình dạng, kích thước:
- hình dạng: hình sao, hình cầu, hình thoi
- kích thước có thể rất nhỏ(nơron hạt tiểu não đường kính 4-5micromet), có thể rất lớn(Nơron tháp 130 micromet)
.
1.2 Cấu tạo: Thân nơron chứa màng, nhân và các bào quan
- Màng thân nơron: Màng tế bào mỏng, có cấu tạo đặc biệt có tính thấm chọn lọc đối với các loại ion khác nhau do các tấm lipoprotein tạo thành. Độ dày trung bình của màng nơron là 90-100 A, làm nhiệm vụ tiếp nhận các chất dinh dưỡng và đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất.
Hình 5: Cấu trúc của nơron
Hình 4: Cấu tạo vi thể nơron.
1.Bộ Golgi 5. Nhân 8.ống siêu vi 14.Synap
2. Thể Nissl 6.Tiểu hạch 9.Ty thể 15.Sợi nhánh
4. Mạng lưới nội chất 7.Màng thân nơron 11.Gò axon 16.Sợi trục
17.Hạt axetincholin(Ach) 24.Túi Synap 26.Khe Synap
- Nhân: đa số có nhân lớn, hình cầu, thường ở vị trí trung tâm.
+ trong nhân có chất nhiễm sắc phân tán và mịn. Do đó hạt nhân thường nổi rõ chất nhân sáng màu.
- Các bào quan:
+ lưới nội bào có hạt trong bào tương thân nơron rất phát triển thường xếp song song với nhau xen giữa nhưng đám ribôxom tự do.Có chức năng là nơi tổng hợp protein cấu trúc và protein vận chuyển.
+ Tổng hợp của lưới nội bào có hạt và riboxôm tự do được gọi là thể Nissl. Kích thước và số lường của thể Nissl phụ thuộc vào trạng thái hoạt động chức năng và vào từng loại nơron. Đây là những hạt màu xám ưa kiềm, chúa nhiều ARN có chức năng là nơi tổng hợp protein bổ sung cho những protein đã được nơron sử dùng trong quá trình chuyển hoá.
+. Bộ máy golgi.
- Khá phát triển ở thân neuron,thường nằm quanh nhân
- Có cấu trúc điển hình là những tuối nhỏ hình cầu, là một lưới sơ không đồng đều
- Bên cạnh bộ golgi có các lưới nội bào không hạt là nơi tổng hợp nên glycolipit
+. Ti thể:
- Phân bố đều khắp thân neuron
- Kích thước tương đối nhỏ mật độ tương đối lớn.
Trong ti thể chứa nhiều men liên quan đến quá trình phôtphoryl hoá và oxy hoá của tế bào.
+. Xơ thần kinh và ống siêu vi
- xơ thần kinh ở trong toàn bộ phần bào tương của thân và axon. Các xơ thần kinh nằm xen kẽ giữa các túi nội bào có hạt và riboxom tụ do, các xơ thần kinh này tập trung lại thành từng bó gọi là tơ thần kinh
- Xơ thần kinh được coi là khung chống đỡ bên trong neuron.Thực hiện chức năng vận chuyển các protein và các chất được sản sinh trong thân tế bào đi khắp neuron
- Trong bào tương của thân neuron còn có các ống siêu vi với đường khoảng 24nm
Là ống siêu vi vận chuyển trong neuron
- Các chất vùi
+ Trong bào tương thân neuron gồm:
. Những giọt lipid
. Những giọt lycogen
. Một số sắc tố khác như lipotuchsin dưới dạng chất vùi màu nâu sáng đó là vết tích của lisosan. lượng sắc tố này tăng lên theo tuổi đời, sắc tố Fe có ở một số nơi tăng lên theo tuổi đời
.Neuron một số nơi có màu xẫm hay màu đen như ở liềm đen của não, hạch gai, hạch giao cãm, nhân xanh ở sàn não thất tứ. sắc tố đó la mêlanin
- Trong thân nơron có một khu vực đặc biệt, nơi tập trung các tín hiệu đầu vào từ các Synap nhạn được từ các đuôi gai và là khu vực khởi đầu cho việc sản sinh ra xung thần kinh gọi là gò axon.
2. Sợi thần kinh: Gồm:Sợi ngắn (sợi nhánh) và sợi dài(sợi trục, axon)
a/ S?i nhánh:
- Hình dạng: các sợi thần kinh chia nhánh nhỏ dần như kiểu cành cây
+ Cng xa thõn noron thỡ du?ng knh s?i nhỏnh cng nh?, v x? nhỏnh, chia nhỏnh nhi?u lm tang di?n tớch b? m?t c?a Noron.
Hình 6: Nơron
- Cấu tạo vi thÓ:
+ Sợi nhánh có màng tương bọc ngoài tiếp nối với màng bào tương bọc thân nơron.
+ Bờ sợi nhánh thường không đều đặn, dọc đường đi của nó có những chồi hay gai lồi ra. ( C/n: Đây là vị trí tiếp xúc, liên hệ với các nơron xung quanh )
+ Trong bào tương sîi nhánh ( trừ sợi nhánh rất nhỏ ), có lưới nội bào có hạt và Riboxom, Ti thể, nhiều ống siêu vi, xơ thần kinh, những túi Synap nhưng không có bộ Golgi.
+ Từ mỗi sợi nhánh lại tiếp tục phân chia để tạo thành các sợi nhỏ hơn gọi là đuôi gai, các nhánh nhỏ này tiếp xúc với các tận cùng Synap xuất phát từ nơron khác, do đó tạo thành các vùng nhận cảm của nơron.
b) Sợi trục:
- Hình dạng: Gồm một sợi có chiều dài phụ thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thần kinh.
+ Có thể rất dài như nơron vận động, với chức năng dẫn truyền các xung thần kinh từ tuỷ sống tới các cơ khác nhau của cơ thể .
+ Có thể ngắn như nơron cảm giác với chức năng dẫn truyền xung động từ cơ quan cảm giác tới tuỷ sống.
- Cấu tạo vi thể
+ Dọc đường đi của sợi trục thường ít chia nhánh ngang, cũng có khi sợi trục chia nhánh bên, nhánh này quay trở lại vùng thân nơron ấy. Nơi tách của nhánh bên thường cách cực trục một đoạn ngắn và tạo với sợi trục một góc vuông.
+ Sợi trục không có chồi hay gai.
+ Tận cùng của sợi trục thường chia nhánh nhỏ đến tiếp xúc với các nơron tiếp theo gọi là Synap sợi trục.
+ Trong bào tương của sợi trục không có lưới nội bào có hạt và riboxom. Nhưng nhiều xơ thần kinh, ống vi sợi, ti thể, lưới nội bào và túi synap.
+ Đoạn đầu của sợi trục có một lớp đậm đặc đối với đòng điện tử ngay sát dưới màng bào tương sợi trục và trong bào tương đoạn này có rất nhiều ông siêu vi.
Sợi trục (axon) giữ vai trò rất quan trọng bởi vì nó là một nhánh duy nhất của noron mang xung thần kinh ra khỏi thân tế bào. Mỗi xung động được axon dẫn truyền từ axon th©n ®Õn c¬ quan vËn ®éng.
+ Các axon này được bao bọc bởi bao myêlin, bao này được hình thành từ tế bào Soan chuyên hoá, trong quá trình phát triển các tế bào soan quay quanh axon tạo thành các lớp màng xếp chồng lên nhau. Hỗn hợp Lipit- protein của màng tế bào này được gọi là myêlin, có chức năng là một lớp cách điện tốt.
. Bao myêlin không liên tục mà bị ngắt quãng bởi những khoang rộng 1 mm gọi là eo Ranvie. Tại đây, axon không được bao bọc. Eo này giúp cho việc dẫn truyền xung thần kinh được nhanh hơn và có tác dụng trong việc trao đổi chất của sợi trục.
+ Đầu cuối của các axon và các nhánh axon lại có thể chia tiếp ra để tạo thành vô số các nhánh nhỏ hơn, mỗi nhánh lại tận cùng bằng một cục phình nhỏ. Những chỗ phình này là các tận cùng của synap, chúng được nối với một nơron khác tạo thầnh một đường dẫn, do đó các xung động có thể được truyền từ nơron này sang nơron bên cạnh
- Synap: Là nơi tiếp xúc giữa các tận cùng của một noron với một noron khác(đuôi gai hoặc thân) hoặc các cúc tận cùng của một noron với tế bào đáp ứng(tế bào cơ, tế bào tuyến)
+ Cấu tạo: Mỗi synap đều
có phần trước, phần sau
được ngăn cách với nhau
bởi khe synap.
Hình 7: Cấu tạo Synap
. phần trước synap: là đầu tận cùng của noron trước. Có màng bào tương bọc đầu tận cùng, nơi đối diện với phần sau synap được gọi là màng trước synap. Màng trước synap thường dày hơn màng bào tương quanh đó. Trong màng có những khoảng trống nhỏ là nơi các túi synap loạt vào tiếp xúc với bề mặt của màng.
Trong bào tương: ngoài các ống siêu vi, xơ thần kinh, ti thể còn có nhiều synap kích thu?c kho?ng 20-25nm, nhưng cũng có túi có kích thước lớn tới 160nm. Trong túi synap có chứa các chất truyền đạt thần kinh. Vd: axetylcolin
. Phần sau synap: có thể là đầu tần cùng sợi nhánh, thân hoặc sợi trục của noron sau.
Màng sau synap là màng bào tương phần sau, nơi đối diện với màng trước synap.
Có các bào quan: ti thể, lới nội bào, ribôxôm, ống siêu vi, nhưng không có tuí synap, trên màn sau có các phân trở thụ cảm đặc hiệu với chất truyền đạt trung gian ở màng trước.
. Khe synap: là khe ngăn cách ph?n màng trước và phần màng sau của synap.
Kích thước trung bình khoảng 20 nm. Có chứa chất dậm đặc đối với dòng điện tử.
+ chức năng: Mỗi synap riêng rẽ chỉ có một tác dụng rất nhỏ nhưng tín hiệu từ tất cả các synap khác nhau sẽ quyết định sản sinh ra hay không nh?ng thần kinh của chính bản thân nó.
* Cơ chế hoạt động của Synap
Khi axetincolin được giải phóng ra ở tận cùng Synap, nó khuếch tán nhanh qua khe Synap kết hợp với cơ quan thụ cảm ở màng nơron sau Synap, làm thay đổi tính thấm của màng, làm xuất hiện điện thế sau Synap.
Tài liệu tham khảo
1.Giải phẫu người. Nguyễn Đình Yên
2. Sinh học tập 1 Phillips-chilton
3. Giải phẫu sinh lý người tập 1.Nguyễn Quang Mai
4. Giải phẫu người. Trần Thuý Nga.
5. Mô học. NXB ĐH Y Hà Nội
6. Internet
Danh sách tổ 3:
Lê Thị Thơm
Lê Thị Mai
Trần Thị Nga
Trịnh Thanh Vân
Trần Thị Dịu(nhóm trưởng)
Trần Văn Duy
Đoàn Văn Cường
Ngô Thị Huệ
Bùi Mạnh Hùng
Hẹn gặp lại !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Thanh Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)