Bài 4. Lão Hạc

Chia sẻ bởi Lương Vũ Nam Ngọc | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Lão Hạc thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Lão Hạc
Nam Cao
Tiết 13-14
Đọc hiểu văn bản
Nam Cao
1915-1951
Tên khai sinh Trần Hữu Tri
Quê: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
Là nhà văn hiện thực xuất sắc với những tác phẩm viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
Sau Cách Mạng, ông chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến
Ông hy sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch.
Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học & nghệ thuật (1996).
I: Tìm hiểu chung – 1: Tác giả
Tác phẩm chính
Truyện ngắn: Chí Phèo ( 1941), Trăng sáng ( 1942), Đời thừa ( 1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới ( 1944)…
Truyện dài: Sống mòn ( 1944), truyện ngắn Đôi mắt ( 1948)
Tập Nhật kí Ở rừng ( 1948)
Bút kí Chuyện biên giới ( 1951)
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943)

Tiết 13-14
(Nam Cao)
2. Tác phẩm
Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943.
2. Tác phẩm
* Hướng dẫn cách đọc
Nhân vật lão Hạc: đọc giọng dằn vặt, đau đớn, ân hận
Nhân vật ông giáo: đọc giọng buồn, chậm, cảm thông
Lão Hạc
Đọc tác phẩm có vai trò quan trọng để cảm nhận được những đặc sắc của truyện ngắn này
Tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong truyện được biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Lời của lão Hạc khi chua chát, xót xa,lúc chậm chãi,nằn nì
Lời vợ ông giáo khi nói về lão Hạc thì lạnh lùng, dứt khoát.
Lời của Binh Tư lại đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai.
Lời của ông giáo( người kể chuyện) khi thì từ tốn, lúc lại cất lên xót xa, thương cảm với những đoạn độc thoại nội tâm
* Giọng điệu đọc sẽ là một thước đo chân thực mức độ thâm nhập tác phẩm.

LÃO HẠC
Tiết 13-14
(Nam Cao)
* Tóm tắt tác phẩm
- Lão Hạc là người cô đơn, vợ mất, con bỏ đi đồn điền cao su, lão nuôi, yêu quý cậu Vàng, kỷ niệm của con trai lão.
- Đói kém, bị ốm, phải tiêu vào tiền dành dụm cho con → LH phải bán cậu Vàng
- Nhờ ông giáo trông hộ vườn, giữ tiền ma chay cho mình → tự tử bằng bả chó.
* Bố cục đoạn trích
Đoạn 1: “Hôm sau…cũng xong” Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc…ông giáo an ủi lão Hạc
- Đoạn 2: “Luôn mấy hôm…đáng buồn”  cuộc sống của LH sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo
- Đoạn 3: “Không! Cuộc đời…một sào” Cái chết của LH
3 đoạn
Tóm tắt tác phẩm
Các ý chính
Tình cảnh lão Hạc: Nhà nghèo, vợ đã mất, chỉ còn đứa con trai. Anh ta phẫn chí vì không có tiền cưới, bỏ đi làm phu đồn điền cao su biền biệt, một năm rồi chẳng có tin tức gì.
Tình cảm của lão Hạc với con chó vàng: con chó như người bạn để làm khuây, như kỉ vật của đứa con trai.
Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc: sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người ghê lắm, đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn kiệt, lão không có việc.
Lão Hạc ngậm ngùi bán “ cậu vàng” rồi chọn cho mình một cái chết thật đau đớn, ngậm ngùi.

Tiết 13-14
(Nam Cao)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật lão Hạc
a. Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”
* Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng”:
lão Hạc có tình cảm như thế nào với con chó Vàng? Tìm những chi tiết cho thấy rõ điều đó?
+ Gọi con chó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi con cái
+ Bắt rận, đem ra ao tắm
+ Cho ăn cơm….cái bát như một nhà giàu
+ Nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng
+ Chửi yêu, nói với nó như nói một đứa cháu “À không, ông không giết… ông nuôi”
Tình yêu tha thiết với loài vật.
LÃO HẠC
Em hãy tìm ra những chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc kể với ông giáo chuyện bán chó?
* Sau khi bán “cậu Vàng”
+ Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu
+ Đôi mắt lão ầng ậng nước
+ Mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt
+ Cái đầu ….ngoẹo, miệng móm mém…mếu
+ Lão hu hu khóc
- Từ tượng hình, từ tượng thanh

Tâm trạng đau khổ tột cùng
- “Thì ra tôi già…lừa một con chó”
→ Thái độ chua chát, ngậm ngùi, mặc cảm là kẻ có tội
LH là người sống tình nghĩa thủy chung, yêu thương loài vật; người cha có tình yêu thương con sâu sắc.

Tiết 13-14
(Nam Cao)
b. Việc làm của lão Hạc trước khi chết
Trước khi chết lão Hạc đã cậy nhờ ông giáo những điều gì?
- Nhờ ông giáo:
+ giữ hộ ba sào vườn cho con trai
+ gửi 30 đồng để lo hộ đám tang cho mình
- Duy trì cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai bữa ốc.
- Từ chối mọi sự giúp đỡ gần như là hách dịch
Coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người.
LÃO HẠC
Em hãy cho biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Ý nghĩa của cái chết ấy?
Thảo Luận Nhóm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
20
30
40
50
60
70
80
90

Tiết 13-14
(Nam Cao)
c. Cái chết của lão Hạc
* Nguyên nhân:
+ Tình cảnh đói khổ túng quẫn (đó cũng là số phận cơ cực đáng thương của những người dân nghèo trước CMT8)
+ Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con; không muốn gây phiền hà cho hàng xóm láng giềng.
“…lão Hạc…vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. lão tru tréo, bọt mép sùi ra…giật mạnh…lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”.
→ cái chết dữ dội, bi thảm
Bộc lộ rõ số phận, nhân phẩm của người nông dân nghèo trước CMT8: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu tình thương và lòng tự trọng. Qua đó, tố cáo mạnh mẽ sự tàn ác bất nhân của chế độ phong kiến.
LÃO HẠC

Tiết 13-14
(Nam Cao)
2. Nhân vật ông Giáo
* Tình cảm đối với lão Hạc
- “Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”
- “Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão”
- Giữ hộ lão Hạc mảnh vườn và ba mươi đồng bạc
- Đồng cảm, xót thương cho hoàn cảnh LH.
- Luôn tìm cách giúp đỡ, an ủi và tỏ lòng quý trọng nhân cách LH.
Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
LÃO HẠC
- “ Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”.
“ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”
Tại sao ông giáo lại có những suy nghĩ trái ngược như thế? Em hiểu những ý nghĩ đó của ông giáo như thế nào?
Thảo Luận Nhóm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
20
30
40
50
60
70
80
90
* Suy nghĩ của ông Giáo về cuộc đời
- Khi nói chuyện với Binh Tư
“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”
+ Buồn vì: đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như LH trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư
+ Buồn vì: một con người như LH đành phải biến chất vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày
- Khi chứng kiến lão Hạc chết
“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”
+ Vì không có gì hủy hoại được nhân phẩm của người lương thiện như LH để ta có quyền hy vọng và tin tưởng ở con người.
“Hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”
+ Vì người tốt như LH mà hoàn toàn vô vọng, phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ
- Khi nói chuyện với vợ:
Tiết 13-14
(Nam Cao)
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…không bao giờ ta thương”
+ Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa.
+ Khẳng định 1 thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo : Cần phải quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận con người sống quanh mình bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.
+ Nêu một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: phải biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác thì mới hiểu và cảm thông đúng.
Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc. Người trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người.
LÃO HẠC
Câu hỏi thảo luận
Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó.
Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng, có thế thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “ cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật mà con trai lão rất thương yêu.
Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ân hận vì già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai.
Phân tích tâm trạng lão Hạc
Bộ dạng, cử chỉ lão Hạc khi kể lại với ông giáo chuyện bán chó
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
* Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàng, chúng ta nhận ra đây là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực.
Đặc biệt, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ.
Từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, có lẽ lão vừa mong mỏi đợi chờ vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác “mắc tội” vì không lo liệu nổi cho con.
Người cha tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ.
Em hiểu thế nào về nguyên
nhân cái chết của lão Hạc?
Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc
đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8.
Nhưng xét ra, lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Điều đó thể hiện tính cẩn thận, chu đáo và lòng tự trọng cao ở lão. Lão lo không giữ được mảnh vườn cho anh con trai, lão nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm.
Thái độ, tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc?
Tình cảm của nhân vật “tôi” được thể hiện qua các mặt

Thái độ của nhân vật “tôi”
khi nghe lão Hạc kể chuyện
Những hành động, cách cư xử chứng tỏ
đồng cảm, xót xa yêu thương
Những ý nghĩa của nhân vật “tôi” về tình cảm,
nhân cách của lão Hạc.
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy cuộc đời quả thật…đáng buồn, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi như thế nào?
Trong truyện này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng.
Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng tự trọng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng.
Nó còn có ý nghĩa đánh lừa - chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn - nó đẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, bị tha hóa. Với câu nói của Binh Tư:
- Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu…
 Tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩa trước đó của mình đã không đúng, bởi còn đó những người cao quý như lão Hạc.
Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Sao ông lão đáng thương, đáng kính như vật mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này!
Tại sao lão Hạc lại tự tử bằng cách ăn bả chó?
Sao lão không chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu hơn?
Ông lão nhân hậu, trung thực này chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão phải lừa lại là lừa “cậu Vàng”- người bạn thân thiết của mình. Lão đã lừa để “cậu Vàng” phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa.
Dường như ở cách lựa chọn này có một ý muốn tự trừng phạt ghê gớm.
Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc.
Cái chết này càng gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
Theo em cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?
Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…

Bút pháp khắc họa nhân vật

Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “ tôi” đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo). Thử thay nhân vật kể chuyện này đi, dẫn chuyện từ một góc độ khác, chúng ta sẽ thấy hiệu quả nghệ thuật giảm hẳn.
Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật. Vì thế, ở đây không hề gợn lên một chút nghi ngờ về sự tưởng tượng, sắp xếp mà người đọc thấy đúng là câu chubyện thực của đời đã diễn ra.
Khi tác giả nhập vai thành nhân vật “tôi” để kể ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. Cốt truyện có thể được linh hoạt dịch chuyển không gian, thời gian, có thể kết hợp tự nhiên giữa kể với tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình.
Chọn cách kể này, tác phẩm có nhiều giọng điệu. Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc. Vì thế, truyện ngắn Lão Hạc cũng như nhiều tác phẩm khác của Nam Cao- kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.

Tiết 13-14
(Nam Cao)
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.
- Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
- Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao
- Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của LH: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.
- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.
LÃO HẠC
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của nhân vật “tôi” qua đoạn văn sau:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…tòan những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương.
Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.
Với triết lí trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải biết quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ.
Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc
em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân
trong xã hội cũ?
Qua các tác phẩm này người đọc hiểu được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Từ các tác phẩm này, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân…của người nông dân.
Gợi ý
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Vũ Nam Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)