Bài 39. Bài tiết nước tiểu

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Diêm | Ngày 01/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 39. Bài tiết nước tiểu thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện:
Nguyễn Văn Diêm
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THCS&THPT VÀM ĐÌNH
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
MÔN: SINH HỌC
Bài 39, tiết 42:
BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
A - Kiểm tra bài cũ
1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? Các sản phẩm bài tiết được sinh ra từ đâu?
A – Kiểm tra bài cũ
1. _Bài tiết đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống: nó giúp duy trì tính ổn định của môi trường trong, giúp hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường.
_Các sản phẩm bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại.

2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
A – Kiểm tra bài cũ
2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
2 quả thận: có vỏ, tủy (chứa khoảng 2 triệu đơn vị chức năng), ống góp, bể thận.
2 ống dẫn nước tiểu: dẫn xuống bóng đái.
Bóng đái: dấn xuống ống đái.
Ống đái.
B – Học bài mới
I. Tạo thành nước tiểu:
Gồm 3 quá trình:
+Quá trình lọc máu: diễn ra ở nang cầu thận.
+Quá trình hấp thụ lại: diễn ra ở ống thận.
+Quá trình bài tiết tiếp: diễn ra ở ống thận.
I. Tạo thành nước tiểu:
*Quá trình lọc máu:
_Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40Å.
_Sự chênh lệch áp suất (trong máu nhiều loại chất, trong nang cầu thận ít chất hơn) tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc.

I – Tạo thành nước tiểu:
*Quá trình hấp thụ lại:
_Có sử dụng năng lượng ATP (adenosin triphosphat: giải phóng từ các hợp chất hữu cơ).
_Các chất được hấp thụ lại:
+Các chất dinh dưỡng.
+H2O.
+Các ion còn cần thiết: Na*, Cl¯…

I – Tạo thành nước tiểu:
*Quá trình bài tiết tiếp:
_Có sử dụng năng lượng ATP.
_Các chất được bài tiết tiếp:
+Các chất cặn bã: axit uric, creatin…
+Các chất thuốc.
+Các ion thừa: H+, K+…
I. Tạo thành nước tiểu:
_ Trong nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein như ở trong máu (do 2 loại tế bào này kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu).
_Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

II. Thải nước tiểu:
_Nước tiểu chính thức => bể thận => ống dẫn nước tiếu => bóng đái => ống đái => ra MT ngoài.
_Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 vòng cơ bịt chặt: đó là cơ vân hoạt động theo ý muốn.
_Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau là do đâu?
II. Thải nước tiêu:
_Sự khác nhau là do:
+Máu tuần hoàn liên tục qua thận để lọc và tạo thành nước tiểu (ko theo ý muốn).
+Nước tiểu chính thức được tích trữ tại bóng đái. Khi lên tới 200ml sẽ đủ áp lực để gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp của bóng đái và cơ bụng) => thì nước tiểu mới thoát ra ngoài.
_Tại sao ta không nên nhịn tiểu lâu?
II – Thải nước tiểu:
_Không nên nhịn tiểu lâu vì:
+Tránh làm cho nước tiểu chứa các chất độc hại ứ đọng lâu trong cơ thể.
+Giúp hoạt động lọc máu và tạo thành nước tiểu diễn ra bình thường.
+Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
Bài 39: Bài tiết nước tiểu:
*Ghi nhớ: SGK/127: Sơ đồ tư duy:
Bài tiết
nước tiểu
Tạo thành
nước tiểu
Quá trình lọc máu
=> nước tiểu đầu
Quá trình
hấp thụ lại
=> Các chất cần thiết
Quá trình
bài tiết tiếp
Thải nước tiểu
Nước tiểu
chính thức
Bể thận
Ống dẫn
nước tiểu
Bóng đái
MT ngoài
(nhờ hoạt động của
cơ vòng ống đái,
cơ bóng đái và cơ bụng)
III. Câu hỏi và bài tập:
1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?

2.Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

3. Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như như thế nào?
III. Câu hỏi và bài tập:
1. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc ở màng lọc => các chất độc hại và một số chất dinh dưỡng tạo thành nước tiểu đầu => chảy qua ống thận => các chất được hấp thụ lại vào máu => máu được bài tiết tiếp => lại đổ vào ống thận => tạo thành nước tiểu chính thức.
2. Thực chất quá trình tạo nước tiểu là quá trình lọc máu và thải loại các chất độc hại, chất dư thừa từ cơ thể ra MT ngoài.
III. Câu hỏi và bài tập:
3. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái. Khi lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
C – Em có biết?
Thận nhân tạo – Vị cứu tinh của những bệnh nhân suy thận
_Bệnh nhân suy thận có thể bị chất sau vài ngày do nhiễm độc những chất thải của chính cơ thể mình.
_Hiện nay, họ có thể cứu sống được nếu cấp cứu kịp thời với sự hỗ trợ của thận nhân tạo.

C – Em có biết?
_Thận nhân tạo là một máy lọc máu mà phần cơ bản quan trọng của nó là lớp màng lọc được con người chế tạo mô phỏng cấu trúc của vách mao mạch cầu thận. Phía trong lớp màng này là máu động mạch của cơ thể với áp lực cao nhờ sự hỗ trợ cúa máy bơm. Phía ngoài màng là dung dịch nhân tạo được pha chế giống hệt huyết tương, chỉ khác là không có chất thải. Chênh lệc nồng độ giữa chúng giúp các chất thải trong máu khuếch tán sang dung dịch và máu được lọc sạch lại qua tĩnh mạch và cơ thể.
C – Em có biết?
_Cuối những năm 30, khi chứng kiến một thanh niên chết mòn vì bệnh thận, một nhà vật lý người Hà Lan đã quyết tâm xây dựng hệ thống có thể hoạt động thay thế thận. Dù phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn của Thế chiến thứ nhất và thứ hai, Tiến sỹ Willem Kolff vẫn kiên trì với nghiên cứu của mình. Đến năm 1943, ông cho ra đời một bộ thận nhân tạo, giúp lọc độc tố trong máu. Nó trở thành sản phẩm chuẩn mực trong suốt một thập kỷ trước khi được nâng cấp lên những phiên bản thế hệ mới (như trong bức ảnh trên). Tuy mục đích ban đầu của Kolff chỉ là hỗ trợ hoạt động của thận, hệ thống này được coi là một trong những phát minh lỗi lạc nhất của lịch sử y tế hiện đại.
C - Em có biết?
_Độ co duỗi của bàng quang có giới hạn nhất định. Khi nước tiểu tích trữ đến một lượng nào đó, vách bàng quang bị áp lực của nước tiểu kích thích, nhất là tác dụng điều tiết của đại não, ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu. Lúc đó đại não ra lệnh cho van niệu đạo co lại, khiến miệng niệu đạo càng bóp chặt hơn. Khi đi tiểu, đại não ra lệnh cho các cơ của bàng quang co bóp mạnh khiến cơ của niệu đạo chùng ra, van được mở, lúc đó cơ bụng cũng phối hợp co bóp, nước tiểu trong bàng quang được tiết ra ngoài.
Bài 39: Bài tiết nước tiểu
_Học thuộc bài và phần ghi nhớ.
_Làm bài tập trong vở bài tập.
_Đọc và nghiên cứu trước bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Diêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)