Bài 4. Biểu diễn lực

Chia sẻ bởi Lê Đức Tư | Ngày 29/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Biểu diễn lực thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
I- ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC
Đọc SGK và nhớ lại kiến thức lớp 6, trả lời câu hỏi:
Kết quả tác dụng của lực lên một vật.
Đáp án: Kết quả tác dụng của lực lên một vật là:
Làm vật bị biến đổi chuyển động ( nghĩa là thay đổi vận tốc).
- Làm vật bị biến dạng.
Giá thí nghiệm
Kẹp đa năng
Thỏi sắt
Xe lăn
Mặt sàn
Hình 4.1
C1: Hãy mô tả thí nghiệm và nêu tác dụng của lực trong hình 4.1
C1: - Khi đưa nam châm vào kẹp thì thỏi sắt và xe bị chuyển động về phía nam châm
- Lực hút của nam châm lên thỏi sắt đã làm nam châm và xe biến đổi chuyển động.
Vợt Tennis
Bóng Tennis
C1: Hãy mô tả thí nghiệm hình 4.2 và nêu tác dụng của lực.
Hình 4.2
C1: - Va chạm giữa bóng và vợt làm bòng và vợt bị biến dạng.
- Ngoài ra bóng còn bị biến đổi chuyển động.
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
II- BIỂU DIỄN LỰC
1- Lực là một đại lượng vec tơ:
Đọc SGK, trả lời câu hỏi: thế nào là một đại lượng vec-tơ
* Kết luận: Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vec-tơ
Hãy chứng minh: Trọng lực là một đại lượng vec-tơ
Trọng lực có:
- Phương:
Thẳng đứng
- Chiều:
Từ trên xuống dưới
- Độ lớn:
P = 10.m hoặc P = d.V
Vậy: Trọng lực nói riêng và lực nói chung là một đại lượng vec-tơ
2- Cách biểu diễn và ký hiệu vec-tơ lực:
a- Biểu diễn lực:
Đọc SGK, lực được biểu diễn như thế nào ?
- Để biểu diễn vec-tơ lực, người ta dùng một mũi tên.
Đọc SGK, trả lời câu hỏi: Mũi tên biểu diễn vec-tơ lực có đặc điểm gì?
+ Gốc của mũi tên: là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt), thường chọn là tâm của vật.
+ Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.
+ Độ dài của mũi tên: theo tỷ xích cho trước.
b- Ký hiệu vec-tơ lực:
Vec-tơ lực được ký hiệu như thế nào ?
F
- Vec-tơ lực được ký hiệu:
Cường độ của lực được ký hiệu như thế nào ?
- Cường độ của lực được ký hiệu: F
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
II- BIỂU DIỄN LỰC
Ví dụ: Một lực 30N tác dụng lên xe lăn B
O
B
10
F = 30N
Ta có:
- Điểm đặt: O
Phương: nằm ngang.
Chiều: từ trái sang phải.
- Cường độ: F = 30N
III- MỘT SỐ TÊN, KÝ HIỆU CÁC LỰC THƯỜNG GẶP:
III- VẬN DỤNG:
C2: Biểu diễn những lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỷ xích 0,5cm ứng với 10N)
b) Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỷ xích 1cm ứng với 5000N).
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
Trường hợp (a)
Trường hợp (b)
Trọng lượng của vật là:
P = 10.m
=
10.5
=
50 (N)
10N
P
Fk
5000N
Trọng lực được biểu diễn như hình 1
( Hình 1 )
Lực kéo được biểu diễn như H.2
( H.2 )
III- VẬN DỤNG:
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
C3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4
( Hình 4.4 a )
* Lực F1:
+ Phương
thẳng đứng
+ Chiều
từ dưới lên
+ Độ lớn
F1 = 20N
+ Điểm đặt
tại A
A
* Lực F2:
+ Phương
nằm ngang
+ Chiều
từ trái sang phải
+ Độ lớn
F2 = 30N
+ Điểm đặt
tại B
* Lực F3:
+ Phương
Nghiêng (xiên)
+ Chiều
từ dưới lên
+ Độ lớn
F3 = 30N
+ Điểm đặt
tại C
( Hình 4.4 b )
10N
F1
B
F2
300
F3
C
( Hình 4.4c )
Chào tạm biệt tất cả các em học sinh
Hẹn gặp lại các em vào tiết học tiếp theo
Chào thân ái !

Gv: Lê Đức Tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Tư
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)