Bài 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghĩa | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: bài 4 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Người soạn: Nguyễn Văn Nghĩa Ngày soạn: Ngày giảng:
Tổ BM: Tin Học Lớp: 86 Phòng:
Tên bài giảng: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Mục Đích, Yêu Cầu:
Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được khái niệm biến trong chương trình của Pascal.
Giúp học sinh biết cách khai báo biến và hằng trong chương trình.
Về tư tưởng, tình cảm:
Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
Học sinh ngày càng yêu thích môn học.
Phương pháp, phương tiện:
Phương pháp:
Nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp, phương tiện trực quan.
Phương tiện:
Sách tin học THCS quyển 3.
Máy tính, máy chiếu,…
Vở ghi lý thuyết tin học THCS quyển 3.
Tiến trình lên lớp, nội dung bài giảng:
I. Ổn định lớp(2’):
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ bài mới:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu lần lượt các câu hỏi cho học sinh trả lời và nhận xét, cho điểm
Câu 1: Nêu một số kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Câu 2: Một số phép toán tong Pascal.
Câu 3: Thế nào là giao tiếp người-máy?
Gợi động cơ bài mới:
Trong các tiết trước các em đã được biết các khái niệm về lệnh,chương trình và ngôn ngữ lập trình, cấu trúc của chương trình, chương trình máy tính và dữ liệu… nhưng chúng ta đều biết hoạt động cơ bản của máy tính là xử lý dữ liệu. vậy để máy tính xử lý được dữ liệu thì máy tính cần thực hiện những thao tác nào? Bài học hôm nay “sử dụng biến trong chương trình” sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề trên.
III. Nội dung bài giảng:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Thời gian

Sử dụng biến trong chương trình
Các thao tác để thực hiện các biến:
Gán các giá trị cho biến
Tính toán với giá trị của biến.
Kiểu dữ liệu của các giá trị được gán cho biến thường phải trùng với kiểu của biến và khi gán một giá trị mới, giá trị cũ sẽ bị xóa đi. Giá trị của biến có thể thay đổi.
Câu lệnh gán có dạng: tên biến ( biểu thức cần gán giá trị cho biến. trong đó dấu ( thể hiện phép gán. ví dụ: x(-c/b x(y( x nhận giá trị của biến y)
Việc gán các giá trị cho biến còn có thể thực hiện bằng câu lệnh nhập dữ liệu.
Tùy theo ngôn ngữ mà phép gán sẽ khác nhau. Ví dụ trong pascal là dấu “:=” để phân biệt với dấu “=”. ví dụ:x:=12; x:=(a+b)/2( phép gán) a=5;b=6( kết quả phép toán)
Thuyết trình về sử dụng biến trong chương trình.






















Nêu rõ hơn. Đưa ví dụ cụ thể cho học sinh trả lời.
Nghe giảng, trật tự, ghi tóm tắt.























Chú ý và chọn két quả khi giáo viên đưa


Hằng:
Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình chạy chương trình.
Cần phải khai báo tên của hằng trước khi sử dụng nó. hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo. ví dụ: const pi=3.14; bankinh=2; Trong đó: const là từ khóa để khai báo hằng. pi,bankinh được gán bằng 3.14 và 2.
Việc sử dụng hằng rất hiệu quả nếu như giá trị của hằng được sử dụng nhiều lần trong chương trình. Nếu có thay đổi thì chỉ thay đổi ở phần khai báo mà không phải tìm và sửa nhiều nơi trong thân chương trình.
Không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng(như đối với biến) ở bất kỳ vị trí nào trong chương trình. ví dụ khai báo như sau là không hợp lệ: pi:=3.14; bankinh:=bankinh+2;
Thuyết giảng về hằng trong chương trình
Chú ý tập trung nghe giảng và ghi nội dung vào vở.






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghĩa
Dung lượng: 7,42KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)