Bài 4. Lão Hạc

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Minh Tú | Ngày 02/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lão Hạc thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

8
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ
GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
KIỂM TRA BÀI CŨ

Giới thiệu tác giả và tác phẩm chương trích Tức nước vỡ bờ.
- Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
BÀI 4
Ã

NAM CAO
I/ Tìm hiểu chung :
1/ Tác giả :
- Nam Cao ( 1915 – 1954 ), quê ở Hà Nam, tên thật Trần Hữu Tri. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về 2 đối tượng : người nông dân nghèo bị áp bức và tầng lớp trí thức sống mòn mỏi trong xã hội cũ.



- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.



2/ Tác phẩm :
Truyện sáng tác năm 1943.
Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc
bán chó.
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó :
- Trước khi bán chó, lão đã nói ý định này nhiều lần với ông giáo. Chứng tỏ lão đã đắn đo, suy nghĩ rất nhiều vì con chó là người bạn thân thiết, là kỉ vật của con trai lão để lại.

Sau khi bán chó, lão day dứt, ân hận vì già bằng tuổi này rồi mà còn đánh lừa một chó. Sự day dứt này thể hiện qua các chi tiết về ngoại hình : cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít ...
 Ta thấy lão là người sống có tình nghĩa, rất trung thực và rất thương con.


Tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của
lão Hạc
2/ Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc :
Tình cảnh túng quẩn, đói khổ.
- Xuất phát từ lòng thương con và lòng tự trọng đáng kính.
 

Tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào ?
Cảm thông
Thương xót
- Ngấm ngầm giúp đỡ
Vì sao nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó, tác giả thấy cuộc đời ngày một đáng buồn ?
3/ Tìm hiểu suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc :
- Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó, tác giả thấy cuộc đời ngày một đáng buồn vì con người đáng kính như lão mà đến đường cùng cũng bị tha hóa.
 
Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão thì tác giả lại nghĩ khác : “Không cuộc đời chưa hẳn .... nghĩa khác”
- Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão thì tác giả lại nghĩ khác : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” vì vẫn còn những người cao quí như lão nhưng lão lại phải chịu cái chết đau đớn.

Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của
tác phẩm
4/ Đặc sắc về nghệ thuật :
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chứng kiến toàn bộ câu chuyện, cảm thông cuộc đời lão Hạc.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể cao.
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ ?
5/ Cảm nhận của em về người nông dân trong xã hội cũ qua hai tác phẩm đã học :
Cuộc đời : Nghèo khổ, bế tắc, đáng thương.
- Phẩm chất : Có vẻ đẹp cao quí, đáng trân trọng.
6/ Ý nghĩa văn bản :
Văn bản thể hiện phẩm giá con người nông dân không thể bị hoen mờ cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.

III/ Tổng kết : GN/ 48
CỦNG CỐ
Giới thiệu tác giả và tác phẩm Lão Hạc.
Phân tích diễn biến tâm lí tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó.
Qua cái chết của lão Hạc, em thấy lão có những đức tính đáng quí nào ?
- Nêu nội dung chính của văn bản.
DẶN DÒ
- Đọc diễn cảm đoạn trích ( chú ý giọng điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về lão Hạc )
Soạn bài :
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Xem và trả lời câu hỏi SGK/ 49,50
 
XIN CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Minh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)