Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn

Chia sẻ bởi Cao Văn Mên | Ngày 05/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ :
Hãy chọn những mục tương ứng của cột A ứng với cột B trong bảng
Đáp án
Bài 39 : Cấu tạo trong của thằn lằn
I. Bộ xương (hình 39.1)
* Bộ xương gồm :
- Xương đầu
- Cột sống có các xương sườn
- Xương chi : xương đai , các xương chi
* Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn :
- Thằn lằn xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác hình thành lồng ngực : có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn
- Đốt sống cổ có 8 đốt : cử động linh hoạt
- Đai vai khớp với cột sống : chi trước rất linh hoạt
II. Các cơ quan dinh dưỡng (hình 39.2)
Hệ tiêu hoá
- Ống tiêu hoá phân hoá rõ ràng
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
2. Hệ tuần hoàn – hô hấp :
* Tuần hoàn :
- Tim 3 ngăn : 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, xuất hiện vách hụt => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn
2 vòng tuần hoàn
* Hô hấp :
- Hô hấp bằng phổi
- Phổi có nhiều vách ngăn và có nhiều mao mạch bao quanh
- Sự thông khí nhờ xuất hiện các cơ liên sườn
3. Hệ bài tiết :
- Có thận sau , có khả năng hấp thụ lại nước => nước tiểu đặc, chống mất nước
III. Thần kinh và giác quan (hình 39.4)
- Bộ não :
+ 5 phân
+ Não trước , tiểu não phát triển => liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp
- Giác quan :
+ Tai xuất hiện ống tai ngoài
+ Mắt : Có mí mắt thứ 3 , có mi mắt và tuyến lệ
Kết luận chung
Thằn lằn có những đặc điểm phù hợp hoàn toàn với đời sống trên cạn : thở hoàn toàn bằng phổi , sự trao đổi khí nhờ sự co giãn của cơ liên sườn , tim xuất hiện vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Cơ thể giữ n ước nhờ lớp vẩy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước là động vật biến nhiệt. Hệ thần kinh và các giác quan tương đối phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Văn Mên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)