Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương
Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Tố Như |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VĂN BẢN : Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1 : Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
- Nỗi oan khuất của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn, có tạo tình huống, xung đột, thắt nút mở nút
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng: “Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và lời nói của Vũ Nương “thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Sự cách bức ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến
- Tính cách của Trương Sinh: Trương Sinh tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, thêm nữa tâm trạng của chàng khi chở về nhà cũng có phần nặng nề không vui
- Tình huống bất ngờ: Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ, chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có những hai người cha, một người biết nói và một người “chỉ nín thin thít” khi bị gạn hỏi mới nói thêm đấy là một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi: của Trương Sinh đã đến độ cao trào, chàng “đinh ninh là vợ hư”
- Cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh: chàng không đủ bản lĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao. Trương Sinh trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương cái chết đó khác nào bị bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can
*- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
Câu 2 : Chi tiết “cái bóng” vào câu chuyện
- Việc đưa chi tiết “cái bóng” vào câu chuyện là một chi tiết rất đặc sắc của tác phẩm này: Người giải oan cho nàng không phải ai khác mà chính là người chồng với đứa con. Người tìm ra sự thật là Trương Sinh. Người nói ra sự thật chính là đứa con ngây thơ đã vô tình gây ra cái chết cho mẹ. “cái bóng” là thủ phạm giết chết Vũ Nương, đồng thời cũng lại giải oan cho nàng
- Lấy hình tượng cái bóng và lời nói ngây thơ của đứa con để đưa đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm và mở nút câu chuyện là nét độc đáo của Nguyễn Dữ.
Câu 3 : Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
VĂN BẢN : Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1 : Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
- Nỗi oan khuất của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn, có tạo tình huống, xung đột, thắt nút mở nút
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng: “Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và lời nói của Vũ Nương “thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Sự cách bức ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến
- Tính cách của Trương Sinh: Trương Sinh tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, thêm nữa tâm trạng của chàng khi chở về nhà cũng có phần nặng nề không vui
- Tình huống bất ngờ: Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ, chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có những hai người cha, một người biết nói và một người “chỉ nín thin thít” khi bị gạn hỏi mới nói thêm đấy là một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi: của Trương Sinh đã đến độ cao trào, chàng “đinh ninh là vợ hư”
- Cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh: chàng không đủ bản lĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao. Trương Sinh trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương cái chết đó khác nào bị bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can
*- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
Câu 2 : Chi tiết “cái bóng” vào câu chuyện
- Việc đưa chi tiết “cái bóng” vào câu chuyện là một chi tiết rất đặc sắc của tác phẩm này: Người giải oan cho nàng không phải ai khác mà chính là người chồng với đứa con. Người tìm ra sự thật là Trương Sinh. Người nói ra sự thật chính là đứa con ngây thơ đã vô tình gây ra cái chết cho mẹ. “cái bóng” là thủ phạm giết chết Vũ Nương, đồng thời cũng lại giải oan cho nàng
- Lấy hình tượng cái bóng và lời nói ngây thơ của đứa con để đưa đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm và mở nút câu chuyện là nét độc đáo của Nguyễn Dữ.
Câu 3 : Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Ngọc Tố Như
Dung lượng: 60,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)