Bài 4. Mô

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 01/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Mô thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:












MÔ THỰC VẬT
Định nghĩa:
-Mô là tập hợp những tế bào đã được chuyên hóa về chức năng như nhau, phân hóa về mặt hình thái giống nhau và có cùng nguồn gốc
-Chỉ ở thực vật bậc cao mới có sự phân hóa thành mô trong cơ thể. Ở cơ thể thực vật bậc thấp chưa có các tế bào chuyên hóa, cơ thể có dạng thall đa bào.
PHÂN LOẠI MÔ
1. Mô phân sinh
Định nghĩa:Cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, có khả năng phân chia nhanh, liên tục cho tới cuối đời sống, tạo thành các mô khác.
Đặc điểm chung:
* Tạo ra tế bào mới bổ sung cho cơ thể, làm cho chúng tồn tại và hoạt động mãi.
*Khi mô phân sinh hoạt động phân chia mạnh thì trong tế bào không thấy rõ bào quan.
*Các tế bào xếp sít nhau.

PHÂN LOẠI MÔ PHÂN SINH
- Mô phân sinh ngọn:Đầu tận cùng của thân, cành, rễ cây.
-Đỉnh sinh trưởng:Tế bào khởi sinh phân chia liên tục tạo ra mô phân sinh phân hóa.
-Mô phân sinh tận cùng rễ sẽ tạo ra phần tương ứng.
1.1.Mô phân sinh
sơ cấp
-Mô phân sinh lóng: Thường gặp ở cây họ Lúa, nằm ở phần gốc của mỗi lóng, lá non, cơ quan đang phát triển của hoa.
-Giúp tăng trưởng chiều cao và đứng thẳng lại nếu cây bị ngã.

SƠ ĐỒ
PHÂN LOẠI MÔ PHÂN SINH

1.2.Mô phân sinh thứ cấp







-Tầng phát sinh trụ (Tầng ps libe-gỗ):Cơ quan trục, làm thành lớp liên tục hay dưới dạng những rải riêng biệt nằm giữa bó gỗ và libe. Các tế bào thường hẹp, có dạng hình thoi, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng và tăng theo tuổi cây.
-Phân chia libe thứ cấp 3 ở phía ngoài, gỗ thứ cấp ở trong
-Tầng phát sinh vỏ(Tầng sinh bần-lục bì): Ở rễ và thân cây. Xuất hiện nhiều lần có xu hướng ngày càng nằm lùi về phía trong. Tế bào thường có dạng đa giác, đôi khi hơi kéo dài theo trục của cơ quan…
-Thường sếp xít nhau có khả năng phân chia nhiều lần tạo ra ngoài là lớp bần, trong là lớp vỏ lục.

Vị trí và sự hoạt động của tầng phát sinh vỏ
MÔ PHÂN SINH THỨ CẤP
Tầng phát sinh trụ
Tầng phát sinh vỏ
2. MÔ CƠ
2.1.Định nghĩa: Là tế bào có vách dày, cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ giống như bộ xương của cây. Giúp cây chống lại các tác động cơ học.
Phát triển mạnh ở cây mọc ngoài sáng và cây gỗ. Cây sống dưới nước, bóng râm…thì mô cơ kém phát triển.
Các tế bào thường có vách dày với mức độ khác nhau, căn cứ vào đó người ta phân loại mô cơ.
2.2.PHÂN LOẠI MÔ CƠ
2.2.1.Mô dày (Hậu mô): Gồm tế bào sống, có vách sơ cấp dày bằng xenlulozơ, không hóa gỗ, thường chứa lục lạp.
*Chức năng:nâng đỡ các cơ quan còn non của cây.
* Phân loại:Căn cứ vào chỗ dày lên của vách tế bào, người ta phân biệt các loại hậu mô: Hậu mô góc, hậu mô phiến, hậu mô xốp.
-Màng tế bào dày lên theo vách tiếp tuyến phía trong và vách phía ngoài của tế bào.
-Ví dụ: Sen cạn, rau má, dâu tây.
-Chổ dày của vách tế bào nằm ở góc.
-Giúp cho mô có tính đàn hồi, mềm dẻo khi va chạm.

-Có gian bào phát triển mạnh tạo thành hệ thống gian bào, màng chỉ dày lên ở những chổ tiếp giáp gian bào.

PHÂN LOẠI MÔ DÀY
HẬU MÔ
GÓC
HẬU MÔ
PHIẾN
HẬU MÔ
XỐP
HÌNH ẢNH MÔ DÀY
1.HẬU MÔ GÓC
2.HẬU MÔN XỐP
3.HẬU MÔ PHIẾN
2.2.2.MÔ CỨNG
Là tế bào chết, hình thoi dài, thường nhọn hai đầu, các tế bào xếp sít nhau, vách thứ cấp của tế bào này hóa gỗ rất dày làm cho xoang thu hẹp lại, chỉ có khe nhỏ không chứa chất sống bên trong.

Căn cứ vào vị trí mô cứng trong cây để người ta phân biệt các loại mô cứng.
PHÂN LOẠI MÔ CỨNG
2.2.3.TẾ BÀO ĐÁ
Là tế bào chết, màng hóa gỗ rất dày, cứng làm xoang thu hẹp lại đôi khi chỉ còn một lỗ hay một khe hẹp không chứa nổi chất sống ở trong.
Có trong hạt, quả, lá, thân và thường nằm lẫn trong khối mô mềm, mô đồng hóa….
Tế bào đá rất đa dạng…
TẾ BÀO ĐÁ Ở LÁ CHÈ
3. Mô tiết:
3.1. Khái niệm
- Tập hợp tế bào sống, có màng xenlulozơ.
- Bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất.
3.2. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý có 2 loại mô:
* Mô tiết ngoài
* Mô tiết trong
3.2.1. Mô tiết ngoài: lông tiết, tuyến mật, lỗ nước
Lông tiết:
+ Từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn. Cấu tạo đơn bào hay đa bào.
+ Có ở nhiều cây như: cà chua, thuốc lá…
Tuyến tiết:
+ Tuyến mật: thường có ở hoa, có khi trên thân, lá, lá kèm và trục cụm hoa.
+ Tuyến thơm: tế bào biểu bì của cánh hoa.
+ Tuyến tiết chất hôi thối: cây hấp dẫn côn trùng, ruôi nhặng như cây Bán hạ, cây họ Ráy…
3.2.2. Mô tiết trong:
Tế bào tiết:
* Riêng lẻ, nằm rải rác trong mô mềm.
* Chứa các chất như: tinh dầu, chất nhầy…
- Túi tiết và ống tiết:
* Túi hay ống có một hay vài lớp tb tiết bao ngoài. Thường lớn hơn tb mô mềm xung quanh.
H. Túi tiết
Túi tiết dung sinh; Túi tiết phân sinh
- Ống nhựa mủ:
* Hình thành từ các tế bào mô mềm.
* Chứa chất lỏng đặc biệt là chất nhựa mủ.
H.Ống nhựa mủ
A. Ống nhựa mủ phân đốt;
B. Ống nhựa mủ không phân đốt ở cây xương rắn
1. Thành ống; 2. Các hạt tinh bột hình quả tạ; 3. Chất tế bào
4. Mô che chở (Mô bì):
4.1. Khái niệm:
Là mô bao bọc toàn bộ phía ngoài cơ thể tế bào:
+ Có chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác động cơ học hay sự phá hoại của các sinh vật khác.
+ Thực hiện chức năng trao đổi với môi trường bên ngoài.
4.2. Phân loại:
Tùy theo nguồn gốc, đặc tính sinh lí, hình thái:
+ Mô che chở sơ cấp
+ Mô che chở thứ cấp.
4.2.1. Mô che chở sơ cấp – Biểu bì:
- Hình thành từ mô phân sinh ngọn
- Che chở cho lá, thân non, rễ non và các cơ quan sinh sản.
- Gồm: tế bào biểu bì, lỗ khí, lông, thủy khổng
Tế bào biểu bì:
      - Có nhiều hình dạng khác nhau, phụ thuộc vào hình dạng của cơ quan mà nó bảo vệ, che chở.
H. Biểu bì lá cỏ chông
- Trên bề mặt tế bào biểu bì thường được phủ lớp cutin hoặc lớp sáp mỏng, dày, đôi khi còn có lông che phủ.

- Biểu bì có 2 chức năng:
* Bảo vệ, che chở cho các mô bên trong vì thế các tế bào gắn chặt với nhau, có thấm cutin, sáp.
* Trao đổi khí giữa cây với môi trường và sự thoát hơi nước.
H. Biểu bì lá khoai lang
1. Biểu bì dưới; 2. Biểu bì trên
Lỗ khí:
- Là khe hở nằm giữa 2 tế bào lỗ khí (tế bào bảo vệ).
- Lỗ khí thường gặp ở lá, phần non của thân.
H.Cấu tạo lỗ khí:
Nhìn thẳng từ trên xuống;
B. Nhìn theo mặt cắt ngang

1. Khe lỗ khí; 2. Tế bào lỗ khí; 3. Cửa trước; 4. Cửa sau; 5. Khoang khí; 6. Tầng cuticun; 7. Nhân tế bào;
8. Hạt lục lạp
Lỗ nước:
    Giống như lỗ khí nhưng lớn hơn một tí và luôn luôn mở vì vách các tế bào của nó không có khả năng co giãn.
Lông: Gồm lông tiết, lông che chở, lông hút.
- Lông tiết: sống của lông tiết lâu hơn lông che chở. tiết ra các sản phẩm hoạt động sống của cây như tinh dầu, dịch nhầy, axit hữu cơ …
Lông tiết ở cây bắt ruồi Lông tiết ở thân bí ngô
- Lông che chở:
Làm thành một lớp phủ trên bề mặt cơ thể thực vật, phản chiếu lại một phần ánh sáng mặt trời và giữ lại một phần hơi nước thoát ra từ lá.
H. Lông che chở:
- Lông đơn bào ở lá táo
- Lông đa bào một dãy ở thân bí ngô
- Lông đa bào hình sao ở lá dương xỉ
- Lông đa bào phân nhánh ở ké hoa đào
- Lông rễ (lông hút):
Do tế bào biểu bì của rễ mọc dài ra tạo thành theo chiều từ trên xuống.
Lông đa bào ở cây bầu
Lông đơn bào ở cuống Lá súng
4.2.2. Mô che chở thứ cấp – Chu bì và thụ bì
- Ở các cây Hạt trần và Hạt kín sau khi biểu bì và rễ chết đi thì mô che chở thứ cấp được hình thành.
Nó thường xuất hiện ở ngọn thân, rễ một đoạn ngắn.
- Gồm : chu bì, thụ bì và lỗ vỏ
+ Chu bì: gồm 3 loại mô sắp xếp liên tiếp nhau từ ngoài vào trong: lớp bần, tầng sinh vỏ lớp vỏ lục.

+Thụ bì:
+ Là tập hợp tất cả các mô chết ở phía ngoài tầng sinh vỏ.
+ Gặp ở cây có nhiều lớp chu bì.
H. Thụ bì
   +Lỗ vỏ (bì khổng):
+ Được hình thành đồng thời với chu bì hoặc sớm hơn ở trên thân, rễ.
+ Trao đổi khí với môi trường.
H. Lỗ vỏ
5. Mô dẫn:
5.1. Khái niệm:
- Là một tổ chức chuyên hóa cao, cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với trục của cơ quan, chức năng dẫn nhựa.
5.2. Phân loại:
Mô dẫn
5.2.1 Gỗ:
- Gồm quản bào và mạch gỗ, sợi gỗ, mô mềm gỗ.

1. Quản bào xoắn.
2. Quản bào thang.
3. Quản bào núm.
Quản bào
+ Là các tế bào chết, dài, vát nhọn hai đầu, xếp nối tiếp nhau thành hệ dẫn chạy dọc theo các cơ quan, chức năng dẫn truyền nước và muối khoáng (nhựa nguyên).
+ Các loại quản bào: xoắn, thang, điểm, vòng.
Mạch gỗ (mạch thông):
+ Là yếu tố dẫn truyền chủ yếu của cây Hạt kín.
+ Các tế bào xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây.
+ Trên vách ngăn ngang của các mạch gỗ có sự thủng lỗ ( yếu tố xuyên mạch): Thủng lỗ đơn và thủng lỗ kép ( Hình mạng, hình thang, hình lỗ rây)
+ Trên vách dọc của các mạch gỗ cũng có sự dày lên hoa gỗ, theo các dạng khác nhau, người ta phân biệt: mạch vòng, mạch xoắn ốc, mạch bậc thang mạch mạng, mạch điểm
Các dạng thủng lỗ ở mạch gỗ
Sợi gỗ:
+ Nâng đỡ.
+ Là yếu tố cơ học chủ yếu của cây Hạt kín.
Mô mềm gỗ: chức năng dự trữ.
Phân loại gỗ:
5.2.2. Libe (Phloem):
- Cấu tạo: mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe, sợi libe.
Mạch rây:
+ Tế bào sống, chuyên hóa cao gọi là tế bào rây.
+ Vách tế bào rây mỏng bằng xenlulozơ, trên vách có :
* Vùng thủng lỗ : vùng rây
* Nhiều vùng rây/ vách: phiến rây.
Phiến rây
Phiến rây kép;
2. Phiến rây đơn
Tế bào kèm: + thường có từ 1-2 tế bào sống, dài, có nhân, vách tế bào mỏng, nằm bên cạnh và dọc theo tế bào rây
+ chỉ gặp ở các cây Hạt kín.
H. Cấu tạo mạch rây của thân bí ngô
Mạch rây; 2. Phiến rây;
3. Dải liên kết; 4. Tb kèm
* Mô mềm libe: + tế bào sống có vách mỏng.
+ tích lũy tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
Sợi libe:
* Tế bào hình thoi dài, khoang hẹp, vách dày hóa gỗ hoặc không hóa gỗ.
* Dựa vào nguồn gốc, ta phân biệt:
+ Sợi libe sơ cấp: có nguồn gốc từ tầng trước phát sinh.
+ Sợi libe thứ cấp: có nguồn gốc từ tầng phát sinh.
* Chức năng nâng đỡ.
     
Phân loại libe
5.2.3. Các bó mạch (bó dẫn):
Căn cứ vào vị trí của libe và gỗ chia thành 4 loại bó dẫn:
a) Bó xếp chồng:
H.Cấu tạo bó xếp chồng
 A. Bó dẫn kín ở thân tre;
B. Bó dẫn hở ở thân trầu
1. Libe; 2. Gỗ; 3. Tế bào mô cứng
b) Bó chồng kép:
H.Bó chồng kép
1. Mô mềm; 2. Libe ngoài; 3. Tầng phát sinh;
 4. Gỗ; 5. Libe trong
A B
c) Bó đồng tâm:
H.Bó đồng tâm
1. Mô mềm; 2. Gỗ; 3. Libe
d) Bó xuyên tâm:
- Ở rễ sơ cấp, các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, chúng xếp xen kẽ nhau theo hướng xuyên tâm.
- Đây là loại bó mạch thiếu vì chỉ có 1 yếu tố gỗ hoặc libe.
6. Mô cơ bản ( mô dinh dưỡng):
6.1. Khái niệm:
- Là những tế bào sống, chưa phân hóa nhiều, vách mỏng bằng xenlulozơ và được giữ suốt đời sống của tế bào, trên vách có các vùng lỗ sơ cấp.
         - Chức năng: liên kết các mô khác với nhau, dự trữ và dinh dưỡng.
6.2. Phân loại:
6.2.1. Mô đồng hoá:
- Là những tế bào chứa nhiều lục lạp quang hợp.
- Chúng nằm ngay dưới lớp biểu bì của lá và thân non.
- Trong phiến lá của các cây Hai lá mầm, mô mềm đồng hóa gồm mô giậu và mô xốp (hay mô khuyết).
H. Mô mềm đồng hóa ở thịt lá chuối (Musa paradisiaca)
1. Biểu bì trên; 2. Lớp dưới biểu bì; 3. Mô giậu; 4. Mô xốp;
5. Biểu bì dưới; 6. Tế bào của vòng bao quanh bó mạch
6.2.2. Mô dự trữ:
- Là những tế bào vách mỏng bằng xenlulozơ.
- Vị trí nhu mô trong cây mà các tb nhu mô có tên:
H. Mô mềm dự trữ
A. Mô mềm dự trữ khí ở cuống lá súng;
B. Mô mềm dự trữ tinh bột ở rễ muống biển
A B
* Nhu mô gỗ
* Nhu mô libe
* Nhu mô vỏ hay nhu mô ruột
6.2.2. Mô hấp thu
Có mặt ở tầng lông hút của rễ cây, chức năng hút nứoc và muối khoáng
Cấu tạo bởi những tế bào sống, dạng dài, vách mỏng, không bào lớn, nhân thường năm ở đầu tận cùng của tế bào, tế bào chất thường làm thành một lớp mỏng ở sát vách tế bào (tế bào lông hút)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)