Bài 4. Từ tượng hình, từ tượng thanh

Chia sẻ bởi Vũ Đình Dậu | Ngày 03/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Từ tượng hình, từ tượng thanh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Hãy nhìn! Nghe!
Và tưởng tượng!
Tiết 32 ? lớp 11 Ban KHTN
Dùng từ tượng thanh, từ tượng hình
1. Đọc ngữ liệu sau đây:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
(Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
2. Trả lời câu hỏi
1. Hai câu thơ trên nói đến điều gì?
2. Những từ nào gợi tả âm thanh và hình dáng của các sự vật? Âm thanh và hình dáng của sự vật được những từ đó gợi lên có đặc điểm như thế nào?
1. Nói về phong cảnh Hương Sơn
2. Từ ? thỏ thẻ? tả tiếng chim nhỏ nhẹ, thong thả. Từ ? lửng lơ? gợi trạng thái nửa vời, không thiên về về bên nào trong dáng bơi của cá. Từ ?cúng? cũng gợi hình ảnh chim mổ trái cây
1. Đọc ngữ liệu sau đây:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
(Hương Sơn phong cảnh ca ? Chu Mạnh Trinh)
2. Trả lời câu hỏi
Từ đó, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về phong cảnh Hương Sơn?
Các từ tượng thanh, tượng hình trên có thể gợi cho người đọc ấn tượng về không khí thanh vắng, an nhàn, êm ả ở khu vực Hương Sơn
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
(Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
*Tái hiện kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt:
Những từ gợi tả trên được cấu tạo theo kiểu gì? Kiểu cấu tạo đó có ưu thế gì trong việc gợi tả âm thanh và hình dáng sự vật?
Cúng: từ đơn
Thỏ thẻ, lửng lơ: từ láy
Nghĩa của từ láy cụ thể, rõ nét, xác định hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện và biểu cảm cao hơn.
Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về từ tượng thanh, từ tượng hình ?
Yêu cầu: ngắn gọn,
đủ các ý:
- Khái niệm?
- Cấu tạo?
- Tác dụng?
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Về cấu tạo, các từ tượng thanh, tượng hình có thể có cấu tạo là từ đơn, nhưng nhiều hơn cả là cấu tạo từ ghép. (VD)
Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2. Anh (chị) hãy kể ra các từ gợi tả tiếng chim hót!
- Líu lo
- Lảnh lót
- Thánh thót
- Ríu rít
- Véo von
* Mời các
anh (chị)
nghe những
âm thanh sau:

B: Sắc thái ý nghĩa của từ:
Âm thanh cao, trong và âm vang
Có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau, nghe vui tai
Âm thanh cao, trong, lúc to, lúc nhỏ, âm vang, êm ái
Cao, thanh, lên xuống nhịp nhàng, nghe êm tai
Âm thanh cao, liên tiếp, không rõ từng tiếng
A: Các từ gợi tả tiếng chim hót:

- Líu lo
- Lảnh lót
- Thánh thót
- Ríu rít
- Véo von


3. Phân tích giá trị gợi hình và giá trị biểu cảm của những từ in đậm đỏ trong các câu sau:
a) Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
(Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
b) Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong nhà; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu)
Phân tích giá trị gợi hình
và giá trị biểu cảm của từ ngữ là:
- nêu sắc thái ý nghĩa của từ ngữ (từ ngữ gợi nên hình ảnh nào? có hình dáng, đặc điểm như thế nào?)
- từ sự tác động về mặt thị giác, những từ ngữ đó có thể gợi lên tình cảm gì ở người đọc?
Long lanh : ?

Thăm thẳm: ?

Gập ghềnh: ?

trong, phản chiếu ánh sáng, tạo màu sắc sinh động
rất sâu hoặc rất xa, hút tầm mắt, không thấy tận cùng
có chỗ cao, chỗ thấp hoặc lúc lên cao, lúc xuống thấp
- Phong cảnh Hương Sơn được vẽ nên một cách cụ thể, đa dạng, sinh động với màu sắc, hình khối, địa thế rõ rệt, tạo ra sức hấp dẫn đối với người đọc, người nghe.
Leo lét : ?

Dật dờ: ?


(nói về ngọn đèn) ánh sáng nhỏ, chập chờn, yếu ớt như sắp tắt
(hay vật vờ) gợi sự vật mỏng, nhẹ lay động, ngả nghiêng một cách yếu ớt theo chiều gió thổi hoặc nước chảy mà không tự chủ được
- Gợi tả không khí buồn thương, tang tóc trong gia đình các nghĩa sĩ Cần Giuộc, gợi nỗi đau đến quặn lòng ở người đọc.
4. Những từ in đậm đỏ sau đây có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan không? Nó gợi tả lĩnh vực nào trong đời sống con người?
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
(Truyện Kiều ? Nguyễn Du)
Canh cánh: có điều bận tâm, luôn để ở trong lòng, luôn bị thôi thúc, trăn trở, không yên.

4. Những từ in đậm đỏ sau đây có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan không? Nó gợi tả lĩnh vực nào trong đời sống con người?
b) Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về.
(Truyện Kiều ? Nguyễn Du)
Tần ngần: đang mải nghĩ ngợi, phân vân, chưa biết nên làm gì hoặc nên quyết định ra sao.

4. Những từ in đậm đỏ sau đây có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan không? Nó gợi tả lĩnh vực nào trong đời sống con người?
c)
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
(Vội vàng ? Xuân Diệu)
Chếnh choáng: có cảm giác hơi chóng mặt, hơi choáng váng, khó giữ được thăng bằng về tư thế hoặc tâm lí.
4. Những từ in đậm đỏ sau đây có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan không? Nó gợi tả lĩnh vực nào trong đời sống con người?
d) Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
(Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy)
Thao thức: không ngủ được vì có điều gì đó phải bận tâm

Canh cánh: có điều bận tâm, luôn để ở trong lòng, luôn bị thôi thúc, trăn trở, không yên.
Tần ngần: đang mải nghĩ ngợi, phân vân, chưa biết nên làm gì hoặc nên quyết định ra sao.
Chếnh choáng: có cảm giác hơi chóng mặt, khó giữ được thăng bằng về tư thế hoặc tâm lí.
Thao thức: không ngủ được vì có điều gì đó phải bận tâm.
*Nhận xét về khả năng gợi hình và biểu cảm của những từ ngữ trên!
Các từ: canh cánh, tần ngần, chếnh choáng, thao thức gợi tả trạng thái tinh thần, tâm lí, ý thức bên trong của con người. Các trạng thái đó không có âm thanh, không có hình dạng, nhưng được con người cảm nhận như có hình thức, dáng vẻ cụ thể; chúng lại cũng được diễn tả bằng hình thức láy như các từ tượng thanh, tượng hình
- Chúng không phải là từ tượng thanh, tượng hình nhưng chúng gần gũi với lớp từ tượng thanh, tượng hình (có cấu tạo và giá trị giống nhau)
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh thiên nhiên ưa thích đồng thời gợi ra tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ thiên nhiên, trong đó có dùng các từ tượng thanh, từ tượng hình .
Bài tập 5
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh thiên nhiên ưa thích đồng thời gợi ra tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ thiên nhiên, trong đó có dùng các từ tượng thanh, từ tượng hình.
Bài tập 5
*Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu của đề ra: đoạn văn miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên; qua đó thể hiện được tình cảm yêu quý, ý thức bảo vệ thiên nhiên; có dùng các từ tượng thanh tượng hình; các câu trong đoạn cần được triển khai mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ.
Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. ánh trăng vàng dịu mát toả xuống, chảy tràn lan trên mặt đất, trê các cảnh cây, ngọn cỏ? Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lộp độp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ trồng ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan toả. Đêm quê thật đẹp và êm đềm.

Về nhà,
học sinh hoàn thiện phần bài tập
Chúc các em học giỏi !


Xin cám ơn
và chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Dậu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)