Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Minh Nguyệt | Ngày 26/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

Các em đã biết cách tính toán các công thức rất đơn giản, nhưng cũng có nhiều công thức phức tạp. Việc lập các công thức phức tạp và nhập vào ô tính không đơn giản.
Chương trình bảng tính, hàm là công thức đã được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng nhanh chóng.
VD: Cần tính TBC của 3 số 3,10,12 em có thể sử dụng công thức:
=(3+10+2)/3
-Chương trình bảng tính có hàm Average để tính công thức trên bằng cách nhập vào ô tính nội dung sau đây:
=Average(3,10,12)
Giả sử A1=3, A2=10, A3=2
=Average(A1,A2,A3)
-Em có thể thay địa chỉ của ô tính bởi các biến có trong hàm trên giống như trong các công thức.
-Để nhập hàm vào 1 ô, em cần chọn ô cần nhập, gõ dấu =, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp và nhấn phím Enter.
Quan sát hình
Tương tự như nhập với công thức. Em có thể nêu cách nhập hàm?
a) Hàm tính tổng
Tên hàm: Sum
(Hàm tính tổng của một dãy các số).
Cách nhập: = Sum(a,b,c,...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
VD:
Tổng 3 số 15,24,45 tính bằng cách:
=Sum(15,24,45) cho kết quả 84
Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27 công thức sẽ ntn?
=Sum(A2,B8) cho kết quả 32
Chú ý: Hàm sum còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức tính giúp đơn giản trong việc liệt kê các giá trị tính toán.
VD: =Sum(A1,B3,C1:C10)=A1+B3+C1+...+C10.
VD:
=Sum(A1,B3,C1:C10)=?
b) Hàm tính Trung bình cộng
Tên hàm: Average
(Tính trung bình cộng của một dãy các số).
Cách nhập: =Average(a,b,c...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
VD:
=Average(15,24,45) cho kết quả 28
Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa chứa các số: 10,7,9,27,2 thì công thức như sau:
=Average(A1:A5) kết quả = 11
Chú ý: Hàm Average cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Ví dụ:
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất
Tên hàm: Max
(Xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số).
Cách nhập: = Max (a,b,c...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
VD:
=Max(2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 24
Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa chứa các số: 2,4,6,8,24,3 thì công thức như sau:
= Max (A1:A5) kết quả = 24
Chú ý: Hàm Max cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Ví dụ:
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
VD:
=Min (2,4,6,8,24,3) cho kết quả là 2
Tên hàm: Min
(Xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số).
Cách nhập: = Min (a,b,c...)
Trong đó a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính, số lượng các biến không hạn chế.
Chú ý: Hàm Min cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính.
Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa chứa các số: 2,4,6,8,24,3 thì công thức như sau:
= Min (A1:A5) kết quả = 2
Ví dụ:
Click vào đây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)