Bài 4. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Chia sẻ bởi Ngô Minh Lâm | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QÚI THẦY CÔ THAM DỰ TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ
Xét tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
Một chiến sĩ không may bị rơi vào tay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thuật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta lần này. Nhưng người chiến sĩ đó đã nói những điều sai sự thật khiến cho kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn.
a. Theo em, về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b. Theo em, những lời nói sai sự thật của người chiến sĩ trong tình huống trên có cần thiết không?
Thứ năm ngày 29 tháng 09 năm 2005
TIẾT 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP:
Đọc các đoạn trích sau:
a. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?".
b. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn".
c. Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: "Không có gì qúi hơn độc lập tự do".
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Trong ba ví dụ trên bộ phận khác màu là lời nói hay ý nghĩ? Làm thế nào để phân biệt được lời nói và ý nghĩ?
2. Bộ phận khác màu được ngăn cách với bộ phận trước bằng những dấu gì?
3. Các lời dẫn ở đây được trích lại như thế nào?
4. Trong các ví dụ trên có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì cả hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
Các lời dẫn được trích lại một cách nguyên văn, đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm.
Có thể đổi vị trí của các phần in đậm với các phần trước đó, dùng dấu gạch ngang để ngăn cách giữa các phần
Lời nói của Vũ Nương trong đoạn trích sau được người kể dẫn lại bằng cách nào?
* CHÚ Ý:
Trong hội thoại lời của nhân vật (lời thoại) được trích dẫn sau dấu gạch ngang.
Thứ năm ngày 29 tháng 09 năm 2005
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
TIẾT 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP:
Ví dụ: Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: "Không có gì qúi hơn độc lập tự do".
Ví dụ:
b. Người họa sĩ nghĩ rằng chắc là khách tới bất ngờ nên cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.
a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn".
Hãy so sánh các cách trích dẫn trong hai ví dụ trên.
* Giống nhau: nội dung lời dẫn.
* Khác nhau: cách trích dẫn
Thứ năm ngày 29 tháng 09 năm 2005
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
TIẾT 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP:
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người nói hoặc nhân vật.
- Lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm (:), trong dấu ngoặc kép (" ")
Ví dụ: Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: "Không có gì qúi hơn độc lập tự do".
II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP:
Xét các ví dụ sau:
a. Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại)
1. Trong ví dụ (a) bộ phận khác màu là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
2. Trong ví dụ (b) bộ phận khác màu là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận khác màu và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
Bộ phận khác màu ở đây là ý nghĩ, có thể thay chữ rằng bằng chữ là
Hãy so sánh cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp?
* Giống nhau: nhắc lại lời nói hoặc ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
* Khác nhau: + Dẫn trực tiếp: lời dẫn được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm (hoặc sau dấu gạch ngang), lời dẫn được trích lại nguyên văn
+ Dẫn gián tiếp: lời dẫn không cần trích lại nguyên văn, không đặt trong dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm
Hãy cho biết ví dụ nào sau đây được chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp?
a. Tô Hoài sinh ra là để viết hồi ký và tự truyện. Ông tâm sự: "Mỗi lần trở lại những nơi đã từng đến tôi hay nhớ lại những kỉ niệm thủa bé".
b. Tô Hoài sinh ra là để viết hồi ký và tự truyện. Ông tâm sự mỗi lần trở lại những nơi đã từng đến tôi hay nhớ lại những kỉ niệm thủa bé.
c. Tô Hoài sinh ra là để viết hồi ký và tự truyện. Ông tâm sự rằng mỗi lần trở lại những nơi đã từng đến ông hay nhớ lại những kỉ niệm thủa bé.
ông
Muốn chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp phải làm thế nào?
- Bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Có thể thêm những từ ngữ thích hợp (chú ý: giữ đúng nội dung).
Chuyển ví dụ sau sang cách dẫn trực tiếp?
Lan bảo tôi rằng bạn ấy rất thích làm bác sĩ.
? Lan bảo tôi: "Mình rất thích làm bác sĩ".
Hãy chuyển lời dẫn sau sang cách dẫn gián tiếp:
Mẹ bảo tôi: "Con hãy học thật giỏi là mẹ vui rồi"
? Mẹ bảo tôi rằng tôi học thật giỏi là mẹ vui rồi.
Thứ năm ngày 29 tháng 09 năm 2005
VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
TIẾT 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP:
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người nói hoặc nhân vật.
- Lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm (:), trong dấu ngoặc kép (" ")
Ví dụ: Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: "Không có gì qúi hơn độc lập tự do".
II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP:
- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc nhân vật, có sự điều chỉnh cho thích hợp.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói rằng tự do là vốn qúi không gì so sánh được.
III. LUYỆN TẬP:
BÀI TẬP 1:
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
a. Nó cứ làm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xữ với tôi như thế này à?".
b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả.".
? Ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó (lời dẫn trực tiếp).
? Ý nghĩ của nhân vật (lời dẫn trực tiếp).
BÀI TẬP 2:
Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
BÀI TẬP 3:
Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách gián tiếp.
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gữi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiấu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
BÀI TẬP 4:
Trong số những từ ngữ hoặc câu khác màu trong đoạn trích sau đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dặn?
Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dỉ ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện mà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt .
Nó thường nói một cách buồn bả: ngày trước, trước kia, đã có thời . dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm (M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
- Lời dẫn trực tiếp: có lẽ tất cả các bà đều rất tốt.
- Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia, đã có thời.
1
3
2
4
DẶN DÒ
- Học thuộc phần ghi nhớ (sách giáo khoa/54), làm lại các bài tập sách giáo khoa.
- Soạn bài: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa/55, 56
Câu 1: Khi tóm tắt văn bản tự sự cách dẫn nào được sử dụng nhiều hơn?
Cách dẫn gián tiếp
Câu 2: Mục đích của việc sử dụng lời dẫn trong văn bản?
- Dẫn lời người khác để làm căn cứ cho việc bình luận, giải thích một vấn đề.
- Dẫn lời người khác nhằm bênh vực cho quan điểm của mình.
- Dẫn lời người khác với dụng ý gợi nhắc một quan niệm, một thái độ đã có nhân bàn về một việc gì đó mà thái độ, quan điểm đó không cần được khai thác chi tiết.
Câu 4: Chỉ ra lời dẫn trong đoạn thơ sau, cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
? Cách dẫn trực tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Minh Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)