Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Chia sẻ bởi Trần Hoan | Ngày 27/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ

Dòng điện xoay chiều là dòng điện như thế nào?
Nêu các tác dụng của dòng điện 1 chiều?

Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
I. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
C1. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.
Bóng đèn dây tóc phát sáng
Bóng đèn bút thử điện phát sáng
Cuộn dây hút đinh sắt
Tác dụng nhiệt, tác dụng quang
Tác dụng quang
Tác dụng từ
Bảng ghi kết quả thí nghiệm (C1)
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
II. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Thí nghiệm
Quan sát H35.2 và H35.3 sgk cho biết dụng cụ thí nghiệm gồm những gì ?
*Dụng cụ gồm :
Nam châm điện
Nguồn điện xoay chiều
Nam châm vĩnh cửu
Công tắc
Nguồn điện một chiều
Dây dẫn
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
Bảng ghi kết quả thí nghiệm (C2)
Khi đổi chiều của dòng điện thì chiều của lực từ cũng đổi chiều.
Hút / Đẩy ( Đẩy/Hút)
Hút, đẩy liên tục
Chiều của lực từ cũng thay đổi liên tục.
Qua thí nghiệm rút ra được kết luận gì ?
2. Kết luận.
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
III. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Quan sát giáo viên làm thí nghiệm
2. Kết luận.
- Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế xoay chiều, có ký hiệu là AC (hay~) - Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
LƯU Ý :
- Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều.
- Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
K
Trong cuộn dây B có dòng điện cảm ứng, vì dòng điện xoay chiều qua cuộn dây A sinh ra từ trường biến thiên, do đó các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến thiên.
A
B
˜
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
C4.
GHI NHỚ
Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ
Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều
Dùng Ampe kế hoặc Vônkế xoay chiều có ký hiệu AC ( hay ~) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc Ampe kế và Vônkế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc nội dung ghi nhớ SGK trang 97
- Xem lại các câu trả lời từ câu C1 đến câu C4
- Làm lại bài tập 35.1 đến 35.5 trang 43,44 SBT
Chúc các em học giỏi
BÀI TẬP
Bài 1. Người ta khuyến cáo không nên để nam châm gần bóng đèn dây tóc đang hoạt động với dòng điện xoay chiều. Tại sao ?
Trả lời. Dòng điện xoay chiều đổi chiều đổi chiều liên tục khiến dây tóc bị rung, rất dễ hỏng.
Tiết 40. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
Bài 2. Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Bắc – Nam của kim nam châm. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua dây dẫn? Giải thích hiện tượng.
Trả lời. Khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua dây dẫn, về nguyên tắc lực tác dụng lên mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều. Tuy nhiên trên thực tế do dòng điện ở lưới điện quốc gia có tần số lớn nên sự đổi chiều diễn ra rất nhanh và do nam châm có quán tính nên kim nam châm không kịp quay mà đứng yên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoan
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)