Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương
Chia sẻ bởi Phạm Thị Loan |
Ngày 08/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền
-Thể truyền kì (văn xuôi tự sự)
-Chữ Hán
-Gồm 20 truyện
-Đề tài: đả kích cái xấu xa,tàn bạo,đứng về phía người dân bị áp bức; tình yêu và hạnh phúc lứa đôi;cuộc sống và hoài bão ,lí tưởng của kẻ sĩ
-Nhân vật chính: phụ nữ, trí thức
-> thiên cổ kì bút
Chuyện người con gái Nam Xương
là thiên thứ 16/20,có gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương
TCT kết thúc ở chỗ: khi hiểu ra nỗi oan của vợ,Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng
Đại ý: Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là ngươi tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
Bố cục:
-Đoạn 1(từ đầu đến “ lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình’’): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
-Đoạn 2(“ Qua năm sau…trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
-Đoạn 3( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
- Lời giới thiệu: “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp’’; chàng Trương mến vì dung hạnh, xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng
-> Đẹp người, đẹp nết
-Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: cư xử đúng mực, giữ gìn khuôn phép
- Khi tiễn chồng đi lính:
Lời dặn: không mong vinh hiển, chỉ mong chồng được bình yên; cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trận; nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình
- Khi xa chồng:
+ Là người vợ thuỷ chung
+ Là người mẹ hiền
+ Là người con dâu hiếu thuận
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Lời 1: phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng của mình, cầu xin chồng đừng nghi oan
-> Hết lòng tìm cách cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ
+ Lời 2: nói lên nỗi thất vọng đau đớn khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, không có quyền tự bảo vệ, ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực biện bạch cho; hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá trước đây cũng không còn có thể có được nữa
+ Lời 3: Lời than, lời nguyện,xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng
Thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân đã không còn cách nào cứu vãn,Vũ nương đành mượn dòng nước Hoàng Giang để giãi tỏ tấm lòng mình.
Hành động tự vẫn là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có chỉ đạo của lí trí.
Vũ Nương xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thuận, thuỷ chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, xứng đáng được hưởng hạnh phúc lại phải chết oan uổng.
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
Nguyên nhân trực tiếp:
Lời bé Đản
Chiếc bóng trên vách
Nguyên nhân sâu xa ?
Người chồng đa nghi thô bạo
Tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức, con nhà hào phú nhưng không có học -> Mầm mống của bi kịch
Tình huống bất ngờ:
Bế con đi thăm mộ mẹ, lòng đã buồn sẵn, con lại quấy khóc, không nhận cha, lại nói về người cha khác ->nghi ngờ, gạn hỏi
Con lại nói thêm những thông tin ngày càng gay cấn -> đinh ninh là vợ hư
Cách xử sự hồ đồ,độc đoán, thô bạo
Thiếu trí tuệ, ghen tuông mù quáng -> không thấy được sự vô lí trong lời đứa trẻ
Không tin Vũ Nương, giấu không nói điều con nói, bỏ ngoài tai những lời bênh vực , biện bạch của hàng xóm cho Vũ Nương
La um lên cho hả giận, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi
->Bức tử Vũ Nương- tội nhân
Con đẻ của xã hội nam quyền, lễ giáo hà khắc, bất công
Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng
Chiến tranh
-> Nạn nhân
Nỗi oan được giải
Trương Sinh hiểu ra sự thực về Vũ Nương và cũng từ lời bé Đản
Chiếc bóng trên vách-> đầu mối của câu chuyện, là sự tập trung khái quát hoá, hình tượng hoá
Tấm lòng – người vợ
Sự ngộ nhận – đứa con
Hiểu lầm – người chồng
Bóng Trương Sinh-> bóng vũ Nương
(Mở nút)
-> Gây bất ngờ, bàng hoàng
Chiếc bóng:
- cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi
-vẻ đẹp tâm hồn, cái tình của Vũ Nương: nhớ thương, chung thuỷ, khát khao đoàn tụ, yêu con
-> Số phận bi kịch của người phụ nữ
Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
Những yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng thả rùa, chết đuối được cứu sống, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương ở động rùa, được rẽ nước đưa về dương thế; Vũ Nương hiện về trên sông
Cách đưa yếu tố kì ảo: đan xen cái ảo và cái thực
Thực về địa danh, thời gian, nhân vật, sự kiện, trang phục, cảnh nhà Vũ Nương
->Tăng độ tin cậy
Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo
-Làm nên đặc trưng của thể truyền kì
-Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của vũ Nương
-Tạo kết thúc phần nào có hậu -> thể hiện ước mơ
-Không làm mất đi sắc thái bi kịch của truyện
Chi tiết kì ảo cuối cùng:
-Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương: vẫn hiền hậu, thuỷ chung, nặng tình với gia đình, chồng con, quê hương, khao khát được trả lại danh dự
-Tạo kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ về công bằng, hạnh phúc
-Vẫn mang tính bi kịch
Đặc sắc nghệ thuật:
-Xây dựng nhiều tình huống để bộc lộ tính cách nhân vật
-Dẫn dắt câu chuyện khéo léo
-Tâm lí, tính cách nhân vật khá rõ
-Ngôn ngữ nhân vật khá thành công
-Yếu tố kì ảo tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị tác phẩm
Nguyễn Dữ
Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền
-Thể truyền kì (văn xuôi tự sự)
-Chữ Hán
-Gồm 20 truyện
-Đề tài: đả kích cái xấu xa,tàn bạo,đứng về phía người dân bị áp bức; tình yêu và hạnh phúc lứa đôi;cuộc sống và hoài bão ,lí tưởng của kẻ sĩ
-Nhân vật chính: phụ nữ, trí thức
-> thiên cổ kì bút
Chuyện người con gái Nam Xương
là thiên thứ 16/20,có gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương
TCT kết thúc ở chỗ: khi hiểu ra nỗi oan của vợ,Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng
Đại ý: Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là ngươi tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
Bố cục:
-Đoạn 1(từ đầu đến “ lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình’’): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương,sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
-Đoạn 2(“ Qua năm sau…trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
-Đoạn 3( phần còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
- Lời giới thiệu: “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp’’; chàng Trương mến vì dung hạnh, xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng
-> Đẹp người, đẹp nết
-Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: cư xử đúng mực, giữ gìn khuôn phép
- Khi tiễn chồng đi lính:
Lời dặn: không mong vinh hiển, chỉ mong chồng được bình yên; cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trận; nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình
- Khi xa chồng:
+ Là người vợ thuỷ chung
+ Là người mẹ hiền
+ Là người con dâu hiếu thuận
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Lời 1: phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng của mình, cầu xin chồng đừng nghi oan
-> Hết lòng tìm cách cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ
+ Lời 2: nói lên nỗi thất vọng đau đớn khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, không có quyền tự bảo vệ, ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực biện bạch cho; hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá trước đây cũng không còn có thể có được nữa
+ Lời 3: Lời than, lời nguyện,xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng
Thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân đã không còn cách nào cứu vãn,Vũ nương đành mượn dòng nước Hoàng Giang để giãi tỏ tấm lòng mình.
Hành động tự vẫn là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng có chỉ đạo của lí trí.
Vũ Nương xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thuận, thuỷ chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, xứng đáng được hưởng hạnh phúc lại phải chết oan uổng.
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
Nguyên nhân trực tiếp:
Lời bé Đản
Chiếc bóng trên vách
Nguyên nhân sâu xa ?
Người chồng đa nghi thô bạo
Tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức, con nhà hào phú nhưng không có học -> Mầm mống của bi kịch
Tình huống bất ngờ:
Bế con đi thăm mộ mẹ, lòng đã buồn sẵn, con lại quấy khóc, không nhận cha, lại nói về người cha khác ->nghi ngờ, gạn hỏi
Con lại nói thêm những thông tin ngày càng gay cấn -> đinh ninh là vợ hư
Cách xử sự hồ đồ,độc đoán, thô bạo
Thiếu trí tuệ, ghen tuông mù quáng -> không thấy được sự vô lí trong lời đứa trẻ
Không tin Vũ Nương, giấu không nói điều con nói, bỏ ngoài tai những lời bênh vực , biện bạch của hàng xóm cho Vũ Nương
La um lên cho hả giận, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi
->Bức tử Vũ Nương- tội nhân
Con đẻ của xã hội nam quyền, lễ giáo hà khắc, bất công
Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng
Chiến tranh
-> Nạn nhân
Nỗi oan được giải
Trương Sinh hiểu ra sự thực về Vũ Nương và cũng từ lời bé Đản
Chiếc bóng trên vách-> đầu mối của câu chuyện, là sự tập trung khái quát hoá, hình tượng hoá
Tấm lòng – người vợ
Sự ngộ nhận – đứa con
Hiểu lầm – người chồng
Bóng Trương Sinh-> bóng vũ Nương
(Mở nút)
-> Gây bất ngờ, bàng hoàng
Chiếc bóng:
- cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi
-vẻ đẹp tâm hồn, cái tình của Vũ Nương: nhớ thương, chung thuỷ, khát khao đoàn tụ, yêu con
-> Số phận bi kịch của người phụ nữ
Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì ?
Những yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng thả rùa, chết đuối được cứu sống, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương ở động rùa, được rẽ nước đưa về dương thế; Vũ Nương hiện về trên sông
Cách đưa yếu tố kì ảo: đan xen cái ảo và cái thực
Thực về địa danh, thời gian, nhân vật, sự kiện, trang phục, cảnh nhà Vũ Nương
->Tăng độ tin cậy
Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo
-Làm nên đặc trưng của thể truyền kì
-Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của vũ Nương
-Tạo kết thúc phần nào có hậu -> thể hiện ước mơ
-Không làm mất đi sắc thái bi kịch của truyện
Chi tiết kì ảo cuối cùng:
-Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương: vẫn hiền hậu, thuỷ chung, nặng tình với gia đình, chồng con, quê hương, khao khát được trả lại danh dự
-Tạo kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ về công bằng, hạnh phúc
-Vẫn mang tính bi kịch
Đặc sắc nghệ thuật:
-Xây dựng nhiều tình huống để bộc lộ tính cách nhân vật
-Dẫn dắt câu chuyện khéo léo
-Tâm lí, tính cách nhân vật khá rõ
-Ngôn ngữ nhân vật khá thành công
-Yếu tố kì ảo tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị tác phẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)