Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bản |
Ngày 01/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1.Hãy nêu 1 số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
2.Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại?
TRẢ LỜI:
1.Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là:
Các vi khuẩn gây viêm của các bộ phận khác (tai, mũi, họng…) có thể gián tiếp gây viêm cầu thận.
Cầu thận phải làm việc nhiều dẫn tới suy thoái dần và suy thoái toàn bộ thận.
Các ống thận làm việc kém hiệu quả nếu bị đầu độc hoặc thiếu oxi.
Quá trình bài tiết nước tiểu bị ách tắc do các chất có trong nước tiểu có thể bị kết tinh ở nồng độ cao và độ pH thích hợp tạo thành sỏi,
Bể thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bòng đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết đi lên bay ra.
2.Các thói quen sống khoa học:
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu để hạn chế các tác nhân gây hại.
Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
Uống đủ nước.
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
BÀI 41:
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA.
I.CẤU TẠO CỦA DA:
II.CHỨC NĂNG CỦA DA
I.CẤU TẠO CỦA DA:
Quan sát hình 41. Dùng mũi tên (->) chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da trong sơ đồ sau đây:
Lớp biểu bì Tầng sừng (1)
Tầng tế bào sống (2)
Thụ quan (8)
Tuyến nhờn (7)
Da Lớp bì Cơ co chân lông (5)
Lông và bao lông (6)
Tuyến mồ hôi (3)
Dây thần kinh (4)
Mạch máu (9)
Lớp mỡ dưới da Lớp mỡ (10)
Da gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì: gồm những tế bào chết hóa sừng, nằm ở ngoài và lớp trế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.
Lớp bì: có những cơ quan thụ cảm, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông và mạch máu.
Lớp mỡ dưới da: chứa mỡ dự trữ.
MÓNG TAY
TÓC
=> SẢN PHẨM CỦA DA
Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?
Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
Tóc và lông mày có tác dụng gì?
TRẢ LỜI:
Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
Da ta luôn mềm mại vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyền nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp ta nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm.
Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn ra. Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại.
Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò chống mất nhiệt khi trời lạnh.
Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ. Lông mày ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.
II.CHỨC NĂNG CỦA DA:
Da có những chức năng gì?
Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
TRẢ LỜI:
Chức năng của da: bảo vệ cơ thể, cảm giác, điều hòa thân nhiệt.
Đặc điểm: sợi mô liên kết tạo độ bền cơ học tuyến nhờn đỡ thấm nước, lớp mỡ dưới da có tác dụng cơ học.
Da tiếp nhận kích thích nhờ các cơ quan thụ cảm, bài tiết mồ hôi qua lỗ chân lông.
Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co dãn mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hôi và cơ co lỗ chân lông, lớp mỡ giữ nhiệt.
Chức năng của da:
Tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể.
Điều hòa thân nhiệt.
Tiếp nhận kích thích.
Thực hiện chức năng bảo vệ.
VỀ NHÀ:
Làm BT 1,2 trong SGK.
Đọc phần “Em có biết”.
Chuẩn bị trước bài 42: VỆ SINH DA.
1.Hãy nêu 1 số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
2.Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại?
TRẢ LỜI:
1.Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là:
Các vi khuẩn gây viêm của các bộ phận khác (tai, mũi, họng…) có thể gián tiếp gây viêm cầu thận.
Cầu thận phải làm việc nhiều dẫn tới suy thoái dần và suy thoái toàn bộ thận.
Các ống thận làm việc kém hiệu quả nếu bị đầu độc hoặc thiếu oxi.
Quá trình bài tiết nước tiểu bị ách tắc do các chất có trong nước tiểu có thể bị kết tinh ở nồng độ cao và độ pH thích hợp tạo thành sỏi,
Bể thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bòng đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết đi lên bay ra.
2.Các thói quen sống khoa học:
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu để hạn chế các tác nhân gây hại.
Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
Uống đủ nước.
Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
BÀI 41:
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA.
I.CẤU TẠO CỦA DA:
II.CHỨC NĂNG CỦA DA
I.CẤU TẠO CỦA DA:
Quan sát hình 41. Dùng mũi tên (->) chỉ các thành phần cấu tạo của các lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da trong sơ đồ sau đây:
Lớp biểu bì Tầng sừng (1)
Tầng tế bào sống (2)
Thụ quan (8)
Tuyến nhờn (7)
Da Lớp bì Cơ co chân lông (5)
Lông và bao lông (6)
Tuyến mồ hôi (3)
Dây thần kinh (4)
Mạch máu (9)
Lớp mỡ dưới da Lớp mỡ (10)
Da gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì: gồm những tế bào chết hóa sừng, nằm ở ngoài và lớp trế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới.
Lớp bì: có những cơ quan thụ cảm, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông và mạch máu.
Lớp mỡ dưới da: chứa mỡ dự trữ.
MÓNG TAY
TÓC
=> SẢN PHẨM CỦA DA
Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?
Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
Tóc và lông mày có tác dụng gì?
TRẢ LỜI:
Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.
Da ta luôn mềm mại vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyền nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.
Vì da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp ta nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm.
Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn ra. Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại.
Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò chống mất nhiệt khi trời lạnh.
Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ. Lông mày ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.
II.CHỨC NĂNG CỦA DA:
Da có những chức năng gì?
Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?
Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?
TRẢ LỜI:
Chức năng của da: bảo vệ cơ thể, cảm giác, điều hòa thân nhiệt.
Đặc điểm: sợi mô liên kết tạo độ bền cơ học tuyến nhờn đỡ thấm nước, lớp mỡ dưới da có tác dụng cơ học.
Da tiếp nhận kích thích nhờ các cơ quan thụ cảm, bài tiết mồ hôi qua lỗ chân lông.
Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co dãn mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hôi và cơ co lỗ chân lông, lớp mỡ giữ nhiệt.
Chức năng của da:
Tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể.
Điều hòa thân nhiệt.
Tiếp nhận kích thích.
Thực hiện chức năng bảo vệ.
VỀ NHÀ:
Làm BT 1,2 trong SGK.
Đọc phần “Em có biết”.
Chuẩn bị trước bài 42: VỆ SINH DA.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bản
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)