Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương
Chia sẻ bởi Lương Thanh Vân |
Ngày 08/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt
chào mừng
Các thầy cô giáo,
các em học sinh
về dự giờ
Môn Ngữ văn 9
Kiểm tra bài cũ
1. Em hãy cho biết văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" thuộc kiểu văn bản nào sau đây?
A. Là một văn bản biểu cảm B. Là một văn bản tự sự
C. Là một văn bản thuyết minh D. Là một văn bản nhật dụng
2. Các nhiệm vụ được đặt ra trong văn bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào?
A. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay
B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Bài 4 - Tiết 16+17
Văn bản
GV : Lương Thanh Vân
Trường THCS Hợp Đồng
Chuyện người con gái Nam Xương
Trích "Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả,
tác phẩm
Tác giả:
Nguyễn Dữ (? - ?), sống ở thế kỉ XVI. Ông là người học rộng, từng đỗ Hương cống và ra làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn. Ông từng là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác phẩm:
Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn
những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm.
2. Đọc văn bản
3. Tìm hiểu chú thích
4. Thể loại
Em hãy cho biết tác phẩm thuộc kiểu văn bản gì và thể loại văn học nào trong các đáp án sau?
A. Tự sự
B.Trữ tình
C. Thể truyền kì
D. Kết hợp cả A và C
5. Bố cục
Văn bản gồm 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến .. "trót qua rồi" - Nhân vật Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng.
Phần 2: Tiếp từ đoạn "Cùng làng với nàng." đến hết - Câu chuyện li kì về nàng Vũ Nương sau khi nàng chết.
Tự sự - Truyền kì
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương và nỗi oan của nàng.
a. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những
hoàn cảnh nào? ở từng hoàn cảnh,
Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
*Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường
Giữ gìn khuôn phép không để lúc nào vợ chồng
phải đến thất hoà.
* Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi lính
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng."
Lời dặn dò đầy tình nghĩa khiến mọi người xúc động:
- Không mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng trở về được bình yên
- Cảm thông nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
- Lưu luyến không nỡ rời xa.
* Cảnh 3: khi xa chồng
- Luôn khắc khoải nhớ nhung chồng, một lòng thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
- Thay chồng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ; là người con dâu hiếu thảo.
- Là người mẹ hiền, yêu thương con.
* Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan
- Nỗi đau đớn, thất vọng hạnh phúc gia đình tan vỡ .
+ Lời thoại 2
- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng thuỷ chung
son sắt của mình.
"Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất.
Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió ;
khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm
xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa."
+ Lời thoại 3:
"Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất
xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin
làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi
người phỉ nhổ."
- Nỗi thất vọng tột cùng, nàng tìm đến cái chết để
tự minh oan cho mình.
+ Lời thoại 1
"Thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn
gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son
điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự
mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong
chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp."
Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương và những phẩm chất tốt đẹp của nàng?
=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục,
đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo,
một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc
gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng
hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách
oan uổng, đau đớn.
b. Nỗi oan khuất của Vũ Nương và cái chết của nàng.
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nỗi oan khuất của
Vũ Nương do nguyên nhân nào ?
* Nguyên nhân
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.
- Khi trở về mẹ mất, tâm trạng chàng không vui
- Vốn tính đa nghi lại gặp phải tình huống bất ngờ: Câu nói ngây thơ của bé Đản.
- Do cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh.
Trước nỗi oan tầy trời, Vũ Nương đã làm gì? Tại sao nàng lại tìm đến cái chết? Cuộc đời đầy bất hạnh và nỗi oan khuất của nàng khiến em có suy nghĩ gì?
* Kết quả:
Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương đã buộc nàng phải tìm đến cái chết. Chỉ có cái chết mới có thể giúp nàng tự minh oan cho mình. Điều này càng chứng tỏ, nàng là hiện thân của hình ảnh người phụ nữ phong kiến xưa.
Tình mẹ hay chiếc bóng oan khiên
2. Câu chuyện li kì về Vũ Nương và giá trị hiện thực của truyện.
Theo em, câu chuyện có thể kết thúc ở đâu? Em có nhận xét gì về đoạn cuối của truyện? Những chi tiết phần cuối truyện giống với đặc trưng của thể loại truyện gì?
- Trương Sinh hiểu ra sự thật và vô cùng ân hận
- Một kết thúc có hậu. Đó là câu chuyện li kì về nàng Vũ Nương với những chi tiết hoang đường kì ảo (truyền kì)
Theo em, Việc Vũ Nương tự vẫn không chết nhưng nàng lại không thể trở về trần thế được nữa có ý nghĩa như thế nào? Cuộc đời đầy bất hạnh và nỗi oan khuất của nàng có ý nghĩa gì đối với xã hội?
- Cái chết của Vũ Nương có tác dụng tố cáo xã hội phong kiến. Đồng thời khẳng định quyền sống của người phụ nữ và vẻ đẹp tâm hồn của họ (tiếng nói đồng cảm)
- Vũ Nương tự vẫn nhưng không chết, nàng được Linh Phi
Cứu và đã sống ở dưới thủy cung.
III. Tổng kết
Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện góp phần thể hiện nội dung ?
- Các tình tiết được sắp xếp một cách hợp lí, sáng tạo lôi cuốn người đọc (có tạo tình huống, cao trào, thắt nút và mở nút).
1. Nghệ thuật
Những lời thoại có tính chất như thế nào? Có góp phần bộc lộ tính cách nhân vật không? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong văn bản?
- Các lời thoại được sắp xếp hợp lí làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tính cách của từng nhân vật. Truyện rất thành công bởi nghệ thuật xây dựng truyện, kể chuyện, kết hợp với yếu tố kì ảo, sử dụng điển cố điển tích, lời văn biền ngẫu.
2. Nội dung
Em có thể khái quát nội dung của truyện?
- Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Truyện còn có ý nghĩa tố cáo chế độ phụ quyền phong kiến xưa.
Lại bài viếng Vũ Thị
Lê Thánh Tông
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương .
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ ,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ, mấy đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
IV. Luyện tập
Bài 1
Khoanh tròn vào đáp án đúng
1.Chuyện người con gái Nam Xương được vết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII
2.Chủ đề của truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là gì?
A. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
B. Cảm thông với số phận, nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
C. Cả A va B đều đúng.
Bài 2
Hãy điền chữ Đ vào ô trống câu trả lời đúng
Câu văn sau nói về nhân vật nào?
"Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được."
1. Trương Sinh
2. Mẹ Trương Sinh
3. Vũ Nương
4. Phan Lang
Đ
Bài 3
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau đây
" Câu chuyện về cái chết....của Vũ Nương đã......chế độ phong kiến suy tàn: chiến tranh, quan niệm hẹp hòi, hà khắc đã......người phụ nữ xinh đẹp, nết na........ cuộc sống bình thường mà buộc phải chết......., chết mà vẫn còn băn khoăn, ấm ức."
oan ức
làm cho
lên án
oan uổng
không thể sống
H1
H2
H7
H6
H5
H3
H4
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4
Đ5
Đ6
Đ7
Trong vai trò người vợ, Vũ nương có phẩm chất tốt đẹp nào?
Vũ nương là người con dâu như thế nào?
Vũ nương có phẩm chất tốt đẹp nào của phụ nữ Việt Nam giúp nàng lo liệu mọi việc trong nhà khi chồng đi xa?
Trương Sinh có tính xấu gì?
Ghen tuông đã biến Trương sinh thành kẻ …
Là người phụ nữ đức hạnh nhưng Vũ nương chịu nhiều … ?
Có 13 chữ cái. Chuy?n ngu?i con gỏi Nam Xuong cú ngu?n g?c t? câu chuyện dân gian có tên là gì ?
Củng cố và bài tập về nhà
HS cần nắm:
+ Cần nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Nêu được giá trị nhân đạo và giá trị tư tưởng của văn bản.
BTVN: 1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nỗi oan khuất của nhân vật Vũ Nương.
2. Kể lại truyện theo cách kể của em.
3. Chuẩn bị bài: Chuyện cũ tron phủ chúa Trịnh.
Các thầy cô giáo
và
các em học sinh!
Xin chân thành cảm ơn!
chào mừng
Các thầy cô giáo,
các em học sinh
về dự giờ
Môn Ngữ văn 9
Kiểm tra bài cũ
1. Em hãy cho biết văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" thuộc kiểu văn bản nào sau đây?
A. Là một văn bản biểu cảm B. Là một văn bản tự sự
C. Là một văn bản thuyết minh D. Là một văn bản nhật dụng
2. Các nhiệm vụ được đặt ra trong văn bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào?
A. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay
B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Bài 4 - Tiết 16+17
Văn bản
GV : Lương Thanh Vân
Trường THCS Hợp Đồng
Chuyện người con gái Nam Xương
Trích "Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Giới thiệu tác giả,
tác phẩm
Tác giả:
Nguyễn Dữ (? - ?), sống ở thế kỉ XVI. Ông là người học rộng, từng đỗ Hương cống và ra làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn. Ông từng là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác phẩm:
Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn
những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
- Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm.
2. Đọc văn bản
3. Tìm hiểu chú thích
4. Thể loại
Em hãy cho biết tác phẩm thuộc kiểu văn bản gì và thể loại văn học nào trong các đáp án sau?
A. Tự sự
B.Trữ tình
C. Thể truyền kì
D. Kết hợp cả A và C
5. Bố cục
Văn bản gồm 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến .. "trót qua rồi" - Nhân vật Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng.
Phần 2: Tiếp từ đoạn "Cùng làng với nàng." đến hết - Câu chuyện li kì về nàng Vũ Nương sau khi nàng chết.
Tự sự - Truyền kì
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương và nỗi oan của nàng.
a. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những
hoàn cảnh nào? ở từng hoàn cảnh,
Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?
*Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường
Giữ gìn khuôn phép không để lúc nào vợ chồng
phải đến thất hoà.
* Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi lính
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng."
Lời dặn dò đầy tình nghĩa khiến mọi người xúc động:
- Không mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng trở về được bình yên
- Cảm thông nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
- Lưu luyến không nỡ rời xa.
* Cảnh 3: khi xa chồng
- Luôn khắc khoải nhớ nhung chồng, một lòng thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
- Thay chồng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ; là người con dâu hiếu thảo.
- Là người mẹ hiền, yêu thương con.
* Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan
- Nỗi đau đớn, thất vọng hạnh phúc gia đình tan vỡ .
+ Lời thoại 2
- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng thuỷ chung
son sắt của mình.
"Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất.
Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió ;
khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm
xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa."
+ Lời thoại 3:
"Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,
tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất
xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin
làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi
người phỉ nhổ."
- Nỗi thất vọng tột cùng, nàng tìm đến cái chết để
tự minh oan cho mình.
+ Lời thoại 1
"Thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn
gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son
điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự
mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong
chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp."
Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương và những phẩm chất tốt đẹp của nàng?
=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục,
đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo,
một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc
gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng
hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách
oan uổng, đau đớn.
b. Nỗi oan khuất của Vũ Nương và cái chết của nàng.
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nỗi oan khuất của
Vũ Nương do nguyên nhân nào ?
* Nguyên nhân
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.
- Khi trở về mẹ mất, tâm trạng chàng không vui
- Vốn tính đa nghi lại gặp phải tình huống bất ngờ: Câu nói ngây thơ của bé Đản.
- Do cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh.
Trước nỗi oan tầy trời, Vũ Nương đã làm gì? Tại sao nàng lại tìm đến cái chết? Cuộc đời đầy bất hạnh và nỗi oan khuất của nàng khiến em có suy nghĩ gì?
* Kết quả:
Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương đã buộc nàng phải tìm đến cái chết. Chỉ có cái chết mới có thể giúp nàng tự minh oan cho mình. Điều này càng chứng tỏ, nàng là hiện thân của hình ảnh người phụ nữ phong kiến xưa.
Tình mẹ hay chiếc bóng oan khiên
2. Câu chuyện li kì về Vũ Nương và giá trị hiện thực của truyện.
Theo em, câu chuyện có thể kết thúc ở đâu? Em có nhận xét gì về đoạn cuối của truyện? Những chi tiết phần cuối truyện giống với đặc trưng của thể loại truyện gì?
- Trương Sinh hiểu ra sự thật và vô cùng ân hận
- Một kết thúc có hậu. Đó là câu chuyện li kì về nàng Vũ Nương với những chi tiết hoang đường kì ảo (truyền kì)
Theo em, Việc Vũ Nương tự vẫn không chết nhưng nàng lại không thể trở về trần thế được nữa có ý nghĩa như thế nào? Cuộc đời đầy bất hạnh và nỗi oan khuất của nàng có ý nghĩa gì đối với xã hội?
- Cái chết của Vũ Nương có tác dụng tố cáo xã hội phong kiến. Đồng thời khẳng định quyền sống của người phụ nữ và vẻ đẹp tâm hồn của họ (tiếng nói đồng cảm)
- Vũ Nương tự vẫn nhưng không chết, nàng được Linh Phi
Cứu và đã sống ở dưới thủy cung.
III. Tổng kết
Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện góp phần thể hiện nội dung ?
- Các tình tiết được sắp xếp một cách hợp lí, sáng tạo lôi cuốn người đọc (có tạo tình huống, cao trào, thắt nút và mở nút).
1. Nghệ thuật
Những lời thoại có tính chất như thế nào? Có góp phần bộc lộ tính cách nhân vật không? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong văn bản?
- Các lời thoại được sắp xếp hợp lí làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tính cách của từng nhân vật. Truyện rất thành công bởi nghệ thuật xây dựng truyện, kể chuyện, kết hợp với yếu tố kì ảo, sử dụng điển cố điển tích, lời văn biền ngẫu.
2. Nội dung
Em có thể khái quát nội dung của truyện?
- Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Truyện còn có ý nghĩa tố cáo chế độ phụ quyền phong kiến xưa.
Lại bài viếng Vũ Thị
Lê Thánh Tông
Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương .
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ ,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ, mấy đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
IV. Luyện tập
Bài 1
Khoanh tròn vào đáp án đúng
1.Chuyện người con gái Nam Xương được vết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVII
2.Chủ đề của truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là gì?
A. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
B. Cảm thông với số phận, nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
C. Cả A va B đều đúng.
Bài 2
Hãy điền chữ Đ vào ô trống câu trả lời đúng
Câu văn sau nói về nhân vật nào?
"Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được."
1. Trương Sinh
2. Mẹ Trương Sinh
3. Vũ Nương
4. Phan Lang
Đ
Bài 3
Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau đây
" Câu chuyện về cái chết....của Vũ Nương đã......chế độ phong kiến suy tàn: chiến tranh, quan niệm hẹp hòi, hà khắc đã......người phụ nữ xinh đẹp, nết na........ cuộc sống bình thường mà buộc phải chết......., chết mà vẫn còn băn khoăn, ấm ức."
oan ức
làm cho
lên án
oan uổng
không thể sống
H1
H2
H7
H6
H5
H3
H4
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4
Đ5
Đ6
Đ7
Trong vai trò người vợ, Vũ nương có phẩm chất tốt đẹp nào?
Vũ nương là người con dâu như thế nào?
Vũ nương có phẩm chất tốt đẹp nào của phụ nữ Việt Nam giúp nàng lo liệu mọi việc trong nhà khi chồng đi xa?
Trương Sinh có tính xấu gì?
Ghen tuông đã biến Trương sinh thành kẻ …
Là người phụ nữ đức hạnh nhưng Vũ nương chịu nhiều … ?
Có 13 chữ cái. Chuy?n ngu?i con gỏi Nam Xuong cú ngu?n g?c t? câu chuyện dân gian có tên là gì ?
Củng cố và bài tập về nhà
HS cần nắm:
+ Cần nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Nêu được giá trị nhân đạo và giá trị tư tưởng của văn bản.
BTVN: 1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nỗi oan khuất của nhân vật Vũ Nương.
2. Kể lại truyện theo cách kể của em.
3. Chuẩn bị bài: Chuyện cũ tron phủ chúa Trịnh.
Các thầy cô giáo
và
các em học sinh!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Thanh Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)