Bài 35. Ôn tập học kì I

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 01/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Ôn tập học kì I thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:




NĂM HỌC 2014- 2015
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
SINH HỌC 8

BÀI 35
ÔN TẬP HỌC KỲ I
NỘI DUNG:
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
II- CÂU HỎI ÔN TẬP SGK

III- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

I. Hệ thống hóa kiến thức:
Thảo luận nhóm – hoàn thành phiếu học tập.
Nhóm 1: Bảng 35.1 SGK/111
Nhóm 2: Bảng 35.2 & 35.3 SGK/111
Nhóm 3: Bảng 35.4 SGK/111
Nhóm 4: Bảng 35.5 & 35.6 SGK/112.
Bảng 35.1
Khái quát về cơ thể người
Bảng 35.1 Khái quát về cơ thể người
Bảng 35.2
Sự vận động cơ thể
Bảng 35.2 Sự vận động của cơ thể
Bảng 35.3:
Tuần hoàn
Bảng 35.3: Tuần hoàn
Bảng 35.4
Hô hấp
Bảng 35.4 Hô hấp
Bảng 35.5
Tiêu hóa
Bảng 35.5
Tiêu hóa
Bảng 35.6
Trao đổi chất và
chuyển hóa
Bảng 35.6 Trao đổi chất và chuyển hóa
II. Câu hỏi ôn tập SGK
Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
Trình bày mối quan hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Câu 1:
a,Tế bào là đơn vị cấu trúc:
Mọi cơ quan của cơ thể người đều cấu tạo từ tế bào.
VD: TB xương, TB cơ, TB biểu bì vách mạch máu, TB tuyến...
b,Tế bào là đơn vị chức năng:
Các TB tham gia vào hoạt động chức năng của cơ quan.
VD: + Hoạt động các tơ cơ trong TB giúp bắp cơ co, giãn
+ Các TB cơ tim co, giãn giúp tim co bóp
+ Các TB tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.

Câu 2
Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học:
Hệ vận động
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ tiêu hóa
Hệ bài tiết
Câu 3
Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
Mang oxi từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến các TB.
Mang các sản phẩm thải từ các TB đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các TB.
III. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1: Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Câu 2: Khái niệm mỏi cơ? Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. nêu các biện pháp chống mỏi cơ
Câu 3: Nêu những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân?
Câu 4: Nêu thành phần của máu, trình bày chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Câu 5: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu 6: Tim có cấu tạo như thế nào ? vì sao tim làm việc suốt đời không mệt mỏi ?
Câu 7: Phân tích các nhân gây hại cho hệ tim mạch ? Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch ?
Câu 8: Trồng nhiều cây xanh có tác dụng gì? Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 9 : Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào ?
Câu 10: Hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào?
Câu 11 : Ở dạ dày thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học? Vì sao dạ dày không bị phân hủy bởi dịch vị?
Câu 12 : Trình bày sự tiêu hóa ở ruột non.
Câu 13 :Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
Câu 14: Quá trình tiêu hóa thức ăn gồm các hoạt động nào? Trình bày vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.
Câu 15: Vai trò của gan và ruột già trong quá trình tiêu hóa:
Câu 16: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
Phần trắc nghiệm: 3 điểm
Các em chú ý ôn các bài: 13,14,15, 20,21,22,25,27,28

Hoàn thiện lại các bảng từ 35.1 đến 35.6 SGK vào vở.
Trả lời các câu hỏi tự luận theo hướng dẫn kết hợp Ôn tập lại các câu hỏi cuối mỗi bài chuẩn bị thi học kì I.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)