Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Chia sẻ bởi Đàm Trung Thành | Ngày 29/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

B. KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

Khí mỏ dầu còn gọi là khí đồng hành (associated gas),có trong các mỏ dầu là khí tự nhiên được tìm thấy cùng dầu thô, có thể ở dạng hoà lẫn với dầu thô hoặc tạo thành không gian phía trên lớp dầu thô trong mỏ dầu

Khí thiên nhiên là các khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt, thường được tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ Trái Đất, được khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung năng lượng thế giới.
I. THÀNH PHẦN KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Thành phần của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên ở các mỏ khác nhau dao động như số liệu ở bảng sau
I. THÀNH PHẦN KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
II. CHẾ BIẾN, ỨNG DỤNG CỦA KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí mỏ dầu
Khí thiên nhiên
Loại bỏ H2S
Nén và làm lạnh
CHẾ BIẾN KHÍ
CH4 :dùng cho nhà máy điện, sứ, đạm, sản xuất ancol metylic (CH3OH), anđehit fomic (HCHO),…
C2H6 : điều chế etilen để sản xuất nhựa PE
C3H8 ,C4H10 :khí hoá lỏng (gas) dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp, đời sống
Theo thống kê của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (Department of Energy) cho biết trong năm 2005: 18% điện sản xuất từ khí thiên nhiên
II. CHẾ BIẾN, ỨNG DỤNG CỦA KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Ở Việt nam ,dầu thô được khai thác ở quy mô công nghiệp từ năm 1986 nhưng khí đồng hành vẫn bị đốt bỏ ngay tại mỏ cho đến năm 1997

Năm 1997, hệ thống xử lý khí đồng hành của Việt Nam bắt đầu vận hành, hàng năm đưa khoảng 1 tỷ m³ vào bờ, cung cấp khí hóa lỏng, dung môi pha xăng (condensate), khí tự nhiên cho các nhà máy điện, v.v... cung cấp nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy phân đam Phú Mỹ và nhiên liệucho các nhà máy điện dùng turbine khí.
II. CHẾ BIẾN, ỨNG DỤNG CỦA KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất.

Dùng để đốt trong các bếp ga, lò ga để nấu nướng, sấy khô. đốt trong các lò gạch, gốm và lò cao sản xuất xi măng ,các tua-bin nhiệt điện để phát điện cũng như các lò nấu thủy tinh, lò luyện kim loại và chế biến thực phẩm.

Khí thiên nhiên được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra các chất hóa dầu. Các chất hóa dầu này được sử dụng làm sản phẩm cơ sở cho việc sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm ,chất dẻo và nhiều loại hàng hóa khác.
II. CHẾ BIẾN, ỨNG DỤNG CỦA KHÍ MỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Trong các loại than mỏ ( than gầy, than béo, than bùn,…) hiện nay chỉ có than béo ( than mỡ) được dùng để chế than cốc và cung cấp một lượng nhỏ hidrocacbon
C. THAN MỎ
I – CHƯNG KHÔ THAN BÉO
Khí lò cốc: 65% H2, 35% CH4, CO2, CO, C2H6, N2, … dùng làm nhiên liệu
Lớp nước +NH3: dùng làm phân đạm
Lớp nhựa: gọi là nhựa than đá
Than béo
(Than mỡ)
LÀM LẠNH
Than cốc dùng cho luyện
kim
II – CHƯNG CẤT NHỰA THAN ĐÁ
Nhựa than đá đem chưng cất sẽ thu được các hidrocabon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng. Thí dụ, ở các khoảng nhiệt độ tăng dần sẽ thu được các phân đoạn sau:
Phân đoạn sôi ở 800C – 1700C, gọi là dầu nhẹ, chứa benzen, toluen, xilen,…
Phân đoạn sôi ở 1700C – 2300C, gọi là dầu trung, chứa naphtalen, phenol, piriđin,…
Phân đoạn sôi ở 2300C – 2700C, gọi là dầu nặng, chứa crezol, xilenol, quinolin,…
Cặn còn lại gọi là hắc ín dùng để rải đường.

Mỏ dầu
THE END
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)