Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Chia sẻ bởi trần nguyễn an hảo | Ngày 29/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 2
BÀI 40:
DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I) Dầu mỏ:
1.Tính chất vật lí:
Chất lỏng sánh, màu nâu đen
- Không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:
Tập trung thành những vùng lớn ở sâu trong lòng đất mỏ dầu 
+ Mỏ dầu có 3 lớp: 
- Lớp dầu lỏng.
- Lớp nước mặn.
- Thành phần chính là CH4
- Là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Khai thác: khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng, sau đó bơm nước hoặc khí xuống.

II) KHÍ THIÊN NHIÊN



1.Định nghĩa:

- Khí thiên nhiên (còn gọi là khí gas, khí ga - từ chữ gaz trong tiếng Pháp)  là  một dạng năng lượng hóa thạch không màu, không mùi, cháy được.


2. Thành phần:

- Bao gồm phần lớn là các hidrocacbon ( hợp chất hóa học chứa cacbon và hidro).
- Khí thiên nhiên có thể chứa đến 85% metan (CH4) và khoảng 10% etan (C2H6), và cũng có chứa số lượng nhỏ hơn propan (C3H8), butan (C4H10),pentan(C5H12) và các alkan khác.
- Khí thiên nhiên chứa lượng nhỏ các tạp chất, bao gồm dioxit cacbon (CO2), hidro sulfit (H2S), nito  (N2).
3. Sự hình thành:

- Khí thiên nhiên được hình thành từ sự phân hủy xác của động vật và thực vật và được giữ lại trong lỗ rỗng ở những tầng chứa sâu hoặc từ các mỏ khí than sâu hơn 3000 ft (coal-bed methane).
4. Phân loại:  
- Khí thiên nhiên là một loại khí không màu sắc và được phân loại tùy theo thành phần của nó:
- Khí khô: có chứa tỷ lệ metan cao.
- Khí ướt: có chứa đáng kể khối lượng hydrocacbon có phân tử lượng cao hơn thuộc nhóm alkan bao gồm etan , propan và butan.
- Khí chua là khí chứa nồng độ hidro sulfit cao,(đây là một chất khí không màu, có độc và mùi trứng thối).
- Khí ngọt là khí có chứa ít chất hidro sulfit.
5. Vị trí khai thác:
Khí thiên nhiên đã được phát hiện trên khắc các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Trữ lượng khí thiên nhiên thế giới tổng cộng vào khoảng 150 tỷ tỷ m³
(150 ×1018): lớn nhất là 50 tỷ tỷ m³ ở Trung Đông, thứ nhì là tổng cộng 48 tỷ tỷ m³ ở Nga. Các mỏ có trữ lượng khác ở các nơi khác ở Châu Á, Úc và Châu Phi. Ở Hoa Kỳ tổng cộng 5 tỷ tỷ m³…
6. Cách khai thác:
- Khi các kiến tạo địa chất có thể chứa khí tự nhiên được xác định, thông thường ở bể trầm tích, người ta tiến hành khoan các giếng các kiến tạo đá. Nếu giếng khoan đi vào lớp đá xốp có chứa trữ lượng đáng kể khí thiên nhiên, áp lực bên trong lớp đá xốp có thể ép khí thiên nhiên lên bề mặt. Nhìn chung, áp lực khí thường giảm sút dần sau một thời gian khai thác và người ta phải dùng bơm hút khi lên bề mặt.
7. Cách lưu trữ và sử dụng:

- Lưu trữ: Sau khi được chế biến, khí thiên nhiên được vận chuyển bằng các đường ống dẫn khí đến các hộ tiêu thụ là các khu dân cư hay các khu công nghiệp, khi khí di chuyển trong lòng ống, sự ma sát của khí lên thành ống làm giảm lưu lượng khí nên các trạm nén được lắp đặt dọc theo tuyến ống để bổ sung áp lực cần thiết đủ giữ cho khí di chuyển đến nơi yêu cầu. Khi khí đã đến nơi tiêu thụ, các công ty khí đốt thường chứa vào các bồn bể để cung cấp cho thị trường vào giờ cao điểm. Do đó, các công ty kinh doanh khí đốt thường chứa khí thiên nhiên vào các bể chứa lớn chịu áp lực cao hoặc chứa vào các tầng đá xốp. Trong nhiều trường hợp, các khu vực tàng trữ khí thiên nhiên được sử dụng là các mỏ than hoặc các giếng dầu đã bị bỏ hoang. Khi cần, người ta lại bơm lên mặt đất. Khí thiên nhiên có thể được chở bằng tàu và tàng trữ dưới dạng lỏng (LPG). Khí thiên nhiên được hóa lỏng ở nhiệt độ -160 °C (-256 °F). Khí thiên nhiên chiếm thể tích lớn hơn 600 lần lớn hơn so với dạng lỏng của nó. Khí hóa lỏng được vận chuyển bằng tàu bồn và xe bồn.
- Sử dụng: Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất. Là nhiên liệu gia dụng, đốt trong các bếp ga, lò ga để nấu nướng, sấy khô. Là nhiên liệu công nghiệp, đốt trong các lò gạch, gốm và lò cao sản xuất xi măng. Khí thiên nhiên sử dụng để đốt các lò đốt các tua-bin nhiệt điện để phát điện, các lò nấu thủy tinh, lò luyện kim loại và chế biến thực phẩm.Khí thiên nhiên sử dụng làm nguyên vật liệu cho ngành hóa dầu để tạo ra các chất hóa dầu. Các chất hóa dầu này được sử dụng làm sản phẩm cơ sở cho việc sản xuất phân đạm, bột giặt, dược phẩm, chất dẻo và nhiều loại hàng hóa khác.
III) Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam:
Vị trí: ở thềm lục địa phía Nam.Các mỏ như Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây, Lan Đỏ, Nam Côn Sơn…
Trữ lượng: dầu thô ước tính đạt 4,4 tỷ thùng.
*Ưu điểm: hàm lượng hợp chất chứa lưu huỳnh thấp (<0.5%).
*Khuyết điểm: hàm lượng paralit cao nên dễ bị đông đặc.
Vị trí
một số mỏ dầu và
khí ở
Việt Nam
SƠ ĐỒ CHƯNG CẤT, CHẾ HOÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA DẦU MỎ
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC DẦU
VÀ KHÍ Ở VIỆT NAM
PHẦN THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 2
XIN ĐƯỢC PHÉP KẾT THÚC. CÁM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần nguyễn an hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)