Bài 39. Tổng kết chuơng II : Điện từ học

Chia sẻ bởi Lê Thị Châu | Ngày 27/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Tổng kết chuơng II : Điện từ học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy giáo, cô giáo
dự giờ thăm lớp
Tổng kết chương : Điện từ học
Lê Thị Châu
Trường THCS Yên Hoà
Hãy nêu các đặc tính của Nam châm?
Nam châm có đặc tính hút sắt hay bị sắt hút.
Nam châm ở trạng thái tự do luôn định hướng bắc nam đầu quay về phía bắc gọi là cực bắc, đầu quay về phía nam gọi là cực nam.
Hai nam châm khi ở gần nhau xảy ra tương tác lực, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.
Thí nghiệm nào chứng tỏ dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ có tác dụng lực?
Thí nghiệm Ơxtét
Do đâu mà nam châm, dây dẫn có dòng điện chạy qua có tác dụng lực lên nam châm thử đặt gần nó?
Từ trường
Từ trường là gì?
Môi trường đặc biệt của vật chất bao quanh nam châm, bao quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua
Từ trường có tính chất gì ?
Từ trường tác dụng lực từ lên nam
châm thử đặt trong nó
Để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó người ta làm thế nào ?
Để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó người ta dùng từ phổ.
Hãy biểu diễn từ phổ của nam châm thẳng và của ống dây có dòng điện chạy qua? Chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Từ trường bên ngoài của ống dây có dòng điện chạy qua giống như từ trường của nam châm thẳng.
Trong lòng ống dây đường sức từ là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Để xác định chiều của đường sức từ người ta sử dụng quy tắc nào ? Hãy phát biểu quy tắc này ?
Để xác định chiều của đường sức từ người ta sử dụng quy tắc nắm tay phải.
Tay phải nắm ống dây sao cho bốn ngón tay nắm lại hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Trong thực tế tồn tại hai loại nam châm:
Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. Hai nam châm này có đặc điểm gì giống và khác nhau chúng được tạo ra như thế nào ?
Trong từ trường sắt và thép đều bị nhiễm từ trở thành nam châm.
Sắt non bị nhiễm từ mạnh nhưng không giữ được từ tính lâu nên dùng làm nam châm điện.
Thép nhiễm từ yếu hơn nhưng giữ được từ tính lâu dài nên dùng là nam châm vĩnh cửu
Nam châm có ứng dụng như thế nào trong đời sống và kỹ thuật? Hãy kể một số ứng dụng của nam châm mà em biết ?
Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế :
Loa điện, rơ le điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.
Rơ le tự động
Hiện tượng gì xảy ra khi một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ ?
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ chịu tác dụng của lực điện từ.
Chiều của lực điện từ phụ thuộc và yếu tố nào ?
Chiều của lực điện từ phụ thuộc:
- Chiều dòng điện
- Chiều của đường sức từ.
Người ta dùng quy tắc nào để xác định chiều của lực điện từ ?
Để xác định chiều của lực điện từ người ta dùng quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
Động cơ điện một chiều hoạt động
dựa trên nguyên tắc nào ?
Động cơ điện hoạt động
dựa trên tác dụng của
lực từ trường lên khung
dây dẫn có dòng điện chạy
qua đặt trong từ trường.
Động cơ điện cấu tạo gồm mấy bộ phận và khi hoạt động điện năng được chuyển hóa sang dạng năng lượng nào ?
Động cơ có hai bộ phân chính: Nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua
Khi động cơ hoạt động điện
năng được chuyển hóa
thành cơ năng
Dòng điện sinh ra từ trường vậy từ trường có sinh ra dòng điện hay không? Nó được sinh ra bằng những cách nào?
Từ trường sinh ra dòng điện
Khi từ trường biến thiên qua cuộn dây dẫn kín
Dòng điện của NC điện biến thiên
NC chuyển động tương đối với ống dây
NC vĩnh cửu quay trước cuộn dây
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây kín có tên gọi là gì?
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây
dẫn kín gọi là dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm
ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Nếu trong các trường hợp trên từ trường xuyên qua cuộn dây liên tục tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các cuộn dây có chiều như thế nào? Và có tên gọi là gì?
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong
các cuộn dây có chiều luân phiên
thay đổi và được gọi là dòng xoay chiều.
Cho cuộn dây kín quay trong từ trường
Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
Dòng xoay chiều được tạo ra bằng những cách nào?
Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong đời sống và kỹ thuật người ta dùng loại máy nào? Có mấy loại?
Máy phát điện xoay chiều
Chúng có điểm
gì giống và khác nhau?
Giống nhau: đều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây
Khác nhau:
+ Cuộn dây quay và nam châm đứng yên
+ Nam châm quay và cuộn dây đứng yên
Hãy nêu cách nhận biết dụng cụ đo dòng điện xoay chiều, một chiều trong phòng thí nghiệm
Dụng cu đo dòng
xoay chiều: AC (~)
Dụng cu đo dòng
một chiều: DC (-)
Để giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa người ta đã sử dụng loại máy nào? Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Máy biến thế
Nguyên tắc hoạt động: Hiện tượng cảm ứng điện từ
Vì sao để giảm hao phí trong quá trình huyền tải điện năng đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế mà không dùng các biện pháp khác?
Php ~ R, P2
P công suất của nguồn phát không thay đổi
Giảm R: - Giảm l không thể thực hiện
- Tăng S không an toàn, hiệu quả kinh tế thấp
Tăng U
?
Một số hình ảnh vận dụng về từ trường trong kỹ thuật và đời sống
Bài tập
?
Bài 1: Bài tập trắc nghiệm
Vào làm bài
Thanh thép có các cực giống như các cực của ống dây khi chưa ngắt điện.
Chân thành cảm ơn
Các thầy giáo, cô giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)