Bài 4. Mô

Chia sẻ bởi Meo Map U | Ngày 01/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Mô thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG
Bộ môn Lâm sàng



BIỂU MÔ
Đối tượng: Điều dưỡng cao đẳng
Giáo viên: Trương Thị Thu Thủy
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, nguồn gốc và chức năng của biểu mô.
2. Trình bày được cấu tạo của một số loại biểu mô phủ và biểu mô tuyến.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm biểu mô
Biểu mô là một loại mô, trong đó các tế bào nằm sát nhau, liên kết chặt chẽ với nhau và không có bất kỳ cấu trúc gian bào nào.
1.2. Nguồn gốc của biểu mô
Biểu mô có nguồn gốc từ cả 3 lá phôi:
Ngoại bì (lá phôi ngoài): là nguồn gốc của biểu mô da, biểu mô của các khoang mũi, miệng, hậu môn…
Trung bì (lá phôi giữa): là nguồn gốc của biểu mô hệ hô hấp, ống và các tuyến tiêu hóa…
Nội bì (lá phôi trong): là nguồn gốc của biểu mô lót trong mạch máu và mạch bạch huyết, biểu mô của các thanh mạc…
1.3. Chức năng của biểu mô
Biểu mô có ba nhóm chức năng chính sau:
Che phủ, giới hạn, tạo hàng rào bảo vệ.
Vận chuyển, hấp thu, chế tiết và bài xuất các chất.
Thu nhận cảm giác.
1.4. Nuôi dưỡng của biểu mô
Trong biểu mô không có mạch máu và mạch bạch huyết nên biểu mô được nuôi dưỡng nhờ những chất dinh dưỡng khuếch tán từ mô liên kết qua màng đáy.
2. PHÂN LOẠI BIỂU MÔ
Có 2 loại biểu mô, đó là: biểu mô phủ và biểu mô tuyến.
Biểu mô phủ: là loại biểu mô lót mặt trong của 1 khoang cơ thể hoặc mặt ngoài 1 cơ quan.
Biểu mô tuyến (còn gọi là tuyến): là tập hợp các tế bào có chức phận chế tiết và bài xuất các chất.
3. MỘT SỐ LOẠI BIỂU MÔ PHỦ
Dựa vào số lớp tế bào chia làm hai loại:
Biểu mô phủ, đơn: là biểu mô có một lớp tế bào.
Biểu mô phủ, kép: là loại biểu mô có từ hai lớp tế bào trở lên.
Dựa vào hình dạng tế bào chia làm ba loại:
Biểu mô phủ, dẹt: là loại biểu mô gồm các tế bào dẹt.
Biểu mô phủ, khối: là loại biểu mô gồm các tế bào hình khối vuông.
Biểu mô phủ, trụ: là loại biểu mô gồm các tế bào hình trụ.
Kết hợp 2 cách phân loại trên, ta chia biểu mô phủ thành 8 loại như sau:
Biểu mô phủ đơn dẹt.
Biểu mô phủ đơn khối.
Biểu mô phủ đơn trụ.
Biểu mô phủ giả kép trụ.
Biểu mô phủ kép dẹt.
Biểu mô phủ kép khối.
Biểu mô phủ kép trụ.
Biểu mô phủ kép biến dạng.
3.1. Biểu mô phủ đơn dẹt
Chỉ gồm 1 lớp tế bào dẹt, lót mặt trong các thành mạch máu và xoang cơ thể cũng như mặt ngoài các thanh mạc.
Biểu mô phủ đơn dẹt lót trong
thành mạch máu
3.2. Biểu mô phủ đơn khối
Gồm 1 lớp tế bào hình khối, các cạnh có kích thước đồng đều.
Biểu mô đơn khối lót ở mặt trong ống bài xuất
3.3. Biểu mô phủ đơn trụ
Được tạo bởi 1 lớp tế bào hình trụ xếp sít nhau.
Biểu mô phủ đơn trụ lót mặt trong
của dạ dày
Biểu mô phủ đơn trụ ở mặt trong ruột non
Ống mào tinh của cơ quan sinh dục nam
Trong vòi ống dẫn trứng
3.4. Biểu mô phủ, giả kép, trụ
Nhìn thoáng qua tưởng như có nhiều lớp tế bào nhưng thực ra chỉ có 1 lớp tế bào, mọi tế bào đều có mặt đáy bám vào 1 màng nền chung.
Trên lát cắt biểu mô lót mặt trong khí quản ta thấy nhân tế bào nằm chồng chất lên nhau tạo cảm giác là 1 biểu mô đa tầng. Nhưng thực chất là biểu mô phủ đơn tầng được tạo bởi các tế bào trụ có hình dạng khúc khuỷu cài xen vào nhau.
3.5. Biểu mô phủ, kép, dẹt
Có nhiều lớp tế bào chồng lên nhau, phần lớn là tế bào dẹt.
Có thể không hóa sừng ở bề mặt như biểu mô lót xoang miệng, thực quản, âm đạo… hoặc có hóa sừng như ở biểu bì da.
Biểu mô phủ kép dẹt ở da, có các lớp bề mặt là các tế bào dẹt, không nhân và hóa sừng.
Biểu mô lót trong xoang miệng, các lớp tế bào dẹt bề mặt vẫn còn nhân và không hóa sừng.
3.6. Biểu mô phủ, kép, khối
Gồm 2 hay nhiều lớp tế bào hình khối xếp chồng lên nhau.
Biểu mô ở thành ống dẫn của tuyến mồ hôi.
3.7. Biểu mô phủ, kép, trụ
Gồm 2 hoặc 3 lớp tế bào hình trụ xếp chồng lên nhau.
Biểu mô ở thành ống dẫn của tuyến sữa
3.8. Biểu mô phủ, kép, biến dạng
Gồm nhiều lớp tế bào có kích thước khác nhau, song hình dạng tế bào có thể thay đổi tùy theo các hoạt động chức năng khác nhau.
Biểu mô ở lòng ống dẫn nước tiểu. Các lớp tế bào bề mặt bị ép dẹt khi nước tiểu đầy trong ống.
4. MỘT SỐ LOẠI
BIỂU MÔ TUYẾN (TUYẾN)
Là tập hợp những tế bào có chức năng chế tiết và bài xuất các chất.
Theo số lượng tế bào tạo ra sản phẩm, phân thành 2 loại tuyến. Đó là:
Tuyến đơn bào
Là tuyến chỉ gồm 1 tế bào chế tiết.
Ví dụ: Tế bào niêm mạc ruột, đường hô hấp…
Tuyến đa bào
Là tuyến gồm nhiều tế bào tham gia tạo chất chế tiết.
Hầu hết các tuyến trong cơ thể là loại tuyến đa bào.
Theo vị trí nhận sản phẩm chế tiết, chia làm 2 loại tuyến:
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
4.1. Tuyến ngoại tiết
Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến đáy của dạ dày (tiết ra pepsinogen), tuyến sữa, tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến Liberkuhn ở ruột non…
Có ống dẫn và đổ chất tiết vào 1 xoang nào đó của cơ thể.
Được tạo bởi các tế bào có tính phân cực rõ rệt: cực đỉnh hướng ra bên ngoài, chứa các chất chế tiết; cực đáy chứa nhân và phần lớn các bào quan.
Tuyến Lieberkuhn ở mặt trong ruột non
Ðây là lát cắt ngang qua đáy tuyến Lieberkuhn, tuyến là những đám hình tròn có 1 lỗ ở giữa tương ứng với lòng ống.
Ví dụ: Tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến yên…
Không có ống dẫn, chất tiết được đổ trực tiếp vào máu và chuyển đi khắp cơ thể. Các chất tiết này còn gọi là hormone.
Các tế bào tuyến nội tiết thường không có tính phân cực rõ rệt: nhân nằm giữa tế bào, sản phẩm chế tiết rải đều trong tế bào chất.
Hình dạng tế bào thay đổi tùy theo bản chất của chất tiết được tổng hợp.
4.2. Tuyến nội tiết
Trên lát cắt của tuyến giáp, thành túi là 1 lớp tế bào hình vuông, lòng túi chứa đầy 1 chất vô định hình gọi là chất keo giáp.
Ngoài ra, trong cơ thể có 1 số tuyến kép, vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết.

Ví dụ: tuyến tụy, tinh hoàn, buồng trứng…
5. SỰ TÁI TẠO BIỂU MÔ
Ở biểu mô da, lớp tế bào bề mặt hóa sừng có tác dụng bảo vệ những lớp tế bào bên dưới. Các tế bào bề mặt sẽ được thay thế dần bằng sự phân chia của những tế bào ở lớp đáy biểu mô.
Trong quá trình lành vết thương da, các tế bào biểu mô ở mép vết thương tăng cường phân chia, tạo các tế bào mới che phủ vết thương. Mới đầu là lớp tế bào mỏng, về sau biểu mô được phục hồi với chiều dày bình thường.
Ở nhung mao ruột non, tỉ lệ tế bào mất đi và tế bào mới sinh do phân chia rất cao nên biểu mô phủ của các nhung mao được thay thế hoàn toàn chỉ trong vài ngày.

Ở biểu mô đường hô hấp, các tế bào có đời sống dài, sự thoái hóa của các tế bào tương đối ít nên tỉ lệ đổi mới ở đây là chậm.
Biểu mô luôn được đổi mới, tỉ lệ đổi mới ở mỗi loại biểu mô là khác nhau.
Sự đổi mới này là do quá trình phân chia của tế bào.
TỔNG KẾT
1. Đại cương:
Khái niệm biểu mô
Nguồn gốc
Chức năng
Nuôi dưỡng của biểu mô
2. Phân loại biểu mô
Có 2 loại biểu mô, đó là:
Biểu mô phủ.
Biểu mô tuyến.
3. Một số loại biểu mô phủ
8 loại biểu mô phủ :
Biểu mô phủ đơn dẹt.
Biểu mô phủ đơn khối.
Biểu mô phủ đơn trụ.
Biểu mô phủ giả kép trụ.
Biểu mô phủ kép dẹt.
Biểu mô phủ kép khối.
Biểu mô phủ kép trụ.
Biểu mô kép biến dạng.
4. Một số loại biểu mô tuyến (tuyến)
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
5. Sự tái tạo biểu mô
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Các em hãy điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống…
Biểu mô là một loại mô, trong đó (A)……… .………. ………………….,liên kết chặt chẽ với nhau và (B)..……………………………gian bào nào.
các tế bào nằm sát nhau
không có bất kỳ cấu trúc
2. Kể 3 nhóm chức năng chính của biểu mô:
A ………………………………………………
B ………………………………………………
C ………………………………………………
Che phủ, giới hạn, tạo hàng rào bảo vệ.
Vận chuyển, hấp thu, chế tiết và bài xuất các chất.
Thu nhận cảm giác.
3. Có 2 loại biểu mô là:
A............................................................................
B............................................................................
Biểu mô tuyến (còn gọi là tuyến)
Biểu mô phủ
4. Dựa vào hình dạng tế bào biểu mô phủ được chia làm 3 loại là:
A.........................................................................
B.........................................................................
C.........................................................................
Biểu mô phủ, dẹt
Biểu mô phủ, trụ
Biểu mô phủ, khối.
5. Theo vị trí nhận sản phẩm chế tiết, chia làm 2 loại tuyến là :
A............................................................................
B............................................................................
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Phân biệt đúng/ sai trong các câu sau bằng cách đánh dấu () vào cột A nếu cho là đúng, cột B nếu cho là sai.




Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà cho là đúng nhất:
10. Tuyến nào sau đây là tuyến kép:
A. Tuyến tụy
B. Tuyến mồ hôi
C. Tuyến dạ dày
D. Tuyến thượng thận
E. Tuyến yên
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Meo Map U
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)