Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng – Cư Mgar – Đăk Lăk
Chuyện người con gái Nam Xương
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu những nhiệm vụ mà bản tuyên bố thế giới về quyền trẻ em đưa ra?
Trả lời: 8 nhiệm vụ: Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em; Quan tâm chăm sóc hàng đầu trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn; Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ( đối xử bình đẳng với các em gái); Bảo đảm cho trẻ học hết bậc GDCS; Cần nhấn mạnh kế hoạch hóa gia đình; Cần giúp trẻ nhận thức được giá trị bản thân; Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều dặn nền kinh tế; Cần có sự hợp tác quốc tế để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trên;
Tuần 4 – Tiết 17,18
Văn bản
Chuyện người con gái Nam Xương
( Trích: Truyền kì mạn lục )
Nguyễn Dữ
Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
T/g: Nguyễn Dữ ( TK XVI – thời Lê Mạc; quê Thanh Miện – Hải Dương
T/p: Là truyện thứ 16 trong 20 truyện : Truyền kì mạn lục.
2. Đọc – từ khó: ( SGK)
Chuyện người con gái Nam Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc – từ khó: ( SGK)
3. Thể loại:
? VB viết theo thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại này?
Truyền kì
4. Bố cục
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
BỐ CỤC
P1: từ đầu…đẻ mình: Cuộc hôn nhân giữa TS và VN; sự xa cách vì chiến tranh; phẩm hạnh của nàng trong T/g xa cách.
P2: Tiếp…qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
P3; Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương; Vũ Nương được giải oan.
Chuyện người con gái Nam Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc – từ khó: ( SGK)
3. Thể loại:
4. Bố cục
3 phần
TÓM TẮT TÁC PHẨM
Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời con nhỏ nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo đó chính là người hay đến đêm đêm. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.
Chuyện người con gái Nam Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
? Nhân vật Vũ Nương được T/g miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
T/g đặt vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau: Khi còn là con gái  Khi lấy chồng, cuộc sống vợ chồng  Khi tiễn chồng ….  Khi chồng đi đánh giặc…  Khi chồng trở về…  Khi sống dưới thủy cung…
THẢO LUẬN: Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương
đã bộc lộ những đức tính gì?
Vũ Nương
Khi là con gái: Đẹp người đẹp nết “ Tư dung… nêt na”
Trong C/s vợ chồng: Giữ gìn khuôn phép, không để xẩy ra cảnh “ thất hòa”.
Khi tiễn chồng đi lính: Có lời dặn dò đầy tình nghĩa: không mong vinh hiển, cảm thông nỗi vất vả gian lao, bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải.
Khi xa chồng: Thủy chung son sắt ( nỗi buồn, nhớ chồng dài theo năm tháng…), là người mẹ hiền, dâu thảo ( chăm con thơ, mẹ già lúc yếu đau, qua đời “ như đối với cha mẹ đẻ mình”).
Khi bị chồng nghi oan: Chỉ biết phân trần, đau đớn thất vọng tột cùng và đành tự vẫn để minh oan.( 3 lời thoại).
Khi sống dưới thủy cung: nặng lòng với gia đình, quê hương, mong được gột sạch oan khuất .
? Em đánh giá thế nào về nhân vật này?
Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp nết na… Nét đẹp của người phụ nữ VN.
? Nguyên nhân dẫn tới bi kịch của Vũ Nương là do đâu?
*Nguyên nhân của bi kịch:
Bị nghi ngờ là “thất tiết”
Trực tiếp: Lời bé Đản
Gián tiếp: Chế độ PK: hôn nhân không bình đẳng, thói gia trưởng, độc đoán, chiến tranh
? Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì?
* Ý nghĩa: Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo chế độc phong kiến, T/g phê phán sự ghen tuông mù quáng, ca ngợi người phụ nữ tiết hạnh và bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
chuyển tiết 18
Chuyện người con gái Nam Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
2. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng.
? Em có nhận xét gì về nhân vật Trương Sinh? Thái độ của T/g, của em với nhân vật này?
a. N/v Trương Sinh: Là người đàn ông độc đoán, gia trưởng, cố chấp và ngu xuẩnT/g ghét N/v này.
Hình ảnh cái bóng có vai trò gì trong truyện?
b. Hình ảnh cái bóng: Là đầu mối, là điểm nút của câu chuyện làm cho người đọc ngỡ ngàng, xúc động.
3. Những yếu tố kì ảo trong truyện và ý nghĩa
? Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện? Những yếu tố ấy đưa vào có ý nghĩa gì?Em có nhận xét gì về kết thúc truyện?
- Nhiều yếu tố kì ảo… gắn với những chi tiết có thực Tạo ra 1 thế giới lung linh huyền ảo, tạo cơ sở tin cậy, cảm giác thực cho người đọc.
- Ý nghĩa: Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương; Thỏa mãn ước mơ của nhân dân là “ ở hiền gặp lành”; Tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
2. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng.
3. Những yếu tố kì ảo trong truyện và ý nghĩa
4. Giá trị của truyện
? Chỉ ra giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện?
a. Giá trị nhân đạo: Ca ngợi nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b. Giá trị hiện thực: Tố cáo chiến tranh PK; phê phán chế độ nam quyền; phơi bày nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK.
III. TỔNG KẾT
? Nêu những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuât?
Nghệ thuật: Khai thác vốn VHDG; sáng tạo về N/v, về cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì, sáng tạo một kết thúc không sáo mòn…
Nội dung: Ghi nhớ SGK
Ý nghĩa VB: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ kô thể hàn gắn đc, truyện phên phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyện thống của người phụ nữ VN.
Chuyện người con gái Nam Xương
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Vũ Nương
2. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng.
3. Những yếu tố kì ảo trong truyện và ý nghĩa
4. Giá trị của truyện
III. TỔNG KẾT
IV. LUYỆN TẬP: VN
DẶN DÒ
HỌC BÀI
SOẠN: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP: k/n, thực hành
XIN CHÀO TẠM BIỆT QÚY THẦY CÔ
VÀ CÁC EM.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)