Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hương | Ngày 04/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI LÀM CỦA NHÓM CHÚNG EM
LỚP BÒ SÁT
BÀI 39 :THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
NỘI DUNG BÀI HỌC

I – ĐỜI SỐNG
II – CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

- Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô
ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và
đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu
là sâu bọ Chúng thớ bằng phổi. Trú đông trong các
hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vần còn là
động vật biến nhiệt.
- Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được
thụ tinh trong ống dẫn trứng cùa thằn lằn cái. Thằn
lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo.
Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng. Thằn lằn
mới nở đã biết đi tìm mồi (sự phát triển trực tiếp).
I – ĐỜI SỐNG
Bảng. So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng
II – CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
1. Cấu tạo ngoài
Thằn lằn bóng đuôi dài có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ở trong hốc tai ở hai bên đầu.

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn
Bảng. So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng với thằn lằn
Một số hình ảnh của thằn lằn bóng đuôi dài
2. Di chuyển
Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) vả vuốt sắc cùa chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.


Tại sao lại nói thằn lắn bóng đuôi dài là con vật có ích?
Một số món ăn chế biến từ thằn lằn
Vì sao thằn lằn bóng đuôi dài thích phơi nắng?
Trả lời: Thằn lằn là loại động vật biến nhiệt (máu lạnh) nhiệt độ cơ thể sẽ tùy thuộc vào môi trường nên chúng phơi nắng để làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Trứng thằn lằn có vỏ dai nhiều noãn hoàng có ý nghĩa gì đối với đời sống trên cạn?
Trả lời: Giúp nối dõi nòi giống với tỉ lệ cao,không cần qua nhiều giai đoạn phức tạp như ở động vật lưỡng cư
Bạn hãy cho biết:Khi di chuyển các bộ phận nào của thằn lằn tham gia di chuyển và động lực chính của sự di chuyển đó?







Trả lời:
- Bộ phận tham gia di chuyển là : thân, đuôi, 4 chi.
- Động lực chính : thân và đuôi bò sát đất uốn mình liên tục







Ghi vở
I-Đời sống
-Môi trường sống: trên cạn.
-Đời sống: sống nơi khô ráo, thích phơi nắng,ăn sâu bọ, có tập tính trú đông, là động vật biến nhiệt.
-Sinh sản: thụ tinh trong, đẻ ít trứng, phát triển trực tiếp trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng.
II-Cấu tạo ngoài và di chuyển
1.Cấu tạo ngoài
-Da khô, có vảy sừng bao bọc
-Có cổ dài
-Mắt có mi cử động và tuyến lệ
-Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
-Thân dài, đuôi rất dài
-Chân ngắn, yếu, có vuốt sắc
2.Di chuyển
- Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi làm con vật tiến lên phía trước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)