Bài 41

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Ánh | Ngày 25/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: bài 41 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

9/26/2009

Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn THCS

I. Lí do ban hành chỉ thị 39 của Ban Bí thư TW Đảng về môi trường:




Do môi trường rừng, môi trường biển còn chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam do Mỹ để lại, môi trường bị phá hoại nghiêm trọng mà dến nay vẫn chưa khắc phục được hết. Ô nhiễm môi trường sông, biển do sản xuất kinh doanh còn nhiều.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của một số cơ quan xí nghiệp và một bộ phận không nhỏ người dân chưa tốt, thói quen xấu gây ô nhiễm còn nhều.


Một số tổ chức cơ quan xem nhẹ việc bảo vệ môi trường
Nhiều địa phương thực hiện còn chậm việc bảo vệ môi trường
II.Một số kiến thức cơ bản về môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" (Luật BVMT năm 2005)
Kiến thức cơ bản về môi trường
Môi trường sống của con người hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Môi trường sống của con người phân thành: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Kiến thức cơ bản về môi trường
+Môi trường tự nhiên: Bao gồm các phần của tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nươc, sinh vật.
+Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo khuôn khổ nhất định tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. Môi trường xã hội được thể hiện cụ thể bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định
III. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay






-
Tình hình môi trường VN
Hiện nay, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với môi trường vì vậy môi trường VN đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường VN đã bị ô nhiêm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động này đã được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm.
IV. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường :
Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bảo vệ môi trường là mục tiêu cơ bản để phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mội tổ chức, gia đình và mỗi cá nhân. Bảo vệ môi trường là nếp sống văn hoá, thói quen trong xã hội.
IV. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và quan hệ giưã chúng; nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững; giúp HS hiểu về dân số- môi trường; sự ô nhiễm và suy thoái môi trường( hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả); các biện pháp BVMT.
Mục tiêu
2. Thái độ, tình cảm: HS có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên; có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, không khí; giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường
Mục tiêu
3. Kĩ năng, hành vi: Giúp HS có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh; có hành động cụ thể BVMT; tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, cộng đồng.

V. Các nguyên tắc giáo dục BVMT
Giáo dục BVMT là một lĩnh vưc� giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và hoạt động, không phải ghép thêm vào chương trình như là một bộ môn riêng biệt mà nó là hướng hội nhập vào chương trình.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đạo tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
Phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thưc tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
Các nguyên tắc giáo dục BVMT
-Nội dung chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
-Nội dung và phương pháp giáo dục phải chú trọng thực hành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi.
-Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là :Giáo dục về môi trường và vì môi trường, đặc biệt giáo dục vì môi trường.
-Tận dụng cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
VI. Phương thức giáo dục BVMT
Việc tích hợp ở 3 mức độ
+ Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung bài học hoặc của chương phù hợp với hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
VII. Phương pháp giáo dục BVMT
+ Phương pháp tham quan, điều tra khảo sat, nghiên cứu thực địa
+ Phương pháp thí nghiệm
+ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
+Phương pháp hoạt động thực tiễn
+Phương pháp học tập tập theo dự án
+Phương pháp nêu gương
+Phương pháp tiếp cận kĩ năng số�ng BVMT
VIII. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn THCS:
A.Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục BVMT trong sách Ngữ văn THCS (shd)
-
B. Cách thức tích hợp BVMT trong môn Ngữ văn:
1. Các nguyên tắc tích hợp: 5 nguyên tắc
Nguyên tắc 1:
a. Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự có liên quan đến môi trường, không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với những bài học ít liên quan hoặc không liên quan đến môi trường. Khai thác nội dung gd môi trường một cách tự nhiên, hợp lí.
Nguyên tắc 2
b. Đảm bảo đặc trưng của môn học. Không biến giờ học thành giờ trình bày các vấn đề môi trường, giáo dục môi trường. Đây chỉ là một nội dung tích hợp một cách tự nhiên, hoà đồng trong các đơn vị kiến thức chuyên môn.
Nguyên tắc 3
c. Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về môi trường cần được nghiên cứu kĩ và chọn lọc cẩn thận và gia công về cách dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho HS vừa nắm vững kiến thức chuyên môn vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyên cho những người khác.
Nguyên tắc 4
d. Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong lớp một cách hợp lí. Những vấn đề về môi trường cần dược phân chia thành những chủ đề nhỏ hơn và mỗi bài học chỉ nên tích hợp với một khía cạnh nào đó mà thôi. Đây cũng là nguyên tắc để hỗ trợ cho nguyên tắc chống chống quá tải trong nội dung bài học.
Nguyên tắc 5
e. Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường. Cần tạo ra những câu lạc bộ, thi sáng tác, tìm hiểu , tham quan thực tế để hỗ trợ cho những hiểu biết về môi trường đã được tích hợp trong các giờ học.
2.Cách thức tích hợp

-Có thể đưa vào phần giới thiệu bài.
- Không có bài giáo dục môi trường riêng biệt.
-Có thể đưa vào trong bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, bài viết TLV.
-Có thể tích hợp trong từng phần của bài một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Cách thức
-Không chỉ áp dụng ở các địa chỉ đã cho trong tài liệu. GV có thể chọn một số bài khác.
-Các môn học trong trường THCS có thể giaó dục kiến thức BVMT ở 3 mức độ: Toàn phần, bộ phận, liên hệ. Riêng môn Ngữ văn ít có mức độ toàn phần, chỉ giáo dục ở mức độ bộ phận và liên hệ.


Ýkiến đóng góp của
đồng nghiệp

Ý kiến đóng góp của đồng nghiệp

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)