Bài 4. Lão Hạc
Chia sẻ bởi Lê Anh Chới |
Ngày 02/05/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lão Hạc thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Chào các em học sinh về dự tiết học.
Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong bài
Tức nước vỡ bờ ( trích tác phẩm Tắt đền của Ngô Tất Tố )
Cần nêu được các ý:
- Chị Dậu là người nông dân nghèo khổ bị chế độ thực dân
áp bức, bóc lột đẩy đến con đường cùng.
- Chị là người lam lũ, cần cù, đảm đang, tháo vát, có lòng tự
trọng, ngay thẳng, thủy chung, yêu thương chồng, con sâu
sắc đã liều mạng đánh ngã tên cai lệ và tên người nhà của Lí
trưởng để bảo vệ chồng.
- Chị như đóa hoa sen vượt lên khỏi bùn lầy, nước đọng,
tỏa ngát hương thơm, tiêu biểu cho hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội thực dân,phong kiến.
GIỚI THIỆU BÀI:
Người nông dân Việt Nam sống dưới chế độ thực dân, phong kiến
không chỉ bị cảnh sưu cao thuế nặng mà còn chịu gánh nặng của
các hủ tục khắc khe, lạc hậu, phải bán thân vào đồn điền cao su có
đi mà không có về. Truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao mà chúng
ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó.
LÃO HẠC
Tiết 13+14:
Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, BMT
( Nam Cao )
I/ Đọc, hiểu chú thích:
1. Tác giả,tác phẩm:
Chú thích* sgk/45
2. Hiểu nghĩa từ:
Các chú thích còn lại của sgk/ 46+47
II/Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
Đọc giọng kể phù hợp diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Tóm tắt và
nêu nội dung
chính truyện
Lão Hạc.
- Phần trích
học ( đoạn
in chữ lớn )
nội dung nói
gì?
Tóm tắt: Con trai lão Hạc và cô gái trong làng yêu nhau
nhưng không lấy được nhau vì nhà gái thách cưới quá nặng
anh phẫn chí bán thân vào làm thuê cho đồn điền cao su
mong kiếm nhiều tiền mở mặt với thiên hạ. Lão Hạc ở nhà
làm thuê kiếm sống, không chịu tiêu đến tiền bòn vườn của
con và mong ngày con về. Ốm đau bệnh tật khiến lão đành
phải bán cậu vàng- kỉ vật của con để lại, nhờ ông giáo làm
văn tự trao lại mảnh vườn cho con, đưa tiền nhờ ông giáo
lo hậu sự cho mình, rồi xin bả chó tự tử.
Nội dung phần trích học: Thể hiện cuộc sống đau khổ,
những phẩm chất cao quí của lão hạc và tình cảm của
ông giáo đối với lão Hạc.
2. Hiểu văn bản:
III/ PHÂN TÍCH:
1. Nhân vật lão Hạc
a/ Diễn biến tâm trạng lão Hạc qua việc bán chó:
Phân tích tâm
trạng lão Hạc
qua việc bán
chó. Nêu nhận
xét về lapc Hạc.
- Nói đi nói lại với ông giáo nhiều lần về ý định bán cậu vàng:
suy tính, đắn đo, day dứt, vì câu vàng là kỉ vật củacon để lại
được lão coi như đứa con cầu tự.
- Sau khi bán: day dứt, ăn năn vì trót lừa một con chó.
Khi kể với ông giáo mặt lão co dúm lại, đầu ngoẹo về
một bên, khóc hu hu.
Lão là người nông dân yêu thương loài vật,
thật thà, giàu tình nghĩa.
b/ Nguyên nhân cái chết của lão Hạc và tính cách
của làoqua các hành vi đó.
Tình cảnh đói khổ, túng quẩn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như
một hành động tự giải thoát. Nhưng nguyên nhân sâu xa lại là
lòng thương con đã khiến lão chọn cái chết để bảo tồn toàn
vẹn mảnh vườn dành cho con. Việc lão đưa tiền nhờ ông giáo
lo hậu sự cho mình thể hiện lão có lòng tự trọng, không muốn
liên lụy đến người khác. Lão là điển hình của người nông dân
Việt Nam sống, chết đều vì con.
Em hiểu như
thế nào về
nguyên nhân
cái chết của
lão Hạc? Qua
việc lão sắp
xếp nhờ ông
giáo, rồi tìm
đến cái chết,
mm suy nghĩ
gì về cảnh đời
và tính cách
của lão?
2. TÌnh cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc:
Em có nhận xét gì
về tình cảm, thái
độ của nhân vật
“ tôi” đối với lão
Hạc?
- Trong cách xưng hô: gọi lão Hạc bằng cụ, xưng
mình là cháu: yêu quí, kính trọng.
- Sẵn sàng tiếp chuyện mỗi khi lão Hạc sang chơi,
mời ông ngồi chơi để cháu đi nấu nước, luộc khoai
ông cháu cùng xơi.
-Tìm cách giúp lão Hạc, động viên, an ủi lão Hạc
trước những chuyện đau buồn.
- Khi nghe Binh Tư nói thì nghi ngờ lão Hạc, cảm
thấy thất vọng về cuộc đời nhưng trước cái chết
của Lão Hạc thì đau xót, day dứt tột độ, tự hứa sẽ
thực hiện lời lão Hạc nhờ cậy mình.
Đoạn văn “ Chao ôi!... ích kỉ che lấp mất” thể hiện
cái nhìn sâu sắc, thông hiểu, yêu thương con người
nghèo khổ của nhân vật “tôi”.
Nhân vật tôi là người hàng xóm tốt, biết
cảm thông, chia sẻ với nỗi buồn, nỗi đau của lão
Hạc, rất tiêu biểu cho tình cảm láng giềng tốt đẹp
của nhân dân ta.
IV/ TỔNG KẾT:
Nêu những nét chính về nghệ và
nội dung của truyện Lão Hạc.
Ghi nhớ sgk/ 48
V/ LUYỆN TẬP:
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu
thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
Trả lời:
Sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân Việt Nam
bị áp bức, bóc lột, chịu cảnh sưu cao thuế nặng, đặc biệt thuế thân
là một trong những thứ thuế dã man đã khiến người nông dân phải
chịu biết bao cảnh nhục nhã, ê chề, phải bán con, bán tài sản lấy
tiền nộp thuế. Họ còn phải chịu gánh nặng của các hủ tục phong
kiến nặng nề lạc hậu khiến hạnh phúc lứa đôi bị chia lìa, phải bán
thân vào các đồn điền cao su có đi mà không có ngày về, để lại cha
già mẹ yếu sống đơn độc đau thương nơi quê nhà.Đói khổ, bệnh tật,
túng quẩn đẩy họ tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
Mặc dầu vậy, nhưng họ vẫn giữ được những phẩm chất rất cao
quí: cần cù, đảm đang, tháo vát, yêu thương gia đình, yêu quí loài vật,
tự trọng, thủy chung và có tinh thần phản kháng cùng sức mạnh tiềm
tàng, mạnh mẽ.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại truyện ngắn Lão Hạc, nắm chắc phần phân tích,
thuộc ghi nhớ sgk/48;
-Tìm đọc thêm các tác phẩm văn, thơ, ca dao nói về cuộc đời phẩm
chất của người dân nghèo sống dưới chế độ thực dân, phong kiến.
Nêu nhận xét.
- Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Cảm ơn các em học sinh đã tham gia xây dựng tiết học này.
Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong bài
Tức nước vỡ bờ ( trích tác phẩm Tắt đền của Ngô Tất Tố )
Cần nêu được các ý:
- Chị Dậu là người nông dân nghèo khổ bị chế độ thực dân
áp bức, bóc lột đẩy đến con đường cùng.
- Chị là người lam lũ, cần cù, đảm đang, tháo vát, có lòng tự
trọng, ngay thẳng, thủy chung, yêu thương chồng, con sâu
sắc đã liều mạng đánh ngã tên cai lệ và tên người nhà của Lí
trưởng để bảo vệ chồng.
- Chị như đóa hoa sen vượt lên khỏi bùn lầy, nước đọng,
tỏa ngát hương thơm, tiêu biểu cho hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội thực dân,phong kiến.
GIỚI THIỆU BÀI:
Người nông dân Việt Nam sống dưới chế độ thực dân, phong kiến
không chỉ bị cảnh sưu cao thuế nặng mà còn chịu gánh nặng của
các hủ tục khắc khe, lạc hậu, phải bán thân vào đồn điền cao su có
đi mà không có về. Truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao mà chúng
ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó.
LÃO HẠC
Tiết 13+14:
Thực hiện: Lê Anh Chới. THCS Phan Chu Trinh, BMT
( Nam Cao )
I/ Đọc, hiểu chú thích:
1. Tác giả,tác phẩm:
Chú thích* sgk/45
2. Hiểu nghĩa từ:
Các chú thích còn lại của sgk/ 46+47
II/Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
Đọc giọng kể phù hợp diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Tóm tắt và
nêu nội dung
chính truyện
Lão Hạc.
- Phần trích
học ( đoạn
in chữ lớn )
nội dung nói
gì?
Tóm tắt: Con trai lão Hạc và cô gái trong làng yêu nhau
nhưng không lấy được nhau vì nhà gái thách cưới quá nặng
anh phẫn chí bán thân vào làm thuê cho đồn điền cao su
mong kiếm nhiều tiền mở mặt với thiên hạ. Lão Hạc ở nhà
làm thuê kiếm sống, không chịu tiêu đến tiền bòn vườn của
con và mong ngày con về. Ốm đau bệnh tật khiến lão đành
phải bán cậu vàng- kỉ vật của con để lại, nhờ ông giáo làm
văn tự trao lại mảnh vườn cho con, đưa tiền nhờ ông giáo
lo hậu sự cho mình, rồi xin bả chó tự tử.
Nội dung phần trích học: Thể hiện cuộc sống đau khổ,
những phẩm chất cao quí của lão hạc và tình cảm của
ông giáo đối với lão Hạc.
2. Hiểu văn bản:
III/ PHÂN TÍCH:
1. Nhân vật lão Hạc
a/ Diễn biến tâm trạng lão Hạc qua việc bán chó:
Phân tích tâm
trạng lão Hạc
qua việc bán
chó. Nêu nhận
xét về lapc Hạc.
- Nói đi nói lại với ông giáo nhiều lần về ý định bán cậu vàng:
suy tính, đắn đo, day dứt, vì câu vàng là kỉ vật củacon để lại
được lão coi như đứa con cầu tự.
- Sau khi bán: day dứt, ăn năn vì trót lừa một con chó.
Khi kể với ông giáo mặt lão co dúm lại, đầu ngoẹo về
một bên, khóc hu hu.
Lão là người nông dân yêu thương loài vật,
thật thà, giàu tình nghĩa.
b/ Nguyên nhân cái chết của lão Hạc và tính cách
của làoqua các hành vi đó.
Tình cảnh đói khổ, túng quẩn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như
một hành động tự giải thoát. Nhưng nguyên nhân sâu xa lại là
lòng thương con đã khiến lão chọn cái chết để bảo tồn toàn
vẹn mảnh vườn dành cho con. Việc lão đưa tiền nhờ ông giáo
lo hậu sự cho mình thể hiện lão có lòng tự trọng, không muốn
liên lụy đến người khác. Lão là điển hình của người nông dân
Việt Nam sống, chết đều vì con.
Em hiểu như
thế nào về
nguyên nhân
cái chết của
lão Hạc? Qua
việc lão sắp
xếp nhờ ông
giáo, rồi tìm
đến cái chết,
mm suy nghĩ
gì về cảnh đời
và tính cách
của lão?
2. TÌnh cảm của nhân vật tôi đối với lão Hạc:
Em có nhận xét gì
về tình cảm, thái
độ của nhân vật
“ tôi” đối với lão
Hạc?
- Trong cách xưng hô: gọi lão Hạc bằng cụ, xưng
mình là cháu: yêu quí, kính trọng.
- Sẵn sàng tiếp chuyện mỗi khi lão Hạc sang chơi,
mời ông ngồi chơi để cháu đi nấu nước, luộc khoai
ông cháu cùng xơi.
-Tìm cách giúp lão Hạc, động viên, an ủi lão Hạc
trước những chuyện đau buồn.
- Khi nghe Binh Tư nói thì nghi ngờ lão Hạc, cảm
thấy thất vọng về cuộc đời nhưng trước cái chết
của Lão Hạc thì đau xót, day dứt tột độ, tự hứa sẽ
thực hiện lời lão Hạc nhờ cậy mình.
Đoạn văn “ Chao ôi!... ích kỉ che lấp mất” thể hiện
cái nhìn sâu sắc, thông hiểu, yêu thương con người
nghèo khổ của nhân vật “tôi”.
Nhân vật tôi là người hàng xóm tốt, biết
cảm thông, chia sẻ với nỗi buồn, nỗi đau của lão
Hạc, rất tiêu biểu cho tình cảm láng giềng tốt đẹp
của nhân dân ta.
IV/ TỔNG KẾT:
Nêu những nét chính về nghệ và
nội dung của truyện Lão Hạc.
Ghi nhớ sgk/ 48
V/ LUYỆN TẬP:
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu
thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
Trả lời:
Sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân Việt Nam
bị áp bức, bóc lột, chịu cảnh sưu cao thuế nặng, đặc biệt thuế thân
là một trong những thứ thuế dã man đã khiến người nông dân phải
chịu biết bao cảnh nhục nhã, ê chề, phải bán con, bán tài sản lấy
tiền nộp thuế. Họ còn phải chịu gánh nặng của các hủ tục phong
kiến nặng nề lạc hậu khiến hạnh phúc lứa đôi bị chia lìa, phải bán
thân vào các đồn điền cao su có đi mà không có ngày về, để lại cha
già mẹ yếu sống đơn độc đau thương nơi quê nhà.Đói khổ, bệnh tật,
túng quẩn đẩy họ tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
Mặc dầu vậy, nhưng họ vẫn giữ được những phẩm chất rất cao
quí: cần cù, đảm đang, tháo vát, yêu thương gia đình, yêu quí loài vật,
tự trọng, thủy chung và có tinh thần phản kháng cùng sức mạnh tiềm
tàng, mạnh mẽ.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại truyện ngắn Lão Hạc, nắm chắc phần phân tích,
thuộc ghi nhớ sgk/48;
-Tìm đọc thêm các tác phẩm văn, thơ, ca dao nói về cuộc đời phẩm
chất của người dân nghèo sống dưới chế độ thực dân, phong kiến.
Nêu nhận xét.
- Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Cảm ơn các em học sinh đã tham gia xây dựng tiết học này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Anh Chới
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)