Bài 35. Ôn tập học kì I

Chia sẻ bởi Huỳnh Duy Cường | Ngày 01/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Ôn tập học kì I thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Sinh học 8
Tiết 31: BÀI TẬP HỌC KỲ I
Đặc điểm nào của hệ cơ thể hiện con người tiến hoá hơn các động vật có vú khác?
Cơ nét mặt và cơ quay cổ giúp đầu hoạt động linh hoạt và có thể biệu hiện tình cảm qua biểu hiện nét mặt.
Cơ liên sườn giúp nâng và hạ lồng ngực khi hô hấp.
Cơ chi trên rất phát triển làm cánh tay cử động linh hoạt; cơ chi trên có các nhóm cơ giúp co duỗi cánh tay và cử động bàn tay.
Cơ bàn tay có cơ lồi cái giúp ngón cái đối diện với các ngón khác.
Cơ mông rất phát triển, nối đùi và thân và giúp cử động đùi; cơ chi dưới có các nhóm cơ giúp co duỗi, xoay chân và cử động bàn, ngón chân.
Cơ tứ đầu đùi giúp đầu gối không gập về trước.
Miễn dịch là gì? Phân biệt các loại miễn dịch?
Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó dù sống trong môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
Các loại miễn dịch:
Miễn dịch tự nhiên là khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ cơ thể có sẵn những chất kháng độc đặc biệt khi sinh ra.
Miễn dịch tập nhiễm là khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ chất kháng độc được tạo ra khi cơ thể mắc bệnh một lần và khỏi.
Miễn dịch nhân tạo là khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ việc tiêm chủng phòng bệnh.
Trình bày các nhóm máu ở người? Vẽ sơ đồ và rút ra nguyên tắc truyền máu.
Khi nghiên cứu máu người ta phát hiện ra các yếu tố khác nhau:
Trên màng hồng cầu có hai yếu tố gọi là kháng nguyên A và B.
Trong huyết tương có hai yếu tố gọi là kháng thể và
Không phải bất cứ người nào cũng có đủ 4 yếu tố nói trên mà được phân chia ra làm 4 nhóm máu khác nhau là nhóm máu O, nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB
Nhóm O: trên màng hồng cầu không có kháng nguyên A và B, trong huyết tương có cả hai kháng thể và .
Nhóm A: trên màng hồng cầu có A, trong huyết tương không có chỉ có .
Nhóm B: trên màng hồng cầu có B, trong huyết tương không có chỉ có .
Nhóm máu AB: trên màng hồng cầu có cả A và B, trong huyết tương không có và .
Kháng thể luôn gây kết dính với kháng nguyên A,
Kháng thể luôn gây kết dính với kháng nguyên B.
do đó để thực hiện truyền máu người ta phải tuân thủ theo sơ đồ: (SGK)
Huyết áp là gì? Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
Hiện tượng máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim co bóp tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp.
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra; ở phần tĩnh mạch mà máu phải vận chuyển ngược chiều trọng lực về tim còn được sự hỗ trợ đặc biệt của các van giúp máu không bị chảy ngược.
Tiêu hoá ở khoang miệng
Tiêu hoá ở dạ dày
Tiêu hoá ở ruột non
Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy.
Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và acid clohyđric.
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra ngoài môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
Hệ bài tiết giúp thải các chất cạn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Nêu các đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của phổi? Điều gì sẽ xảy ra khi các lông rung của các tế bào niêm mạc khí quản và phế quản bị khói thuốc lá làm hỏng?
Phổi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm hai lớp có dịch nhày, trơn làm giảm ma sát với lồng ngực khi hô hấp.
Đơn vị cấu tạo chức năng của phổi là phế nang. Số lượng phế nang rất lớn (700 - 800 triệu) làm tăng bề mặt trao đổi khí.
Thành phế nang rất mỏng được hệ thống mao mạch máu phân bố dày đặc tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí giữa phế nang vào máu thuận lợi.
Nếu lớp lông rung của các tế bào niêm mạc khí quản và phế quản bị khói thuốc là làm hỏng thì các hạt bụi nhỏ sẽ đi thẳng vào phổi vì các lớp lông rung này có nhiệm vụ giữ lại và quét các hạt bụi nhỏ ra khỏi đường hô hấp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Duy Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)