Bài 4. Sự phát triển của từ vựng

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Thuỷ | Ngày 08/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sự phát triển của từ vựng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 21
Kiển tra bài cũ
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1, Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của 1 người, 1 vật?
A:Một B .Hai C:Ba D: Bốn

Câu 2: Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
A.Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép.
B.Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc đơn.
C.Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào giữa hai dấu gạch ngang
Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt sau dấu hai chấm.

Câu 3: Thế nào là cách dẫn gián tiếp.
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép.
B. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc nhân vật.
C. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và có sự điều chỉnh cho thích hợp.
D. Nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và thay đổi các dấu câu.s
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1,ví dụ1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
->Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũa bị mất đi và có những nghĩa mới đựoc hình thành
kinh tế: + xưa (viết tắt của từ kinh bang tế thế) Nghĩa là trị nước cứu đời
+ Nay: chỉ toàn bộ hoạt động của con ngươì trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra
Ví dụ 2 a, Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước , áo quần như nêm
b,Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Ví dụ 3
a,Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay
b,Cũng nhà hành viện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1.Ví dụ
2. Nhận xét
3.Tổng kết
-Từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
-Hai phương thức chủ yếu để páht triển nghĩa của từ: ẩn dụ - Hoán dụ
1. Xác định nghĩa của từ trong câu, nghĩa gốc - nghĩa chuyển, phương thức phát triển nghĩa
a. Vi? tri? cuơ?i cu`ng ti�?p xu?c vo?i ma?t d�?t cu?a m�y -> nghi~a chuy�?n => phuong thu?c hoa?n du?.
b. Một bộ phận cơ thể người -> nghĩa gốc
c. Gọi tên một bộ phận để chỉ một người có một vị trí trong đội tuyển
-> nghĩa chuyển => phương thức hoán dụ
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
II. Luyện tập
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
II. Luyện tập
Bài tập 2. Nghĩa của từ "trà" trong: trà atisô, trà sâm, trà hà thủ ô, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua được dùng với nghĩa chuyển có nghĩa là: Sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha noớc uống -> chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Bài tập 3. Trong những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng: Từ " đồng hồ" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những khí cụ dùngdeer đo có bề ngoài giống đồng hồ.
Bầi tập 4.
a, "Hội chứng" có nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp.
-Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện, biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiêù nơi. Ví dụ:.Lạm phát , thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái nền kinh tế.
B, "Ngân hàng": _ Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ví dụ : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Nghĩa chuyển: Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể đẻ sử dụng khi cần như ngân hàng máu, ngân hàng gen.
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
II. Luyện tập
Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
- mặt trời (1): là một thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho Trái Đất -> Nghĩa gốc
- mặt trời (2): chỉ Bác Hồ, cách nói này giúp tác giả thể hiện lòng tôn kính của mình đối với Bác, đồng thời ca ngợi khẳng định công lao của Bác vô cùng to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; làm cho cách diễn đạt lời thơ hay hơn
-> Phép ẩn dụ tu từ: không tạo ra nghĩa mới
Phương thức ẩn du: tạo ra nghĩa mới

Bài tập 5
Bài tập 4: Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi?
a, Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu

b , Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Nguyễn Du

c, Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu
( Câu đố)
ở vị trí nào từ "đầu" dùng với nghiã gốc? Trường hợp nào từ đầu dùng với nghĩa chuyển?
Xác định những nét nghĩa chung giữa từ đầu có nghĩa gốc với từ đầu có nghĩa chuyển trong những trường hợp còn lại.
+ Nghĩa gốc: c
+Nghĩa chuyển: a,b

- Từ đầu trong trường hợp 1 có nét nghĩa " trí tuệ" là chung với : Nét nghĩa của nghĩa gốc
- Từ đầu trong trường hợp 2 có nét nghĩa " vị trí " là chung với : Nét nghĩa của nghĩa gốc
Bài tập 2: Đọc các câu sau
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người
( Thép mới- Cây tre Việt Nam)
-Anh phải suy nghĩ thật chín mới nói với mọi người.
- Tài năng của cô ấy đã đến độ chín.
-Khi phát biểu trước mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân
1,Từ " chín" trong các câu sau là từ nhiều nghĩa, hãy xác định:
a-ở câu nào từ " chín" dùng với nghĩa gốc? ở câu nào từ " chín" dùng với nghĩachuyển? Xác định phương thức chuyển nghĩa?
b-So sánh từ " chín" trong các câu trên và từ " chín" trong ví dụ sau.
Vay chín thì phải trả mười
Phòng khi túng nhỡ có người cho vay
( ca dao)
-Từ " chín" trong câu ca dao có thể xem là hiện tượng chuyển nghĩa như các câu trên hay không? Vì sao?

- Từ "chín" câu1: Nghĩa gốc
- Từ " chín" câu 2,3,4: Nghĩa chuyển - ẩn dụ
- Từ "chín" trong các câu trên và từ "chín" trong câu " Vay chín thì phải trả mười" là hiện tượng đồng âm khác nghĩa, vì nghĩa của từ " chín" trong câu ca dao và các câu trên không liên quan gì với nhau.
Bài 3: Đọc các câu sau:

a, Con gà mày gáy chiêu đăm
Để chúa tao nằm tao ngủ chút nao.
( ca dao)
b. Bạn ấy có vẻ mặt đăm chiêu.
->Từ đăm chiêu có nghĩa gốc là bên phải, bên trái (câu a). Nghĩa của từ " đăm chiêu" trong câu b có nghĩa là gì? Từ đăm chiêu trong hai ví dụ trên được xem là hiện tượng phát triển về nghĩa không? Vì sao?
->Từ "đăm chiêu" trong câu b có nghĩa là vẻ mặt tư lự, lo lắng.
- Nghĩa của từ "đăm chiêu" trong 2 câu ttrên được xem là sự phát triển về nghĩa từ vựng của từ. Vì đó là sự phát triển nghĩa của từ trong những thời kì lịch sử khác nhau. Tuy nhiên nghĩa của từ "đăm chiêu" trong câu a đã trở thành nghĩa cổ, không còn sử dụng nữa
Bài 4: Đọc các câu sau, chú ý các từ in đậm.
a. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
b. Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

+ . Từ đá và từ lợi trong hai ví dụ trên là hiện tượng?
A.Nhiều nghĩa
B.Đồng âm
+. Phân tích để chỉ ra sự khác biệt của hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa.
a. Từ đá và lợi là: B : đồng âm
b. Sự khác biệt giữa hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa.
- Đồng âm
+ Những từ khác nhau nhưng phát âm giống nhau,
+ Nghĩa của những từ đồng âm không liên quan đến nhau.
- Từ nhiều nghĩa:
+ Một từ nhưng có nhiều nghĩa
+Các nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có quan hệ với nhau
III.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà
Học ghi nhớ
-Làm lại các bài tập
-Soạn: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)