Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

Chia sẻ bởi Đặng Thị Như Quỳnh | Ngày 05/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Đa dạng của bò sát
Trên thế giới có khoảng 6500 loài bò sát. ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản ở trên cạn. Bò sát hiện nay được xếp vào bốn bộ: Bộ đầu mỏ, bộ có Vảy (chủ yếu gồm những loài sống ở cạn), bộ Cá sấu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và Bộ rùa gồm một số loài rùa cạn một số loài rùa nước ngọt (vừa sống ở nước vừa sống ở cạn) ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biển sống chủ yếu ở biển. Sau đây là hình ảnh một số đại diện thường gặp của Bò sát
LỚP BÒ SÁT
BỘ CÁ SẤU
Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước lợ ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển. Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài lưỡng cư. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não. Đặc điểm này làm nó được đánh giá là tiến hóa hơn những loài lưỡng cư khác. Cá sấu ăn thịt và là tay đi săn cừ khôi. Thân thể chúng thuôn dài giúp bơi nhanh hơn. Khi bơi chúng ép sát chân vào người để giảm sức cản của nước. Chân cá sấu có màng, không phải dùng quạt nước mà để sử dụng cho những cử động nhanh đột ngột hoặc lúc bắt đầu bơi. Chân có màng giúp cá sấu có lợi thế ở những chỗ nước nông, nơi mà các con vật trên cạn thường qua lại.
Cá sấu Ấn Độ
Cá sấu hoa cà
Cá sấu mõm ngắn
Cá sấu mũi dài
Cá sấu Mỹ
Cá sấu sông Nin
Cá sấu Xiêm
Cá sấu cửa sông
BỘ RÙA
Cơ thể ẩn trong bộ giáp xương hợp thành lớp mai (mảng giáp xương trên) và yếm (mảng giáp dưới). Mai và yếm phủ nhiều lớp sừng là keratin). Có khoảng 200 loài rùa khác nhau. Rùa thường phân bố ở vùng nhiệt đới và xích đạo. Bộ Rùa gồm nhiều loài như: ba ba, đồi mồi, rùa biển, rùa nước ngọt… phân bố ở nhiều môi trường khác nhau: nước ngọt, nước mặn, trên cạn…
Rùa con mới nở
Rùa con về với biển
Rùa cạn
Rùa Trung Bộ
Rùa tai đỏ
Rùa sa nhân
Rùa răng
Rùa núi viền
Rùa núi nâu
Rùa khổng lồ
Rùa hộp trán vàng
Rùa hộp trán đen
Rùa hộp ba vạch
Rùa Hồ gươm
Rùa hermann
Rùa dứa
Rùa đầu to
Rùa sêpon
Rùa da
Con giải
Đồi mồi dứa
Đồi mồi
Ba ba trơn
Bộ có Vảy
Bộ Có vảy hay bò sát có vảy là một bộ bò sát lớn nhất hiện nay, bao gồm các loài thằn lằn và rắn. Các loài của bộ này được phân biệt do bộ da có vảy sừng (hay tấm sừng) của chúng. Chúng còn có đặc điểm là có xương vuông giúp di chuyển hàm trên và xương sọ. Điều này thấy rõ ở loài rắn khi chúng có thể há miệng rất rộng để nuốt con mồi.
Kích cỡ của chúng chênh lệch nhau nhiều nhất so với bò sát khác, loài nhỏ nhất chỉ có 16 mm chiều dài như ở tắc kè tí hon Jaraqua (Sphaerodactylus ariasae) và loài dài nhất là 8 m như ở trăn xanh anacoda
Kỳ đà
Kỳ đà hoa
Kỳ đà vân
Kỳ nhông
Nhông
Nhông capra
Nhông cát benly
Nhông cát rivơ
Nhông natalia
Nhông xám
Tắc kè
Thằn lằn anolis
Thằn lằn bám tường
Thằn lằn báo
Thằn lằn bóng
Thằn lằn cá sấu
Thằn lằn cáo xanh
Thằn lằn chân ngón
Thằn lằn đá
Thằn lằn đêm
Thằn lằn đội mũ
Thằn lằn không tai
Thằn lằn mạ
Thằn lằn không chân
Liu điu chỉ
Ô rô vảy
Quái vật gali
Rắn bồng chỉ
Rắn bông súng
Rắn cạp nia nam
Rắn cạp nong
Rắn cạp nong đầu đỏ
Rắn cát
Rắn chàm quạp
Rắn cỏ
Rắn cườm
Rắn đẻn
Rắn hổ đất nâu
Rắn hổ trâu
Rắn hổ xiên mắt
Rắn hổ mang
Rắn hoa cỏ dại
Rắn hoa cỏ nhỏ
Rắn hoa cỏ vàng
Rắn khuyết khoanh
Rắn lá khô đốm
Rắn lục
Rắn nước
Trăn
The end!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Như Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)