Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

Chia sẻ bởi Phan Hải Đăng | Ngày 04/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô
về dự giờ tiết học
hôm nay
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Câu 2: Hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn phát triển như thế nào?
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Trả lời: Thằn lằn có những đặc điểm thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Thở bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.
- Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tam thất thành hai nửa (4 ngăn hoàn toàn). Máu nuôi cơ thể vẫn là máu pha.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.
Kiểm tra bài cũ:

Câu 2: Hệ thần kinh và trực tràng của thằn lằn phát triển như thế nào?
Trả lời: Hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn tương đối phát triển.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
Trên thế giới có khoảng 6500 loài bò sát. Ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. Bò sát hiện nay được xếp 4 bộ: bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sống ở cạn, bộ Cá sấu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rùa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba bộ sống chủ yếu ở nước ngọt , rùa biển sống chủ yếu ở biển.
Lớp Bò sát
Bộ Đầu mỏ
Bộ Có vảy
Bộ Cá sấu
Bộ Rùa
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
Không có

Ngắn
Dài
Ngắn
Trứng có vỏ dai
Trứng có vỏ đá vôi
Trứng có vỏ đá vôi
Răng nhỏ mọc trên xương hàm
Răng lớn mọc trong lỗ chân răng
Không có răng
Không có
Quan sát hình 40.1, kết hợp thông tin mục I – SGK, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Bò sát và hoàn thành bảng sau:
Hãy nêu những đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ Có vảy, bộ Cá sấu và bộ Rùa?
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
- Có khoảng 6500 loài, chia làm 4 bộ:
+ Bộ Đầu mỏ.
+ Bộ Có vảy: không có mai và yếm, hàm ngắn có răng nhỏ, trứng có vỏ dai.
+ Bộ Cá sấu: không có mai và yếm, hàm dài có răng lớn mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi.
+ Bộ Rùa: có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi.
- Môi trường sống phong phú.
- Cấu tạo cơ thể đa dạng thích nghi với môi trường sống.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
Tổ tiên loài bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Sau đó, do gặp những điều kiện thuận lợi, bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ. Đây là thởi kì phồn thịnh nhất của bò sát, được gọi là Thời đại Bò sát hay Thời đại Khủng long. Trong Thời đại Khủng long có nhiều loài bò sát to lớn, hình thù kì lạ, thích nghi với những môi trường sống có điều kiện sống rất khác nhau.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
Hình 40.2. Một số loài khủng long điển hình
?Quan sát, đọc chú thích hình 40.2, nêu đặc điểm của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa thích nghi với đời sống của chúng.
* Khủng long cá: Chi sau có dạng vây cá
* Khủng long cánh: cánh có cấu tạo như cánh dơi, chi sau yếu.
Nêu đặc điểm của khủng long bạo chúa thích nghi với đởi sống ở cạn.
* Khủng long bạo chúa: chi trước ngắn có vuốt nhọn, chi sau to khỏe.
Quan sát đoạn băng sau đây, kết hợp thông tin mục 1) – SGK, cho biết nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phồn thịnh của khủng long?
Nguyên nhân:
- Điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù.
- Cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường sống.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
* Tổ tiên loài bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.
* Nguyên nhân phồn thịnh:
- Điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù.
- Cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường sống.
+ Dưới nước: chi có dạng vây cá.
+ Trên cạn: chi trước thường ngắn, có vuốt sắc nhọn, chi sau khỏe (khủng long bạo chúa).
+ Trên không: cánh có cấu tạo như cánh dơi, chi sau yếu.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
2. Sự diệt vong của khủng long
Cách đây khoảng 65 triệu năm, khi đó trên Trái Đất xuất hiện chim và thú. Chúng có cỡ nhỏ hơn khủng long song lại có sức sống cao và hoạt động mạnh mẽ hơn, có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (động vật hằng nhiệt). Chúng phá hoại trứng khủng long và tấn công các loại khủng long ăn thực vật. Lúc đó khí hậu Trái Đất nóng lên đột ngột cùng với thiên tai như núi lửa, khói bụi. Thiên thạch va vào Trái Đất khiến các loài khủng long bị tiêu diệt hàng loạt. Chỉ còn các loại bò sát cỡ nhỏ như các sấu, thằn lằn, rắn, rùa… còn tồn tại đến ngày nay.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
2. Sự diệt vong của khủng long
Dựa vào thông tin mục 2) SGK, giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay.
* Khủng long bị tiêu diệt vì:
- Do cạnh tranh với chim và thú.
- Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.
Hình ảnh thiên thạch va vào Trái Đất.
(Ảnh: Sciam.com)
Trong nháy mắt, cơn bão lửa và nham thạch hình thành sau vụ va chạm đã tiêu diệt những loài hàng loạt khủng long.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
2. Sự diệt vong của khủng long
* Nguyên nhân:
- Do cạnh tranh với chim và thú.
- Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.
* Nhiều loài bò sát vẫn tồn tại đến ngày nay vì:
- Cơ thể nhỏ, dễ ẩn nấp.
- Yêu cầu về thức ăn ít.
- Trứng nhỏ an toàn hơn.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
2. Sự diệt vong của khủng long
* Nguyên nhân:
- Do cạnh tranh với chim và thú.
- Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai.
* Bò sát vẫn tồn tại đến ngày nay vì:
- Cơ thể nhỏ, dễ ẩn nấp.
- Yêu cầu về thức ăn ít.
- Trứng nhỏ an toàn hơn.
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
2. Sự diệt vong của khủng long
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm và nêu đặc điểm chung của Bò sát, điền vào bảng sau:
Là động vật biến nhiệt
Ở cạn
Da khô có vảy sừng
Dài
Nằm trong hốc tai
Chi yếu có vuốt sắc
Phổi có nhiều vách ngăn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít pha
Có cơ quan giao phối
Có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
Thụ tinh trong
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống ở cạn.
- Da khô có vảy sừng.
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu có vuốt sắc.
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu).
- Thụ tinh trong.
- Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
IV. VAI TRÒ
1. Lợi ích
- Tiêu diệt sâu bọ, chuột.
- Làm đồ thực phẩm, dược phẩm, đồ mỹ nghệ.
2. Tác hại
Một số loài gây độc, nguy hiểm cho con người
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỜI ĐẠI KHỦNG LONG
KHỦNG LONG SẤM APATOSAURUS
Khủng long sấm Apatosaurus: nặng khoảng 70 tấn, dài 22m, cao 12m. Sống trên cạn, là loài khủng long chuyên ăn các loài thực vật.
Khủng long cổ dài Brachiosaurus: Loài khủng long có kích thước lớn trong thời cổ đại. Chúng dài 30m, cổ dài 8m, nặng bằng khoảng 10 con voi. Là loại động vật máu nóng, sống trên cạn, không sống ở những vùng đầm lầy thường ăn các loại thực vật.
Khủng long cánh (Thằn lằn bay): Cánh có cấu tạo như cánh dơi, biết bay và lượn, chi sau yếu, là loại động vật ăn thịt, chuyên ăn cá, thường làm tổ ở những nơi cao, sống thành bầy đàn.
Khủng long 3 sừng Triceratops: cơ thể dài 9m, cao 3m và nặng khoảng 5.400 kg. Đầu có 3 sừng, thân to lớn. Là loài khủng long ăn cỏ, sống thành bầy đàn, ở cạn.
Hóa thạch khủng long cá
Khủng long cá Ichthyosaurus: thân dài 14 mét , chi có dạng vây cá, răng hàm nhỏ, nhọn, thường sống theo kiểu bầy đàn, ăn cá, mực, bạch tuộc.
Khủng long Velociraptor: Là loài động vật ăn thịt, sống bầy đàn, có kiểu săn mồi tích cực. Hai chi trước nhỏ, hai chi sau khỏe kèm theo vuốt sắc. Tốc độ nhanh, trung bình có thể chạy với tốc độ khoảng 50, 60km/giờ, tương đương một con báo đốm.
Khủng long Ankylosaurus: sống vào cuối kỷ Phấn trắng, thân to lớn. Lưng có gai nhọn to như một bộ áo giáp giúp Ankylosaurus tự vệ. Đuôi có dạng hình chùy có thể giúp chúng đánh gẫy chân loài ăn thịt.
2 loại cá sấu thời tiền sử
Trong đó, cá sấu Plesiosuchus là loài động vật ăn thịt, còn cá sấu Dakosaurus là loài động vật hút máu. Chúng có bộ não giống khủng long bạo chúa nhưng cách săn mồi lại giống cá voi sát thủ. Đây là hai loại cá sấu thời tiền sử tiêu biểu cho Thời đại Khủng long.
Hóa thạch hộp sọ của 2 loài cá sấu tiền sử
Khủng long bạo chúa T-rex (Tyrannosaurus Rex): Loài động vật ăn thịt lớn nhất trên cạn, sống riêng lẻ, săn mổi tích cực. Chi trước nhỏ, chi sau to khỏe, có móng vuốt sắc nhọn. Chúng có chiều dài là 12,8m, chiều rộng 4m và nặng 6,8 tấn. Loài T-rex có một hộp sọ to lớn và cái đuôi khỏe cùng hàm răng sắc nhọn giúp xé xác mồi. Đây là loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất ở thời kì cổ đại.
Một số loài khủng long khác
Khu rừng thời tiền sử với các loại khủng long và quyết cổ đại.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của Bò sát?
a. Da khô, vảy sừng khô.
b. Phổi có nhiều vách ngăn.
c. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
d. Là động vật hằng nhiệt.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Bạn trả lời đúng rối!
Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời 1, 2 câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài 41: Chim bồ câu.
- Hoàn thành bảng 1,2 vào vở.
Chúc các em chăm ngoan học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hải Đăng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)